Quan hệ với Trung Quốc ảnh hưởng bang giao Việt-Mỹ như thế nào?
Sau nhiều năm tháng nỗ lực với các chuyến ngoại giao con thoi của giới chức đối ngoại Việt Nam và Hoa Kỳ, cuối cùng, ngày 28 Tháng Tám 2023, Tòa Bạch Ốc công bố tin, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ công du Việt Nam ngày 10 Tháng Chín, gặp các lãnh đạo hàng đầu Hà Nội để bàn một loạt vấn đề chỉ trong một ngày (Joe Biden sẽ rời Hà Nội ngày 11 Tháng Chín 2023). Đây cũng là lần đầu tiên ông Joe Biden thăm Hà Nội trong tư cách Tổng thống Hoa Kỳ.ảnh: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong chuyến công du Hà Nội ngày 15 Tháng Tư 2023 (VNE)
Thông cáo Tòa Bạch Ốc nêu rõ, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ gặp Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và những vị lãnh đạo khác của Việt Nam. Và Tổng thống Hoa Kỳ và các lãnh đạo Việt Nam sẽ bàn thảo việc tăng cường mối quan hệ song phương cũng như thúc đẩy hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam. Có khả năng cao Mỹ sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược “phiên bản nâng cấp” với Việt Nam.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Hà Nội xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung; khi Trung Quốc tiếp tục gia tăng hành động lấn áp các quốc gia Đông Nam Á có chủ quyền liên quan đến hồ sơ Biển Đông. Đối với ban lãnh đạo Hà Nội, đây là một sự kiện dù rất mong mỏi, song là điều hết sức nhạy cảm bởi sự ràng buộc quan hệ với Trung Quốc, giữa hai quốc gia có cùng ý thức hệ cộng sản, khiến họ vô cùng lúng túng.
Trước chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Biden đưa ra các tuyên bố rất tự tin và đượm màu khiêu khích Trung Cộng. Ông nói: “Tôi không nói đùa đâu nhé, chúng ta đã có Philippines và sắp tới đây sẽ có thêm cả Việt Nam lẫn Campuchia cũng đang muốn trở thành một phần trong sự kết nối với chúng ta.”
Như thế thì làm sao Trung Cộng không lồng lộn lên cho được. Cách đây ít ngày, trong chuyến thăm và làm việc tại Vân Nam, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Việt Nam Lê Minh Khái đã được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo “không được xa rời ý thức hệ” khi đề cập tới “các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao Trung-Việt thời gian sắp tới”.
Phải chăng đó là sự nhắc nhở lại với ban lãnh đạo Hà Nội về những cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 31 Tháng Mười 2022, nhân dịp Tập Cận Bình tái đắc cử chức Chủ tịch lần thứ ba, sau Đại hội 20 đảng cộng sản Trung Quốc. Hôm đó, Tập Chủ tịch cũng dằn mặt Tổng Bí thư Trọng, “không được để cho phương Tây xen vào mối quan hệ của chúng ta”.
Việc Hà Nội và Washington nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức “Đối tác chiến lược” là điều gần như chắc chắn. Song câu hỏi “Liệu Việt Nam có thể nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên mức cao hơn, là đối tác chiến lược toàn diện hay không?” vẫn được nhiều người quan tâm.
Thông cáo Tòa Bạch Ốc nêu rõ, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ gặp Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và những vị lãnh đạo khác của Việt Nam. Và Tổng thống Hoa Kỳ và các lãnh đạo Việt Nam sẽ bàn thảo việc tăng cường mối quan hệ song phương cũng như thúc đẩy hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam. Có khả năng cao Mỹ sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược “phiên bản nâng cấp” với Việt Nam.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Hà Nội xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung; khi Trung Quốc tiếp tục gia tăng hành động lấn áp các quốc gia Đông Nam Á có chủ quyền liên quan đến hồ sơ Biển Đông. Đối với ban lãnh đạo Hà Nội, đây là một sự kiện dù rất mong mỏi, song là điều hết sức nhạy cảm bởi sự ràng buộc quan hệ với Trung Quốc, giữa hai quốc gia có cùng ý thức hệ cộng sản, khiến họ vô cùng lúng túng.
Trước chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Biden đưa ra các tuyên bố rất tự tin và đượm màu khiêu khích Trung Cộng. Ông nói: “Tôi không nói đùa đâu nhé, chúng ta đã có Philippines và sắp tới đây sẽ có thêm cả Việt Nam lẫn Campuchia cũng đang muốn trở thành một phần trong sự kết nối với chúng ta.”
Như thế thì làm sao Trung Cộng không lồng lộn lên cho được. Cách đây ít ngày, trong chuyến thăm và làm việc tại Vân Nam, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Việt Nam Lê Minh Khái đã được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo “không được xa rời ý thức hệ” khi đề cập tới “các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao Trung-Việt thời gian sắp tới”.
Phải chăng đó là sự nhắc nhở lại với ban lãnh đạo Hà Nội về những cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 31 Tháng Mười 2022, nhân dịp Tập Cận Bình tái đắc cử chức Chủ tịch lần thứ ba, sau Đại hội 20 đảng cộng sản Trung Quốc. Hôm đó, Tập Chủ tịch cũng dằn mặt Tổng Bí thư Trọng, “không được để cho phương Tây xen vào mối quan hệ của chúng ta”.
Việc Hà Nội và Washington nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức “Đối tác chiến lược” là điều gần như chắc chắn. Song câu hỏi “Liệu Việt Nam có thể nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên mức cao hơn, là đối tác chiến lược toàn diện hay không?” vẫn được nhiều người quan tâm.
Đây là mức quan hệ cao nhất, nếu đạt được sẽ đưa mối quan hệ Việt-Mỹ lên ngang tầm với mối quan hệ của Hà Nội với Moscow và Bắc kinh hiện nay. Song nó sẽ là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, có thể chọc giận Nga và Trung Cộng. Đó là lý do, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ ông Hà Kim Ngọc từng vấn an rằng, “bản chất quan hệ Việt–Mỹ đã ở mức chiến lược. Sau vài năm tăng cường hợp tác thì quan hệ giữa hai nước có thể nói là đã lên đến mức đối tác chiến lược toàn diện”.
Việc ông Biden bày tỏ khả năng vượt cấp, nâng quan hệ Mỹ-Việt lên hẳn “Đối tác chiến lược toàn diện” ngang tầm với Trung Cộng và Nga khiến Hà Nội lo lắng là điều dễ hiểu. Và hơn thế nữa, việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa Hà Nội và Washington theo giới quan sát đánh giá có thể sẽ là “một thắng lợi mới trong chiến dịch củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương”, điều đó sẽ khiến cả Trung Cộng và Nga càng không hài lòng với Việt Nam.
Theo Reuters, một số ý kiến cho rằng, Bắc Kinh coi sự nâng cấp quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ vào thời điểm hiện nay là sự chống đối có chủ ý từ Hà Nội, nhất là vào thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều mặt; và Bắc Kinh có thể có những phản ứng ở mức độ cao.
Đó là lý do ngày 25 Tháng Tám, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bất ngờ “thăm và làm việc” tại Lạng Sơn, để trồng cây lưu niệm tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. Cùng đi “trồng cây” với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; các Bí thư Trung ương Đảng, các Ủy viên Trung ương Đảng v.v… Và đặc biệt có sự tháp tùng của Đại sứ Trung quốc tại Hà Nội Hùng Ba.
Dường như chưa đủ, vẫn sợ “bạn vàng phương Bắc” phật lòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam chiều ngày 28 Tháng Tám đã họp báo đưa tin về sự kiện “Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt-Trung” lần thứ tám diễn ra từ ngày 7 đến ngày 8 Tháng Chín sắp tới. Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, hoạt động “Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt-Trung” lần thứ tám được thực hiện nhằm tiếp tục “đẩy mạnh” và làm “sâu sắc hơn nữa” mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang của Việt Nam sẽ hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc nhân giao lưu lần này.
Quan điểm đối ngoại của Việt Nam là làm bạn với các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc… là điều phù hợp với xu hướng toàn cầu. Song mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia khác phải đặt trên nền tảng của sự bình đẳng, tôn trọng sự độc lập, chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Không thể chấp nhận các biểu hiện nước lớn, lấn át theo lối hành xử trịch thượng của lãnh đạo Bắc Kinh. Cụ thể là, khi trao đổi với các lãnh đạo đồng cấp Việt Nam, họ thường sử dụng các mệnh lệnh như “Trung Quốc yêu cầu…”; “Việt Nam phải…”; hay “Việt Nam không được…”
..........
Nguồn: Trên mạng
Việc ông Biden bày tỏ khả năng vượt cấp, nâng quan hệ Mỹ-Việt lên hẳn “Đối tác chiến lược toàn diện” ngang tầm với Trung Cộng và Nga khiến Hà Nội lo lắng là điều dễ hiểu. Và hơn thế nữa, việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa Hà Nội và Washington theo giới quan sát đánh giá có thể sẽ là “một thắng lợi mới trong chiến dịch củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương”, điều đó sẽ khiến cả Trung Cộng và Nga càng không hài lòng với Việt Nam.
Theo Reuters, một số ý kiến cho rằng, Bắc Kinh coi sự nâng cấp quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ vào thời điểm hiện nay là sự chống đối có chủ ý từ Hà Nội, nhất là vào thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều mặt; và Bắc Kinh có thể có những phản ứng ở mức độ cao.
Đó là lý do ngày 25 Tháng Tám, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bất ngờ “thăm và làm việc” tại Lạng Sơn, để trồng cây lưu niệm tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. Cùng đi “trồng cây” với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; các Bí thư Trung ương Đảng, các Ủy viên Trung ương Đảng v.v… Và đặc biệt có sự tháp tùng của Đại sứ Trung quốc tại Hà Nội Hùng Ba.
Dường như chưa đủ, vẫn sợ “bạn vàng phương Bắc” phật lòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam chiều ngày 28 Tháng Tám đã họp báo đưa tin về sự kiện “Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt-Trung” lần thứ tám diễn ra từ ngày 7 đến ngày 8 Tháng Chín sắp tới. Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, hoạt động “Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt-Trung” lần thứ tám được thực hiện nhằm tiếp tục “đẩy mạnh” và làm “sâu sắc hơn nữa” mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang của Việt Nam sẽ hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc nhân giao lưu lần này.
Quan điểm đối ngoại của Việt Nam là làm bạn với các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc… là điều phù hợp với xu hướng toàn cầu. Song mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia khác phải đặt trên nền tảng của sự bình đẳng, tôn trọng sự độc lập, chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Không thể chấp nhận các biểu hiện nước lớn, lấn át theo lối hành xử trịch thượng của lãnh đạo Bắc Kinh. Cụ thể là, khi trao đổi với các lãnh đạo đồng cấp Việt Nam, họ thường sử dụng các mệnh lệnh như “Trung Quốc yêu cầu…”; “Việt Nam phải…”; hay “Việt Nam không được…”
..........
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét