Sự thật đằng sau "Bông hồng cài áo”
Lễ Vu lan, còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Việt Nam, Trung Hoa. Xuất phát từ sự tích về Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục của người Việt Nam. Năm nay lễ Vu lan vào ngày 30/8 tức hôm qua. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Theo quan niệm của dân gian thì ngày rằm tháng Bảy âm lịch Diêm Vương cho các âm hồn lên dương trần hưởng lộc. Theo đó mọi gia đình làm cỗ cúng gia tiên những người đã khuất, thậm chí còn đốt cả vàng mã. Ngoài ra còn có lễ vật cúng cho cô hồn lang thang, vất vưởng, không người hương khói. Lễ vật này thường là món ăn thông thường như cơm, cháo, bỏng gạo, xôi, chè kho, bánh đa, hoa quả hay gạo muối...
Ngày nay, các gia đình có người mới mất có thể làm cỗ chay, đồ chay trong ngày này. Hình thức cho âm hồn hưởng lộc có nhiều cách như đổ cơm, cháo vào các lá cây, vườn..., rắc gạo, muối ra sân, ngõ... để các vong hồn cô đơn hay già yếu dễ hưởng thụ. Những lễ vật khi cúng xong có thể chia tán cho trẻ nhỏ để lấy may, lấy phước.
Vào (tháng 7 âm lịch), người Việt Nam, người Trung Quốc theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. Ở Việt Nam, tháng 7 âm lịch cũng bị nhiều coi là thời gian xui xẻo nhất trong năm và phải kiêng kỵ nhiều thứ. Có ý kiến cho rằng quan niệm này không có trong phong tục của người Việt.
Vào (tháng 7 âm lịch), người Việt Nam, người Trung Quốc theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. Ở Việt Nam, tháng 7 âm lịch cũng bị nhiều coi là thời gian xui xẻo nhất trong năm và phải kiêng kỵ nhiều thứ. Có ý kiến cho rằng quan niệm này không có trong phong tục của người Việt.
Vào "tháng cô hồn", nhiều người Việt Nam có những điều kiêng kỵ như không mua sắm, không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không phơi quần áo, không bơi lội… và tùy vùng còn có thêm những kiêng kỵ khác như không khai trương, mở cửa hàng, lập gia đình, xây nhà,... Nhiều người còn kiêng cữ và ăn chay trong tháng 7 nên các hàng quán bán thức ăn mặn và rượu bia (như tại Thành phố Hồ Chí Minh) buôn bán ế ẩm và thường đóng cửa sớm.
Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức "Bông hồng cài áo", là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962. Một số địa phương có tục lệ riêng như ở Quy Nhơn thì dân chúng xếp thuyền giấy rồi thả ra biển để tưởng nhớ những ai ra khơi rồi mất tích như hồi thập niên 1980-90 với nạn thuyền nhân vượt biên.
Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức "Bông hồng cài áo", là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962. Một số địa phương có tục lệ riêng như ở Quy Nhơn thì dân chúng xếp thuyền giấy rồi thả ra biển để tưởng nhớ những ai ra khơi rồi mất tích như hồi thập niên 1980-90 với nạn thuyền nhân vượt biên.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi Nhật , nhân mùa Vu Lan được cài cho 1 bông cẩm chướng trắng, ông hỏi thăm mới biết đó là tục cài hoa màu đỏ cho ai còn mẹ, cài hoa màu trắng cho ai mất mẹ, để tưởng nhớ mẹ. Sau đó khi đi Mỹ du học, ông viết "Bông hồng cài áo" lồng vào tập tục trên, ông gửi bài viết này cho đệ tử của ông. Các đệ tử bèn chép ra nhiều trăm bản kèm theo cành hoa hồng gửi đi cho bạn bè người quen, rồi đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ thành nhạc. Các chùa cho in bài viết này và phổ biến việc cài hoa. Cứ thế dần dần trở thành 1 tập tục trong các kỳ lễ Vu Lan, mà thật ra chẳng ai biết nguồn gốc của nó là từ đâu.
Sự thật tục cài hoa cho mẹ này là từ Mỹ, do bà Anna Jarvis đặt ra đầu tiên, từ năm 1907.
Bà Anna Jarvis rất thương mẹ nhưng không may mẹ bà lại mất đột ngột đúng lúc 2 mẹ con đang có chuyện bất đồng, đang giận nhau nên không nói chuyện. Điều này làm bà Anna Jarvis ray rứt, ân hận mãi.
Năm 1907, bà Anna Jarvis gửi 500 đóa hoa cẩm chướng trắng cho tất cả các bà mẹ trong nhà thờ của mình, và nhắc nhở mọi người rằng hãy trân quý mẹ của mình khi Người còn sống, đừng như bản thân bà, cãi nhau, giận dỗi với mẹ, để rồi sau khi mẹ mất mới hối hận.
Bà chọn hoa cẩm chướng trắng vì đó là hoa mà mẹ bà thích nhất. Lúc đó không có phân biệt hoa đỏ, hoa trắng gì cả !
Sau đó bà Anna Jarvis cố gắng vận động chính quyền lẫn nhà thờ và bạn bè quen biết, để tổ chức 1 ngày Mother's Day, Ngày cho Mẹ. 1 năm sau, năm 1908, ông John Wanamaker, một chủ tiệm hoa, tham gia chương trình vận động của bà, tình nguyện tặng miễn phí hàng ngàn đóa hoa cẩm chướng trắng cho mỗi năm khi bà Jarvis tổ chức ngày lễ Mẹ tại nhà thờ.
Đến năm 1914, Tổng thống Mỹ là ông Wilson ra quyết nghị chính thức nhìn nhận Ngày Lễ Mẹ, để vinh danh tất cả các bà mẹ, còn sống hay đã chết .
Từ đó trở đi, mỗi năm hàng triệu người Mỹ tổ chức Ngày Lễ Mẹ và cài hoa cẩm chướng trắng. Nhưng vì nhiều người mua quá không đủ hoa trắng cung cấp, nên các chủ tiệm hoa "tự chế " thêm: "hoa trắng là cho ai mất mẹ và hoa đỏ là cho ai còn mẹ" , để có thể đáp ứng đủ nhu cầu và bán được thêm hoa, và thế là chuyện "hoa trắng hoa đỏ" ra đời !
Tục lệ này lan truyền khắp nước Mỹ, rồi lan sang Nhật, cuối cùng lưu truyền vào Việt Nam.
Nhưng chính tại Mỹ, thì bà Anna Jarvis vào những năm cuối đời lại rất phẫn nộ và thất vọng vì chuyện này, vì bà nói ngày này đã bị kinh doanh hóa, biến thành cơ hội để các tiệm bán hoa kiếm lời. Từ hoa cẩm chướng trắng của mẹ bà, nhảy qua hoa trắng hoa đỏ, để có đủ hoa mà bán, rồi lại từ cẩm chướng nhảy qua các loại hoa khác, cũng chỉ để bán được nhiều hoa nhiều tiền, mất hết ý nghĩa ban đầu !
Sự thật tục cài hoa cho mẹ này là từ Mỹ, do bà Anna Jarvis đặt ra đầu tiên, từ năm 1907.
Bà Anna Jarvis rất thương mẹ nhưng không may mẹ bà lại mất đột ngột đúng lúc 2 mẹ con đang có chuyện bất đồng, đang giận nhau nên không nói chuyện. Điều này làm bà Anna Jarvis ray rứt, ân hận mãi.
Năm 1907, bà Anna Jarvis gửi 500 đóa hoa cẩm chướng trắng cho tất cả các bà mẹ trong nhà thờ của mình, và nhắc nhở mọi người rằng hãy trân quý mẹ của mình khi Người còn sống, đừng như bản thân bà, cãi nhau, giận dỗi với mẹ, để rồi sau khi mẹ mất mới hối hận.
Bà chọn hoa cẩm chướng trắng vì đó là hoa mà mẹ bà thích nhất. Lúc đó không có phân biệt hoa đỏ, hoa trắng gì cả !
Sau đó bà Anna Jarvis cố gắng vận động chính quyền lẫn nhà thờ và bạn bè quen biết, để tổ chức 1 ngày Mother's Day, Ngày cho Mẹ. 1 năm sau, năm 1908, ông John Wanamaker, một chủ tiệm hoa, tham gia chương trình vận động của bà, tình nguyện tặng miễn phí hàng ngàn đóa hoa cẩm chướng trắng cho mỗi năm khi bà Jarvis tổ chức ngày lễ Mẹ tại nhà thờ.
Đến năm 1914, Tổng thống Mỹ là ông Wilson ra quyết nghị chính thức nhìn nhận Ngày Lễ Mẹ, để vinh danh tất cả các bà mẹ, còn sống hay đã chết .
Từ đó trở đi, mỗi năm hàng triệu người Mỹ tổ chức Ngày Lễ Mẹ và cài hoa cẩm chướng trắng. Nhưng vì nhiều người mua quá không đủ hoa trắng cung cấp, nên các chủ tiệm hoa "tự chế " thêm: "hoa trắng là cho ai mất mẹ và hoa đỏ là cho ai còn mẹ" , để có thể đáp ứng đủ nhu cầu và bán được thêm hoa, và thế là chuyện "hoa trắng hoa đỏ" ra đời !
Tục lệ này lan truyền khắp nước Mỹ, rồi lan sang Nhật, cuối cùng lưu truyền vào Việt Nam.
Nhưng chính tại Mỹ, thì bà Anna Jarvis vào những năm cuối đời lại rất phẫn nộ và thất vọng vì chuyện này, vì bà nói ngày này đã bị kinh doanh hóa, biến thành cơ hội để các tiệm bán hoa kiếm lời. Từ hoa cẩm chướng trắng của mẹ bà, nhảy qua hoa trắng hoa đỏ, để có đủ hoa mà bán, rồi lại từ cẩm chướng nhảy qua các loại hoa khác, cũng chỉ để bán được nhiều hoa nhiều tiền, mất hết ý nghĩa ban đầu !
Các chuyên gia tâm lý người Mỹ thì phản đối tục lệ hoa trắng hoa đỏ, vì sự phân biệt này làm cho những người đã mất mẹ phải cảm thấy đau lòng, buồn tủi. Phân biệt con còn mẹ với con mồ côi là không tôn trọng nhân quyền và quyền bình đẳng, nên sau này người Mỹ hầu như đã bỏ đi tập tục này. Hiện nay ở Mỹ dường như không còn ai cài hoa trắng, hoa đỏ vào ngày lễ Mẹ nữa.
Riêng ở VN, có lẽ vì không ai biết nguồn gốc tục lệ này và ý nghĩa thật sự của nó, chỉ thấy là phong trào hay hay nên theo. Riêng ở Làng Mai thì còn cài thêm đóa hoa thứ 2 cho cha, cài bên trên đóa hoa cho mẹ để phân biệt. Trẻ em nào phải cài đến 2 đóa hoa trắng, hẳn sẽ buồn và tủi thân lắm ?
Riêng ở VN, có lẽ vì không ai biết nguồn gốc tục lệ này và ý nghĩa thật sự của nó, chỉ thấy là phong trào hay hay nên theo. Riêng ở Làng Mai thì còn cài thêm đóa hoa thứ 2 cho cha, cài bên trên đóa hoa cho mẹ để phân biệt. Trẻ em nào phải cài đến 2 đóa hoa trắng, hẳn sẽ buồn và tủi thân lắm ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét