Việt Nam chính thức bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS (?)
07.08.2023 - Moskva (Sputnik) - Các nhà lãnh đạo 23 quốc gia chính thức bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor cho biết trong cuộc họp báo. "Chúng tôi nhận được những quan tâm chính thức từ các nhà lãnh đạo 23 quốc gia về việc gia nhập BRICS và thậm chí có nhiều yêu cầu không chính thức hơn về khả năng trở thành thành viên BRICS", Pandor nói trong cuộc họp báo được phát trên YouTube.Trong số 23 quốc gia này, theo Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi, có Algeria, Argentina, Bangladesh, Bahrain, Belarus, Bolivia, Cuba, Egypt, Ethiopia, Honduras, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Kuwait, Morocco, Nigeria, Palestine, Ả Rập Saudi, Senegal, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Venezuela và Việt Nam.
Naledi nói thêm sự quan tâm cao như vậy khẳng định vị thế BRICS với tư cách là tổ chức hàng đầu bảo vệ lợi ích các quốc gia ở Nam bán cầu.
Năm 2022, BRICS tuyên bố sẽ mở rộng số lượng quốc gia thành viên để tổ chức trở nên toàn diện hơn. Hội nghị thượng đỉnh BRICS, diễn ra tại Johannesburg vào ngày 22-24 tháng 8, sẽ có sự tham dự các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, Nga sẽ được đại diện bởi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh thông qua cầu truyền hình.
Xem thêm:
Tầm quan trọng của Khối BRICS về kinh tế và địa chính trị?
Việc mở rộng của BRICS làm suy yếu Mỹ và phương tây như thế nào? Vì sao nhiều nước muốn gia nhập BRICS? Kế hoạch mở rộng của khối BRICS đang được báo chí phương tây bàn tán sôi nổi. Nhiều nước đã xin gia nhập khối, điều này khẳng định ý nghĩa kinh tế và chính trị của nó.
Từ phải sang: Tổng thống Nam Phi, thủ tướng Ấn Độ, tổng thống Brazil, tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2019. Ảnh: Aljazeera
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu bật vai trò của BRICS ở cấp độ toàn cầu, cũng như xem xét các nước muốn gia nhập BRICS và lý do gì thúc đẩy họ làm điều đó?
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo sẽ được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 2023 tại Nam Phi. Hơn 20 nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối. Điều này đã được tuyên bố bởi đại diện của Nam Phi trong BRICS, Anil Suklal.
Kể từ khi thành lập năm 2006, BRICS mới chỉ chào đón thêm một thành viên mới là cộng hòa Nam Phi vào năm 2011.
Năm 2022, Trung Quốc trở thành chủ tịch của BRICS và bắt đầu tích cực hỗ trợ quá trình mở rộng của tổ chức này. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang muốn sử dụng đòn bẩy ngoại giao để chống lại sự bá quyền của các nước phát triển tại Liên Hợp Quốc (LHQ).
Anil Suklal cho biết: “22 nước đã chính thức nộp đơn gia nhập BRICS. Khoảng 22 nước khác đã bày tỏ ‘một cách không chính thức’ mong muốn tham gia khối. Điều này cho thấy sự tin tưởng vào công việc mà BRICS đã thực hiện trong suốt 15 năm tồn tại”.
Trong 22 nước nộp đơn gia nhập BRICS, có 7 quốc gia Ả Rập, 5 trong số đó là các nhà sản xuất dầu mỏ. Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Algeria, Bahrain, Ai Cập và Sudan đã chính thức nộp đơn tham gia BRICS.
Một số quốc gia châu Phi cũng muốn tham gia vào tổ chức này. Nigeria, Senegal, Ethiopia, cộng hòa dân chủ Congo, Comoros và Gabon đã chính thức tuyên bố ý định gia nhập BRICS.
Đơn xin gia nhập BRICS của Iran đang được xem xét. Argentina, Mexico, Nicaragua, Thái Lan, Uruguay, Venezuela, Cuba, Kazakhstan và Indonesia cũng đã thể hiện sự quan tâm đến khối này.
Không chắc chắn rằng, tất cả các ứng cử viên tiềm năng sẽ trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, vì điều này cần có sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên hiện tại.
Ngoài ra còn có các điều kiện quan trọng khác, GDP của các quốc gia thành viên BRICS ít nhất phải đạt 200 tỷ USD. GDP của Nam Phi (nền kinh tế nhỏ nhất trong BRICS) là 419 tỷ USD, trong khi tiêu chí đưa ra vào năm 2021 là 163 tỷ USD.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu bật vai trò của BRICS ở cấp độ toàn cầu, cũng như xem xét các nước muốn gia nhập BRICS và lý do gì thúc đẩy họ làm điều đó?
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo sẽ được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 2023 tại Nam Phi. Hơn 20 nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối. Điều này đã được tuyên bố bởi đại diện của Nam Phi trong BRICS, Anil Suklal.
Kể từ khi thành lập năm 2006, BRICS mới chỉ chào đón thêm một thành viên mới là cộng hòa Nam Phi vào năm 2011.
Năm 2022, Trung Quốc trở thành chủ tịch của BRICS và bắt đầu tích cực hỗ trợ quá trình mở rộng của tổ chức này. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang muốn sử dụng đòn bẩy ngoại giao để chống lại sự bá quyền của các nước phát triển tại Liên Hợp Quốc (LHQ).
Anil Suklal cho biết: “22 nước đã chính thức nộp đơn gia nhập BRICS. Khoảng 22 nước khác đã bày tỏ ‘một cách không chính thức’ mong muốn tham gia khối. Điều này cho thấy sự tin tưởng vào công việc mà BRICS đã thực hiện trong suốt 15 năm tồn tại”.
Trong 22 nước nộp đơn gia nhập BRICS, có 7 quốc gia Ả Rập, 5 trong số đó là các nhà sản xuất dầu mỏ. Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Algeria, Bahrain, Ai Cập và Sudan đã chính thức nộp đơn tham gia BRICS.
Một số quốc gia châu Phi cũng muốn tham gia vào tổ chức này. Nigeria, Senegal, Ethiopia, cộng hòa dân chủ Congo, Comoros và Gabon đã chính thức tuyên bố ý định gia nhập BRICS.
Đơn xin gia nhập BRICS của Iran đang được xem xét. Argentina, Mexico, Nicaragua, Thái Lan, Uruguay, Venezuela, Cuba, Kazakhstan và Indonesia cũng đã thể hiện sự quan tâm đến khối này.
Không chắc chắn rằng, tất cả các ứng cử viên tiềm năng sẽ trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, vì điều này cần có sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên hiện tại.
Ngoài ra còn có các điều kiện quan trọng khác, GDP của các quốc gia thành viên BRICS ít nhất phải đạt 200 tỷ USD. GDP của Nam Phi (nền kinh tế nhỏ nhất trong BRICS) là 419 tỷ USD, trong khi tiêu chí đưa ra vào năm 2021 là 163 tỷ USD.
Tầm quan trọng của BRICS về kinh tế
Sự mở rộng của BRICS sẽ ảnh hưởng đến Hoa Kỳ và đồng minh phương tây của họ, GDP của khối BRICS sẽ nhanh chóng vượt xa G7. Hơn nữa, số lượng các quốc gia muốn tham gia tổ chức quốc tế này tiếp tục tăng lên.
Việc thiết lập quan hệ chính trị của BRICS bắt đầu vào tháng 9 năm 2006, khi đang diễn ra phiên họp thứ 61 của Liên Hợp Quốc tại New York, một cuộc họp bên lề đã được tổ chức giữa các bộ trưởng ngoại giao của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngày thành lập chính thức của BRICS là ngày 16 tháng 6 năm 2009.
Khối này hiện bao gồm 5 nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. BRICS là một trong những khối kinh tế quan trọng nhất trên thế giới, với thành tích kinh tế mạnh mẽ của các thành viên trong những năm gần đây.
Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu về dân số thế giới. Họ chiếm vị trí thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nga có diện tích lớn nhất thế giới. Brazil là nền kinh tế phát triển nhất ở Mỹ Latinh, trong khi Nam Phi là nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Phi.
BRICS đang cố gắng trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự của G7, nhóm chiếm 60% tài sản (của cải) thế giới. BRICS đang có tất cả các công cụ cần thiết cho việc này. Các nước BRICS chiếm khoảng 40% diện tích thế giới. Tổng dân số chiếm 40% dân số thế giới.
Vào năm 2014, Brazil đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 6 tại Fortaleza, trong đó Ngân hàng phát triển Mới (NDB) được thành lập, với số vốn ban đầu 100 tỷ đô la.
NDB có kế hoạch tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng và các chương trình khác nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng bền vững của các nền kinh tế mới nổi. Năm 2022, NDB đã chấp thuận sự gia nhập của Uruguay, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Bangladesh và Ai Cập.
Các nhà lãnh đạo BRICS đã ký “thỏa thuận dự trữ dự phòng” (CRA) và thành lập quỹ dự trữ ngoại hối trị giá 100 tỷ đô la để ‘bảo vệ’ rủi ro khẩn cấp, trong trường hợp có rủi ro thanh khoản của các nước thành viên.
BRICS cũng đang phát triển một loại tiền tệ chung sẽ chấm dứt sự thống trị của đồng đô la trong nền kinh tế toàn cầu. Nga đang hợp tác với các quốc gia BRICS khác để tạo ra một loại tiền tệ dự trữ quốc tế mới, dựa trên rổ tiền tệ của nhóm, tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vào tháng 6 năm 2022.
Ngoài ra, các quốc gia BRICS đang nỗ lực tạo ra một hệ thống thanh toán đa phương tương tự như SWIFT để đảm bảo các thỏa thuận thương mại và loại bỏ khả năng áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sức mạnh chính trị
BRICS đặt mục tiêu trở thành một trong những cực chính trị chính và hưởng lợi từ việc định hình lại trật tự thế giới, sau khi cuộc xung đột ở Ukraina kết thúc.
BRICS hy vọng sẽ tăng cường và đa dạng hóa thành viên của mình, đặc biệt theo xu hướng, hướng tới các khối địa chính trị mới. Điều này giải thích tại sao, lần đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ, BRICS đã mở cửa cho các thành viên mới.
BRICS đang tìm cách làm suy yếu quyền bá chủ của phương tây và chấm dứt hệ thống đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Khối tập trung vào việc cải thiện tình hình kinh tế toàn cầu, cải cách các thể chế tài chính và mở rộng hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Trung Quốc và Nga có quyền phủ quyết trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, điều này làm tăng thêm sức nặng chính trị cho nhóm BRICS mà họ là thành viên, vì không có nghị quyết nào có thể được thông qua mà không có sự chấp thuận của họ.
BRICS không phải là một khối quân sự, đó là một trong những lý do khiến các nước đang phát triển muốn gia nhập tổ chức này. BRICS có ý định đối đầu với phương tây, đứng đầu là Mỹ. Các nước giầu có này đã nhuốm máu người dân vô tội ở nhiều khu vực trên thế giới nên làm các nước đang phát triển lo ngại khi đối đầu.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS (22-24/08/2023) sắp tới tại Johannesburg (Nam Phi) sẽ là một bước ngoặt trong lịch sử của khối. Các thành viên mới sẽ gia nhập hàng ngũ của BRICS. Điều này sẽ làm tăng sự lo ngại của Washington và các đồng minh của họ.
Xem thêm: https://sputniknews.vn/20230807/lanh-dao-23-nuoc-chinh-thuc-bay-to-mong-muon-gia-nhap-brics-24567336.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét