Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Vì sao các nước châu Phi quý nước Nga ?

Vì sao các nước châu Phi quý nước Nga ?
Vì Nga cư xử rất đàng hoàng và hào hiệp tại châu Phi, khác với chiến lược nợ để cột chân các nước châu Phi của Trung Quốc, cũng như ‘áp đặt dân chủ – nhân quyền’ và ‘trộm’ tài nguyên của phương tây. Điện Kremlin không phải là bên khởi xướng một số cuộc đảo chính gần đây ở Tây Phi, điều này cả thế giới đều thừa nhận. Trong trường hợp của Niger, người Mỹ đã thừa nhận rằng, họ không tìm thấy bất kỳ “dấu vết nào của Nga”. 
Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi. Ảnh TASS

Ngày 26 tháng 7 năm 2023 xảy ra cuộc đảo chính ở Niger. Giám đốc Tạp chí Pháp-Nga (Obsrevatoire franco-russe) Arnaud Dubien phân tích chính sách đối ngoại của Nga đối với Lục địa đen – châu Phi.

Le Figaro: Sau khi Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Mali đứng về phía Nga, có ý kiến ​​cho rằng, cuộc đảo chính ở Niger có thể đưa những nước này vào vòng tay của Nga.

Có phải “thuyết domino” đang xảy ra ở châu Phi, tương tự như chúng ta đã từng thấy trong thời “Chiến tranh Lạnh”, giữa Liên Xô và Mỹ, các quốc gia phải lựa chọn phe này hay phe kia?

Arnaud Dubien: Trong những nước như bạn đề cập, còn có thể thêm một quốc gia nữa là Burkina Faso – nước này đã tích cực phát triển quan hệ với Nga kể từ năm 2022.

Moscow tuyên bố, sắp mở lại đại sứ quán ở Ouagadougou (thủ đô của Burkina Faso), nơi đã đóng cửa sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1992.

Trong trường hợp của Niger, người Mỹ đã thừa nhận rằng, họ không tìm thấy bất kỳ “dấu vết nào của Nga”. Các vấn đề to lớn được tạo ra bởi chính sách của các quốc gia khác, và người Nga chính xác là lực lượng bên ngoài ‘không tự thỏa hiệp’ theo bất kỳ cách nào, có thể thực hiện một công việc rất cần thiết nhưng khó khăn ở đó.

Tại Nga, nhiều người – đặc biệt là trên mạng xã hội và trong giới thân cận với Điện Kremlin – tỏ ra hài lòng về sự suy yếu của Pháp và phương tây tại châu Phi.

Nhưng Moscow không quan tâm đến tình hình hỗn loạn hiện nay. Ngược lại, việc đảo chính ở Niger đã chuyển sự chú ý, khỏi thành công của Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ 2 được tổ chức tại St. Petersburg.

Tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ 2, Vladimir Putin đã nói về một “trật tự thế giới đa cực” và cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa thực dân mới”. Có phải tổng thống Nga đang lặp lại chính sách đối ngoại của thời Xô Viết?

Chính sách của Nga ở châu Phi một phần dựa trên di sản của Liên Xô, nhưng không toàn bộ. Từ 2006 – 2007, Nga đang tìm cách nối lại quan hệ đối tác và quan hệ đã tồn tại từ những năm 1960 và 1970.

Và, phải nói rằng, không phải không có thành công. Chính sách ngoại giao của Nga đặc biệt thành công ở Algeria, Angola và Ai Cập – nơi quân đội trở lại nắm quyền vào năm 2013 đã dẫn đến một “cuộc gặp gỡ của những người bạn cũ” đầy ngoạn mục. Nga và Ai Cập dường như đã tìm thấy nhau sau một thời gian dài xa cách.

Sau năm 2014 và sự leo thang căng thẳng với phương tây, Nga bắt đầu chú trọng hơn đến chủ đề “đảm bảo an ninh” trong chính sách châu Phi của mình.

Cho đến năm 2014, “sự trở lại” của Nga đối với châu Phi chủ yếu nhằm mục đích khôi phục các quan hệ kinh tế cũ và thiết lập mối quan hệ mới.

Nhưng khi phương tây, từ đối tác của châu Phi trở thành đối thủ, thì chính sách về châu Phi của Nga thực sự có dấu ấn của “Wagner” – Tập đoàn quân sự tư nhân của Nga, cùng với những tổn thương về quá khứ thuộc địa của châu Phi. Như vậy, Nga đã thành công trong việc gián tiếp làm cho châu Phi chống lại Pháp – kẻ đã từng cướp đất của họ.



Cuộc nổi dậy Wagner vào ngày 23 và 24 tháng 6 năm 2023 vừa qua đã gây ra một số nghi ngờ và thậm chí là lo sợ đối với một số nhà lãnh đạo châu Phi, đặc biệt là ở Mali và Cộng hòa Trung Phi.

Nhưng những nghi ngờ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sự tự tin đã quay trở lại. Bởi vì rõ ràng, các chiến binh Wagner sẽ không rời khỏi châu Phi và Điện Kremlin sẽ không từ bỏ ‘dự án’ giúp đỡ châu Phi trong dịch vụ kinh doanh “an ninh” – đảm bảo an ninh cho châu Phi thông qua Wagner.

Moscow “thu phục trái tim” châu Phi – nhưng nó phụ thuộc vào từng quốc gia cụ thể.

Chúng có thể mang tính thương mại, liên quan đến an ninh (cung cấp vũ khí, đào tạo quân đội) hoặc có thể mang tính chính trị và ngoại giao (đối với nhiều nước châu Phi, “lá bài Nga” khiến người ta có thể cảm thấy nhiều hơn tự do trong tranh chấp với phương tây và Trung Quốc).

Nga cư xử rất đàng hoàng 
 và hào hiệp tại châu Phi, khác với chiến lược nợ để cột chân các nước châu Phi của Trung Quốc, cũng như ‘áp đặt dân chủ – nhân quyền’ và ‘trộm’ tài nguyên của phương tây.

Tuy nhiên, chỉ có một số quốc gia châu Phi đặt cược chính vào Nga và bày tỏ sự sẵn sàng hỗ trợ nước này vô điều kiện, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc (do áp lực từ Mỹ và phương tây). Nhưng ít quốc gia châu Phi sẵn sàng công khai phớt lờ hoặc xung đột với Nga.

Về vấn đề này, sự thất vọng thực sự duy nhất đối với Điện Kremlin là sự vắng mặt của một phái đoàn từ Kenya tại Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi tại St. Petersburg gần đây.

Lợi ích của Nga trong việc thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với các nước châu Phi là gì?

Thứ nhất là uy tín. Nga đang đón tiếp các nhà lãnh đạo của một lục địa đang phát triển và được nhiều nước ưa chuộng (châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Saudi Arabia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác).

Vladimir Putin đang chứng minh một điều: Sự cô lập Nga là ảo tưởng và phản ánh một quan điểm lỗi thời – coi phương tây là trung tâm của thế giới.

Nga cũng bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình, tất nhiên là nhỏ hơn so với các lợi ích của phương tây hoặc Trung Quốc, nhưng chúng đang phát triển. Khối lượng thương mại Nga – châu Phi còn hạn chế, chỉ dưới 18 tỷ đô la vào năm 2022 – được bù đắp một phần bởi sự tham gia của Moscow vào các lĩnh vực thương mại quan trọng nhất: Vũ khí và đảm bảo an ninh.

Nga cũng mong muốn các nước châu Phi không có lập trường thù địch tại Liệp Hợp Quốc, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến Ukraine.

Và trong thời gian tới, Nga sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ chứng minh rằng, họ chưa đạt đến “mức trần khả năng của mình” trên lục địa châu Phi.

Nga sẽ cần đến những dự án lớn: Chỉ những hợp đồng trị giá hàng triệu đô la, chẳng hạn như trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân dụng hoặc sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới có thể nâng cao uy tín của Nga một cách nghiêm túc, giúp nước này “vượt qua rào cản” để được vào nhóm những người chơi nghiêm túc trên thị trường châu Phi.

Tác giả: Mayeul Aldebert

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét