Nhân loại trước ngã ba đường?
10/08/2023 Nhìn lại, cả 3 thách thức đang đặt ra: dịch bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ ứng xử của con người với thiên nhiên và với nhau. Biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra, dịch bệnh cũng đến từ các tác nhân gây bệnh được phóng thích khi con người ảo tưởng về sức mạnh của mình, làm đảo lộn cả hệ sinh thái, hủy hoại môi trường sống của các giống loài khác. Còn chiến tranh, không nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ lòng tham vô tận của con người.
Một trong những thách thức cấp bách mà nhân loại đang phải đối mặt là biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, cực kỳ gay gắt từ đầu năm nay. Trong ảnh: Cánh đồng chết do hạn mặn khốc liệt ở miền Tây. Ảnh: Hữu Khoa
Một trong những thách thức cấp bách mà nhân loại đang phải đối mặt là biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, cực kỳ gay gắt từ đầu năm nay. Trong ảnh: Cánh đồng chết do hạn mặn khốc liệt ở miền Tây. Ảnh: Hữu Khoa
Thập niên 20 của thế kỷ XXI, thiên niên kỷ 2.000, đã khởi đầu bằng một đại họa: đại dịch toàn cầu Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 - đầu năm 2020 từ châu Á lan qua châu Âu, Mỹ, Phi với hàng triệu người chết và nền kinh tế toàn cầu gần như tê liệt vì chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt khúc.
Cho tới bây giờ, khi đại dịch đã qua giai đoạn khẩn cấp, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác quyết đại dịch Covid-19 đến từ tự nhiên hay do con người gây ra. Dù thế nào, nó đã quét qua thế giới như một trong những cơn ác mộng kinh hoàng nhất, nhắc người ta nhớ tới những cơn đại dịch từng ám ảnh nhân loại trong quá khứ như dịch “cái chết đen” ở thế kỷ XIV.
Bước qua năm 2022, đại dịch chưa thực sự kết thúc, nền kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn phục hồi, chưa lấy lại được tất cả những gì đã mất trong thời gian dịch bệnh, thì vào ngày 24.2 nhân loại lại bị chấn động bởi một cuộc chiến tranh nóng nổ ra ngay tại châu Âu, vốn yên bình từ hơn 70 năm qua, tuy là nơi khởi đầu của Thế chiến I và II. Đó là cuộc chiến tranh Nga - Ukraine mà mức độ khốc liệt và tàn phá kinh hoàng khiến hàng triệu người Ukraine phải rời bỏ nhà cửa chạy ra nước ngoài lánh nạn, hàng loạt thành phố, khu dân cư và hạ tầng năng lượng bị phá hủy, số dân thường chết không ngừng tăng lên.
Cuộc chiến này cũng tác động mạnh đến an ninh lương thực toàn cầu khi ngũ cốc, phân bón từ khu vực chiến sự cung ứng cho thị trường thế giới phải khó khăn lắm mới tìm được đường đến với những nơi có nhu cầu, giúp tránh được nạn thiếu đói ở một số quốc gia. (Tuy nhiên mới đây Nga lại tuyên bố rút khỏi “thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen” giữa Ukraine - Nga - Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, khiến giá lương thực trên thế giới dự báo sẽ tăng vọt, do cùng với việc ngũ cốc Ukraine bị phong tỏa thì hiện tượng thời tiết El Nino cũng hoành hành và đã bắt đầu ảnh hưởng đến thu hoạch ngũ cốc từ những khu vực khác trên thế giới).
Cuộc chiến mà lúc đầu ai cũng nghĩ sẽ kết thúc chóng vánh do chỉ nhìn tương quan sức mạnh quân sự - kinh tế - dân số quá chênh lệch giữa đôi bên, giờ đã kéo dài qua năm thứ hai và chưa có dấu hiệu kết thúc sớm. Cuộc chiến đang làm thế giới lo âu và không thể tập trung tâm trí cũng như nguồn lực cho việc đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách khác.
Một trong những thách thức cấp bách mà nhân loại đang phải đối mặt là tình hình biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, cực kỳ gay gắt từ đầu năm nay.
Tháng 6.2023, Việt Nam chỉ trải qua mấy ngày nắng nóng nhất trong lịch sử quan trắc với nhiệt độ ghi nhận được ở một số nơi lên đến 40-410C, nhiều nhà máy thủy điện cạn nước không đủ để chạy các tổ máy phát điện, dường như chưa có ai chết vì nắng nóng nhưng mọi người đã thấy khó thở, nhiều tiếng kêu than đã bật ra. Trong khi thực ra các đợt nắng nóng ở Việt Nam vẫn chưa thấm vào đâu so với những đợt sóng nhiệt ở nhiều nơi khác trên thế giới trong tháng 4-5-6-7 vừa qua.
Tại Ấn Độ, nhiệt độ ở một số nơi tại bang Uttar Pradesh lên tới 470C và tại New Delhi là 400C; tại bang Bihar, ít nhất 44 người chết vì các bệnh do nắng nóng. Trong khi nhiệt độ tại Pakistan lên tới 390C thì tại Trung Quốc, nhiệt độ tại các tỉnh vùng đông bắc lên 400C, riêng tại một thị trấn ở Tân Cương là 52,20C vào ngày 16.7. Tại Bắc Kinh nhiệt độ nhiều ngày liên tiếp lên tới 410C .
Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 4 của Đại học Cambridge cho hay các đợt nắng nóng tại Ấn Độ đang đặt những gánh nặng chưa từng có lên nền nông nghiệp, nền kinh tế và hệ thống y tế của nước này. Những dự báo dài hạn cho thấy các đợt nắng nóng sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng (khả năng sống sót) của con người khỏe mạnh bình thường vào năm 2050. Chúng sẽ tác động đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và chất lượng sống của khoảng 310 - 480 triệu người, làm giảm 15% khả năng hoạt động ngoài trời của con người vào thời gian đó.
Tháng 6 vừa qua cũng là tháng 6 nóng nhất trên phạm vi toàn cầu được ghi nhận từ trước tới nay, theo Cơ quan nghiên cứu biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu. Còn tại Mỹ, các ngày 3, 4, 6 tháng 7 vừa qua được các trung tâm quốc gia bảo vệ môi trường của nước này đánh giá là những ngày nóng nhất trên toàn cầu từng được ghi nhận.
Tại Mexico, hơn 100 người chết vì nắng nóng trong hai tuần của tháng 6 khi nhiệt độ có nơi lên đến 500C. Trong khi đó, thiệt hại gây ra cho toàn bộ khu vực Nam Mỹ do cháy rừng, hạn hán lên tới 9 tỷ đôla Mỹ.
Nhân loại đang đứng trước ngã ba đường: tồn tại trong sự hòa hợp với thiên nhiên để không bị thiên nhiên trả đũa, và tương nhượng nhau để sống hay vẫn theo luật mạnh được yếu thua để cùng nhau xuống hố?
Tại Mỹ và các nước châu Âu, liên tục từ đầu tháng 7 đến nay cũng ghi nhận nhiệt độ ở mức cao kỷ lục. Thủ phủ Phoenix, bang Arizona (Mỹ) trải qua cái nóng hơn 43,30C trong 19 ngày liên tiếp, đến ngày 18.7 nhiệt độ lên đến 47,20C. Nhiệt độ ở Thung lũng Chết (Death Valley, bang California) lên đến 540C trong ngày 16.7.
Tại châu Âu, chính phủ Ý ban hành báo động đỏ với 16 thành phố, bao gồm thủ đô Rome, Bologna và Florence. Nhiệt độ ở Rome đã vượt quá 450C vào một số ngày. Ở hai đảo Sicily và Sardinia nhiệt độ lên tới 480C. Hy Lạp, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng chứng kiến nhiệt độ cao chưa từng thấy. Hy Lạp phải đóng cửa điểm tham quan Acropolis để bảo vệ du khách khi nhiệt độ lên cao nhất trong ngày.
Bao trùm lên tất cả, điều đáng lo nhất theo các chuyên gia khí hậu là mục tiêu chung không để nhiệt độ toàn cầu tăng quá 1,50C (so với thời kỳ tiền công nghiệp) đang tuột khỏi tầm tay của nhân loại, khi nhiều quốc gia không thực hiện được các mục tiêu đề ra trong chống biến đổi khí hậu dù nhiệt độ toàn cầu đã tăng phá kỷ lục cả trên đất liền và trên biển trong nhiều tháng.
James Hansen, nhà khoa học Mỹ từng làm việc cho NASA (Cơ quan Hàng không - Không gian Mỹ) và nổi tiếng vì đã gióng lên hồi chuông báo động về sự biến đổi khí hậu trong cuộc điều trần trước Thượng nghị viện Mỹ năm 1988 lại vừa lên tiếng kêu gọi cắt giảm mạnh phát thải khí nhà kính và thực hiện những biện pháp khác nữa. “Chúng ta là những kẻ điên”, ông nói. Ông ước lượng trong 4 thập niên, từ 1970 đến 2010, nhiệt độ tăng trung bình 0,180C một thập niên, nhưng từ nay sẽ là 0,270C một thập niên. Nếu tiếp tục cách tiếp cận về giảm phát thải như hiện nay, mục tiêu không để nhiệt độ tăng vượt quá 1,50C sẽ bị vượt qua ngay trong thập niên này.
Trong một nghiên cứu mới nhất, Hansen và các đồng tác giả cho rằng “thập niên hiện tại là cơ may cuối cùng của chúng ta nhằm phát triển sự hiểu biết, khả năng kỹ thuật và ý chí chính trị nhằm thực hiện những hành động cần thiết để cứu các vùng ven biển trên toàn cầu khỏi bị ngập lâu dài”.
Ngày 24.7, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang trong tình trạng “chiến tranh” khi phải đối phó với các đám cháy rừng lan rộng trong tình hình nắng nóng gay gắt chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chỉ tính trong ngày 17.7 đã xảy ra 81 đám cháy rừng. Ảnh: Daily Sabah
Mới bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, nhân loại đã đứng trước những mối đe dọa chưa từng thấy đối với sự sống còn của mình. Một cảm giác khẩn cấp, bất an đã xâm chiếm các chuyên gia và tổ chức quốc tế chống biến đổi khí hậu cũng như các chính phủ biết nhìn xa, nhạy cảm với vấn đề.
Nhìn lại, cả 3 thách thức đang đặt ra: dịch bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ ứng xử của con người với thiên nhiên và với nhau. Biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra, dịch bệnh cũng đến từ các tác nhân gây bệnh được phóng thích khi con người ảo tưởng về sức mạnh của mình, làm đảo lộn cả hệ sinh thái, hủy hoại môi trường sống của các giống loài khác. Còn chiến tranh, không nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ lòng tham vô tận của con người.
Nhân loại đang đứng trước ngã ba đường: tồn tại trong sự hòa hợp với thiên nhiên để không bị thiên nhiên trả đũa, và tương nhượng nhau để sống hay vẫn theo luật mạnh được yếu thua để cùng nhau xuống hố? Nhân loại vẫn đang đạt được những bước tiến mạnh mẽ về khoa học – công nghệ, đẩy biên giới tồn tại của con người ngày càng ra xa hơn, nhưng cùng lúc chính sự tồn tại của mình lại bị đe dọa và buộc phải tư duy lại về cách thế tồn tại của mình. Chẳng khác nào đúc kết của triết gia Blaise Pascal về bản chất con người là “cây sậy biết tư duy”.
Với những gì đang diễn ra trước mắt liên quan đến cả ba thách thức cấp bách kể trên, liệu có thể có tia hy vọng nào về khả năng tư duy lại của con người?
Đoàn Khắc Xuyên
Cho tới bây giờ, khi đại dịch đã qua giai đoạn khẩn cấp, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác quyết đại dịch Covid-19 đến từ tự nhiên hay do con người gây ra. Dù thế nào, nó đã quét qua thế giới như một trong những cơn ác mộng kinh hoàng nhất, nhắc người ta nhớ tới những cơn đại dịch từng ám ảnh nhân loại trong quá khứ như dịch “cái chết đen” ở thế kỷ XIV.
Bước qua năm 2022, đại dịch chưa thực sự kết thúc, nền kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn phục hồi, chưa lấy lại được tất cả những gì đã mất trong thời gian dịch bệnh, thì vào ngày 24.2 nhân loại lại bị chấn động bởi một cuộc chiến tranh nóng nổ ra ngay tại châu Âu, vốn yên bình từ hơn 70 năm qua, tuy là nơi khởi đầu của Thế chiến I và II. Đó là cuộc chiến tranh Nga - Ukraine mà mức độ khốc liệt và tàn phá kinh hoàng khiến hàng triệu người Ukraine phải rời bỏ nhà cửa chạy ra nước ngoài lánh nạn, hàng loạt thành phố, khu dân cư và hạ tầng năng lượng bị phá hủy, số dân thường chết không ngừng tăng lên.
Cuộc chiến này cũng tác động mạnh đến an ninh lương thực toàn cầu khi ngũ cốc, phân bón từ khu vực chiến sự cung ứng cho thị trường thế giới phải khó khăn lắm mới tìm được đường đến với những nơi có nhu cầu, giúp tránh được nạn thiếu đói ở một số quốc gia. (Tuy nhiên mới đây Nga lại tuyên bố rút khỏi “thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen” giữa Ukraine - Nga - Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, khiến giá lương thực trên thế giới dự báo sẽ tăng vọt, do cùng với việc ngũ cốc Ukraine bị phong tỏa thì hiện tượng thời tiết El Nino cũng hoành hành và đã bắt đầu ảnh hưởng đến thu hoạch ngũ cốc từ những khu vực khác trên thế giới).
Cuộc chiến mà lúc đầu ai cũng nghĩ sẽ kết thúc chóng vánh do chỉ nhìn tương quan sức mạnh quân sự - kinh tế - dân số quá chênh lệch giữa đôi bên, giờ đã kéo dài qua năm thứ hai và chưa có dấu hiệu kết thúc sớm. Cuộc chiến đang làm thế giới lo âu và không thể tập trung tâm trí cũng như nguồn lực cho việc đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách khác.
Một trong những thách thức cấp bách mà nhân loại đang phải đối mặt là tình hình biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, cực kỳ gay gắt từ đầu năm nay.
Tháng 6.2023, Việt Nam chỉ trải qua mấy ngày nắng nóng nhất trong lịch sử quan trắc với nhiệt độ ghi nhận được ở một số nơi lên đến 40-410C, nhiều nhà máy thủy điện cạn nước không đủ để chạy các tổ máy phát điện, dường như chưa có ai chết vì nắng nóng nhưng mọi người đã thấy khó thở, nhiều tiếng kêu than đã bật ra. Trong khi thực ra các đợt nắng nóng ở Việt Nam vẫn chưa thấm vào đâu so với những đợt sóng nhiệt ở nhiều nơi khác trên thế giới trong tháng 4-5-6-7 vừa qua.
Tại Ấn Độ, nhiệt độ ở một số nơi tại bang Uttar Pradesh lên tới 470C và tại New Delhi là 400C; tại bang Bihar, ít nhất 44 người chết vì các bệnh do nắng nóng. Trong khi nhiệt độ tại Pakistan lên tới 390C thì tại Trung Quốc, nhiệt độ tại các tỉnh vùng đông bắc lên 400C, riêng tại một thị trấn ở Tân Cương là 52,20C vào ngày 16.7. Tại Bắc Kinh nhiệt độ nhiều ngày liên tiếp lên tới 410C .
Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 4 của Đại học Cambridge cho hay các đợt nắng nóng tại Ấn Độ đang đặt những gánh nặng chưa từng có lên nền nông nghiệp, nền kinh tế và hệ thống y tế của nước này. Những dự báo dài hạn cho thấy các đợt nắng nóng sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng (khả năng sống sót) của con người khỏe mạnh bình thường vào năm 2050. Chúng sẽ tác động đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và chất lượng sống của khoảng 310 - 480 triệu người, làm giảm 15% khả năng hoạt động ngoài trời của con người vào thời gian đó.
Tháng 6 vừa qua cũng là tháng 6 nóng nhất trên phạm vi toàn cầu được ghi nhận từ trước tới nay, theo Cơ quan nghiên cứu biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu. Còn tại Mỹ, các ngày 3, 4, 6 tháng 7 vừa qua được các trung tâm quốc gia bảo vệ môi trường của nước này đánh giá là những ngày nóng nhất trên toàn cầu từng được ghi nhận.
Tại Mexico, hơn 100 người chết vì nắng nóng trong hai tuần của tháng 6 khi nhiệt độ có nơi lên đến 500C. Trong khi đó, thiệt hại gây ra cho toàn bộ khu vực Nam Mỹ do cháy rừng, hạn hán lên tới 9 tỷ đôla Mỹ.
Nhân loại đang đứng trước ngã ba đường: tồn tại trong sự hòa hợp với thiên nhiên để không bị thiên nhiên trả đũa, và tương nhượng nhau để sống hay vẫn theo luật mạnh được yếu thua để cùng nhau xuống hố?
Tại Mỹ và các nước châu Âu, liên tục từ đầu tháng 7 đến nay cũng ghi nhận nhiệt độ ở mức cao kỷ lục. Thủ phủ Phoenix, bang Arizona (Mỹ) trải qua cái nóng hơn 43,30C trong 19 ngày liên tiếp, đến ngày 18.7 nhiệt độ lên đến 47,20C. Nhiệt độ ở Thung lũng Chết (Death Valley, bang California) lên đến 540C trong ngày 16.7.
Tại châu Âu, chính phủ Ý ban hành báo động đỏ với 16 thành phố, bao gồm thủ đô Rome, Bologna và Florence. Nhiệt độ ở Rome đã vượt quá 450C vào một số ngày. Ở hai đảo Sicily và Sardinia nhiệt độ lên tới 480C. Hy Lạp, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng chứng kiến nhiệt độ cao chưa từng thấy. Hy Lạp phải đóng cửa điểm tham quan Acropolis để bảo vệ du khách khi nhiệt độ lên cao nhất trong ngày.
Bao trùm lên tất cả, điều đáng lo nhất theo các chuyên gia khí hậu là mục tiêu chung không để nhiệt độ toàn cầu tăng quá 1,50C (so với thời kỳ tiền công nghiệp) đang tuột khỏi tầm tay của nhân loại, khi nhiều quốc gia không thực hiện được các mục tiêu đề ra trong chống biến đổi khí hậu dù nhiệt độ toàn cầu đã tăng phá kỷ lục cả trên đất liền và trên biển trong nhiều tháng.
James Hansen, nhà khoa học Mỹ từng làm việc cho NASA (Cơ quan Hàng không - Không gian Mỹ) và nổi tiếng vì đã gióng lên hồi chuông báo động về sự biến đổi khí hậu trong cuộc điều trần trước Thượng nghị viện Mỹ năm 1988 lại vừa lên tiếng kêu gọi cắt giảm mạnh phát thải khí nhà kính và thực hiện những biện pháp khác nữa. “Chúng ta là những kẻ điên”, ông nói. Ông ước lượng trong 4 thập niên, từ 1970 đến 2010, nhiệt độ tăng trung bình 0,180C một thập niên, nhưng từ nay sẽ là 0,270C một thập niên. Nếu tiếp tục cách tiếp cận về giảm phát thải như hiện nay, mục tiêu không để nhiệt độ tăng vượt quá 1,50C sẽ bị vượt qua ngay trong thập niên này.
Trong một nghiên cứu mới nhất, Hansen và các đồng tác giả cho rằng “thập niên hiện tại là cơ may cuối cùng của chúng ta nhằm phát triển sự hiểu biết, khả năng kỹ thuật và ý chí chính trị nhằm thực hiện những hành động cần thiết để cứu các vùng ven biển trên toàn cầu khỏi bị ngập lâu dài”.
Ngày 24.7, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang trong tình trạng “chiến tranh” khi phải đối phó với các đám cháy rừng lan rộng trong tình hình nắng nóng gay gắt chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chỉ tính trong ngày 17.7 đã xảy ra 81 đám cháy rừng. Ảnh: Daily Sabah
Mới bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, nhân loại đã đứng trước những mối đe dọa chưa từng thấy đối với sự sống còn của mình. Một cảm giác khẩn cấp, bất an đã xâm chiếm các chuyên gia và tổ chức quốc tế chống biến đổi khí hậu cũng như các chính phủ biết nhìn xa, nhạy cảm với vấn đề.
Nhìn lại, cả 3 thách thức đang đặt ra: dịch bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ ứng xử của con người với thiên nhiên và với nhau. Biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra, dịch bệnh cũng đến từ các tác nhân gây bệnh được phóng thích khi con người ảo tưởng về sức mạnh của mình, làm đảo lộn cả hệ sinh thái, hủy hoại môi trường sống của các giống loài khác. Còn chiến tranh, không nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ lòng tham vô tận của con người.
Nhân loại đang đứng trước ngã ba đường: tồn tại trong sự hòa hợp với thiên nhiên để không bị thiên nhiên trả đũa, và tương nhượng nhau để sống hay vẫn theo luật mạnh được yếu thua để cùng nhau xuống hố? Nhân loại vẫn đang đạt được những bước tiến mạnh mẽ về khoa học – công nghệ, đẩy biên giới tồn tại của con người ngày càng ra xa hơn, nhưng cùng lúc chính sự tồn tại của mình lại bị đe dọa và buộc phải tư duy lại về cách thế tồn tại của mình. Chẳng khác nào đúc kết của triết gia Blaise Pascal về bản chất con người là “cây sậy biết tư duy”.
Với những gì đang diễn ra trước mắt liên quan đến cả ba thách thức cấp bách kể trên, liệu có thể có tia hy vọng nào về khả năng tư duy lại của con người?
Đoàn Khắc Xuyên
https://nguoidothi.net.vn/nhan-loai-truoc-nga-ba-duong-40437.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét