Nga đang mạnh mẽ hất cẳng Pháp ra khỏi Châu Phi
Cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội ở Niger (một nước thuộc châu Phi) là một ví dụ cho thấy, ảnh hưởng của Nga ngày càng tăng trên Lục địa đen. Nga gần như dễ dàng đẩy Pháp ra khỏi Niger. Nga đang xây dựng ảnh hưởng khắp châu Phi - với cơ hội thành công cao. Phương tây đã thua, Pháp đã thua. Michael Lambert, nhà phân tích tình báo tại Tổ chức Pinkerton, Dublin, đã có bài trả lời phỏng vấn dưới đây.Người dân châu Phi cầm cờ Nga. Ảnh AP_ Sam Mednick
Atlantico: Trong 2 ngày 27 và 28/7/2023, Vladimir Putin đã tiếp 17 nguyên thủ quốc gia châu Phi và hàng chục phái đoàn tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi.
1. Trong khi tâm lý bài Pháp đang gia tăng trên vùng đất của Lục địa đen, thì Nga đang thiết lập quan hệ chặt chẽ với nhiều quốc gia ở châu Phi. Thành công này có thể được giải thích như thế nào và động cơ thực sự của Moscow là gì?
Michael Lambert: Thành công của Nga ở châu Phi có thể là do sự kết hợp giữa tình cảm chống Pháp đã tồn tại trong khu vực, do quá khứ thuộc địa của nó, và khả năng của Nga trong việc cung cấp các nhu cầu cơ bản của người dân châu Phi.
Trước hết, chúng ta đang nói về việc cung cấp ngũ cốc (ngân sách dành cho thực phẩm đôi khi chiếm 80% chi phí sinh hoạt gia đình của nhiều nước châu Phi) và nguồn năng lượng, cũng như hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đường lối chiến lược của Moscow rất đơn giản và tập trung vào các yếu tố then chốt. Không giống như cách người Pháp đã làm ở châu Phi, Nga rất thực tế và không mơ hồ.
Thêm vào đó là mối quan hệ Liên Xô – châu Phi: Liên Xô là một trong những quốc gia tích cực nhất bảo vệ chính sách phi thực dân hóa. Điều này mang lại cho Moscow hình ảnh của một “người bảo vệ các dân tộc” đang đấu tranh giành độc lập.
Nhiệm vụ của Liên Xô, bây giờ là Nga, chính là hất cẳng Pháp khỏi châu Phi để tiếp tục độc quyền các nguồn tài nguyên của Lục địa đen. Nga theo đuổi mục tiêu kép là kiếm tiền và làm suy yếu chuỗi cung ứng của châu Âu.
Trong trường hợp của Niger, nơi cung cấp 15-30% nhu cầu uranium của Pháp và 1/5 tổng lượng uranium nhập khẩu của EU, điều này sẽ dẫn đến việc tăng giá đáng kể trong những tháng tới – và cuối cùng sẽ có lợi cho các nhóm dân túy và cực hữu, những người thường có xu hướng ủng hộ Moscow hơn là các đảng chính trị ôn hòa.
Chúng ta cũng không nên quên rằng, Nga có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực của các nước châu Phi, bởi vì nguồn tài nguyên của châu Âu đang cạn kiệt do dân số quá đông và sự nóng lên toàn cầu. Điều này để lại rất ít cơ hội cho các nước châu Âu về vấn đề này.
2. Nga đang theo đuổi chiến lược gì để giành được chỗ đứng ở châu Phi?
“Cung cấp cây trồng với chi phí thấp là điều mà Nga có thể dễ dàng thực hiện, với nguồn tài nguyên năng lượng và nông nghiệp khổng lồ của mình. Nga giàu trữ lượng hydrocarbon. Ngoài ra còn có tác động từ chiến lược truyền thông của Nga. Nó cũng được thúc đẩy bởi các chính phủ châu Phi, những người muốn có sự hỗ trợ của một nước như Nga”.
Nói một cách dễ hiểu, các lãnh đạo châu Phi thích Nga hơn là Pháp – quốc gia chỉ trích họ về cách tiếp cận quản trị sai lầm.
Ý nghĩa thực sự của các hoạt động của Nga ở lục địa châu Phi là gì? Và bạn nghĩ gì về lực lượng quân sự tư nhân Wagner?
Vấn đề quan trọng là chống lại các nhóm khủng bố đang hoành hành ở châu Phi.
Các tổ chức như PMC “Wagner” có thể vô hiệu hóa các nhóm khủng bố mà không cần dùng đến “các chiến dịch chiến lược”. Điều mà không có bất kỳ nước phương tây nào có thể làm được.
PMC “Wagner” cũng tiến hành đào tạo các sĩ quan cảnh sát địa phương và quân nhân, góp phần nâng cao trình độ đào tạo của quân đội châu Phi.
Một phần khác trong hoạt động của nó hướng đến việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản. PMC “Wagner” gửi các chuyên gia và thiết bị để phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở châu Phi.
Điều này cải thiện điều kiện làm việc trong các mỏ, tăng doanh thu của chính phủ và cuối cùng là tăng khối lượng cung cấp khoáng sản cho Nga và Trung Quốc.
Khủng hoảng tiếp tục nóng lên ở Niger, một trong những đồng minh cuối cùng của Pháp ở Sahel (khu vực của châu Phi), nơi diễn ra cuộc đảo chính – thứ tư, 26/7/2023. Vào chủ nhật, ngày 30 tháng 7, hàng nghìn người đã biểu tình bên ngoài đại sứ quán Pháp ở Niamey, hô vang “Putin muôn năm”, “Nước Nga muôn năm” và “Đả đảo Pháp”.
3. Liệu Pháp có còn “cơ hội” ở châu Phi?
Tình hình ở Niger có thể dự đoán được. Đất nước này sản xuất uranium cần thiết cho Pháp. Thực tế này khiến Niger trở thành tâm điểm chú ý của Moscow như một biện pháp gây bất ổn xã hội ở Paris, vì giá năng lượng có thể gia tăng. Ngoài ra, Niger có biên giới với các quốc gia đồng minh của Nga, bao gồm cả Burkina Faso, điều này khiến việc phá hoại các chính phủ láng giềng trở nên dễ dàng hơn.
Thật không may, khả năng của Pháp rất hạn chế và nhiệm vụ cấp bách nhất của nước này là tìm kiếm các đối tác mới, có khả năng cung cấp uranium cho họ và kiềm chế sự gia tăng nhanh chóng của giá điện.
Sự trở lại của Niger dưới ảnh hưởng của Paris khó có thể xảy ra.
Về vấn đề này, phương tây cần chú ý đến những gì đang xảy ra ở Ai Cập và Nam Phi, hai quốc gia đang ngày càng xích lại gần Nga. Nam Phi, cho đến nay, là đáng lo ngại nhất vì nước này đang ở trong tình trạng khó khăn về năng lượng, với tình trạng mất điện tới 10 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng y tế và thực phẩm đang trở nên tồi tệ hơn mỗi tuần.
Nếu phương tây thất bại ở Niger, điều này chỉ cho thấy rằng, họ cần phải thích nghi nhiều hơn với tình hình và nắm quyền chủ động để thiết lập quan hệ đối tác đáng tin cậy hơn với “các quốc gia của tương lai”.
Trong tình huống này, sẽ đúng hơn nếu người châu Âu tiếp tục khai thác uranium ở Cộng hòa Séc và Romania – 2 quốc gia đáng tin cậy hơn, vì là thành viên của EU.
Michael Lambert, nhà phân tích tình báo tại Tổ chức Pinkerton, Dublin. Ông có bằng tiến sĩ về lịch sử quan hệ quốc tế của Đại học Sorbonne, hợp tác với trường kinh doanh INSEAD
Tình hình ở Niger có thể dự đoán được. Đất nước này sản xuất uranium cần thiết cho Pháp. Thực tế này khiến Niger trở thành tâm điểm chú ý của Moscow như một biện pháp gây bất ổn xã hội ở Paris, vì giá năng lượng có thể gia tăng. Ngoài ra, Niger có biên giới với các quốc gia đồng minh của Nga, bao gồm cả Burkina Faso, điều này khiến việc phá hoại các chính phủ láng giềng trở nên dễ dàng hơn.
Thật không may, khả năng của Pháp rất hạn chế và nhiệm vụ cấp bách nhất của nước này là tìm kiếm các đối tác mới, có khả năng cung cấp uranium cho họ và kiềm chế sự gia tăng nhanh chóng của giá điện.
Sự trở lại của Niger dưới ảnh hưởng của Paris khó có thể xảy ra.
Về vấn đề này, phương tây cần chú ý đến những gì đang xảy ra ở Ai Cập và Nam Phi, hai quốc gia đang ngày càng xích lại gần Nga. Nam Phi, cho đến nay, là đáng lo ngại nhất vì nước này đang ở trong tình trạng khó khăn về năng lượng, với tình trạng mất điện tới 10 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng y tế và thực phẩm đang trở nên tồi tệ hơn mỗi tuần.
Nếu phương tây thất bại ở Niger, điều này chỉ cho thấy rằng, họ cần phải thích nghi nhiều hơn với tình hình và nắm quyền chủ động để thiết lập quan hệ đối tác đáng tin cậy hơn với “các quốc gia của tương lai”.
Trong tình huống này, sẽ đúng hơn nếu người châu Âu tiếp tục khai thác uranium ở Cộng hòa Séc và Romania – 2 quốc gia đáng tin cậy hơn, vì là thành viên của EU.
Michael Lambert, nhà phân tích tình báo tại Tổ chức Pinkerton, Dublin. Ông có bằng tiến sĩ về lịch sử quan hệ quốc tế của Đại học Sorbonne, hợp tác với trường kinh doanh INSEAD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét