Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Tại sao bùng phát vụ "luật sư phải tố thân chủ" ?

Tại sao có vụ "luật sư phải tố thân chủ" ? Làm gì để kết thúc tốt đẹp ?
Vu Hai Tran a ajouté 2 photos — avec Luân Lê et 19 autres personnes.
Mấy lời với các vị chủ chốt của Liên đoàn Luật sư Việt nam, nhân vụ quy định "luật sư phải tố thân chủ". (Xin các đồng nghiệp và các bạn cùng có ý kiến và chia sẻ).
L’image contient peut-être : 3 personnes, personnes assises et intérieur
Có lẽ nhiều luật sư không ngờ sáng kiến điều 19.3 Bộ luật hình sự 2015 là xuất phát từ chính "ý tốt" của Liên đoàn Luật sư Việt nam, cụ thể ông Phan Trung Hoài (phó Chủ tịch) và ông Nguyễn Minh Tâm (uỷ viên Ban thường vụ). Trong các dự thảo 1 và 2 của Đề án BLHS (được sửa đổi, bổ sung toàn diện) không có điều 19.3. Hai luật sư trên đã có ý kiến để LĐLS đề nghị bổ sung điều 19.3, quy định người bào chữa (chủ yếu là luật sư) không phải chịu trách nhiệm hình sự về không tố giác người mình bào chữa, và được chấp nhận từ dự thảo 3 BLHS.

Đến tháng 9/2015, nhiều luật sư vui mừng khi quy định như vậy được ghi trong dự thảo 7 BLHS http://plo.vn/…/luat-su-khong-phai-to-giac-than-chu-579146.…. Thế nhưng tại dự thảo 8 BLHS, được Ban soạn thảo trình ra Quốc hội tháng 10/2015 để thông qua BLHS, nội dung điều 19.3 lòi ra đuôi "trừ trường hợp không tố giác những tội xâm phạm an ninh và những tội đặc biệt nghiêm trọng khác được quy định trong điều 389 của Bộ luật này", tức luật sư phải tố giác thân chủ về các tội này-tới 83 tội danh. Và Quốc hội nhanh chóng thông qua BLHS 2015 này.

Nhưng sau đó một loạt luật sư, luật gia phát hiện BLHS 2015 này có hàng trăm sai sót, Quốc hội thông qua một Nghị quyết lấy ý kiến bằng văn bản (không họp) phải dừng hiệu lực BLHS từ 1/7/2016 cho đến khi luật bổ sung, sửa đổi Bộ luật này được thông qua và có hiệu lực. Các luật sư đã phát hiện nội dung có đuôi trên của điều 19.3 rất nguy hiểm cho nghề luật sư. Ba ông nghị luật sư lên tiếng, nhưng Ban soạn thảo vẫn kiên quyết giữ nội dung 19.3 có đuôi.

Đến đầu tháng 5/2017, ông nghị luật sư Nguyễn Văn Chiến, chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà nội kiên quyết đề nghị bỏ 19.3, hai ông nghị luật sư khác cũng phản đối nhưng lại chấp nhận thoả hiệp, đồng ý thu hẹp phạm vi luật sư phải tố giác từ 83 tội danh xuống 20-30. Nhưng khá nhiều luật sư phản ứng không đồng tình. 

L’image contient peut-être : 5 personnes, personnes assises et intérieur

Trong một cuộc trao đổi chiều chủ nhật 4/6/2017 giữa hàng chục luật sư với thường trực LĐLS , trong đó có hai tác giả 19.3 (ban đầu, không có đuôi tai hại cho luật sư như hiện nay) là Phan Trung Hoài và Nguyễn Minh Tâm, hầu hết các luật sư yêu cầu bỏ nội dung 19.3 với rất nhiều lập luận từ thực tiễn lần khoa học pháp lý và kinh nghiệm nước ngoài. Đến 5/6/2017, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã chính thức có công văn gửi Quốc hội và các cơ quan có chức năng, nhưng chưa thấy công bố cho các thành viên biết.

Hiện nhiều luật sư với những cố gắng khác nhau, đang vận động Quốc hội huỷ bỏ điều 19.3. Nhưng đó là những cố gắng đơn lẻ. Lẽ ra thường trực Liên đoàn Luật sư phải lập một ban" giải cứu 19.3" với những nhóm :

1/ nhóm chuyên gia luật gồm những luật sư và các nhà luật học có tên tuổi để cung cấp các luận cứ cho việc huỷ bỏ quy định "luật sư tố thân chủ" vì mâu thuẫn chính Hiến Pháp, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Luật Luật sư, (đặc biệt các quyền con người của người bị buộc tội ghi trong Hiến pháp 2013 và Công ước quốc tế nhân quyền mà Việt nam tham gia), thông lệ Quốc tế về nghề luật sư và thực tế không có nước nào quy định "luật sư phải tố giác thân chủ" 

2/ nhóm vận động các đại biểu Quốc hội, các cơ quan Bộ Tư pháp, Uỷ ban Tư pháp để huỷ bỏ điều 19.3 và tranh thủ các viện khoa học về pháp lý như Viện Nhà nước và Pháp luật, Đại học luật và các khoa Luật, các cơ quan đơn vị như Phòng Thương Mại Và Công nghiệp, Trung tâm trọng tài quốc tế Viac có văn bản phản biện.

3/ nhóm vận động truyền thông để các luận cứ , phát biểu của nhóm 1 và các quan chức, nhà khoa học do nhóm 2 vận động đưa lên các phương tiên truyền thông đại chúng. Đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm để mọi phóng viên báo chí, chuyên gia, người quan tâm đến tham dự.

Ngày 20/6/2017, có thể Quốc hội sẽ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung BLHS 2015, trong đó quyết định sửa, bỏ hay không bỏ điều 19.3. Nếu giữ nguyên như hiện nay (với nội dung buộc luật sư phải tố giác thân chủ, liên quan 83 tội danh) hoặc tương tự, sẽ là một cuộc khủng hoảng luật sư và thậm chí kéo lùi cả nền tư pháp như một giáo sư luật đã lên tiếng http://www.nguoiduatin.vn/ls-co-nghia-vu-to-giac-than-chu-s…. Vì vậy trách nhiệm của các vị thường trực LĐLS và các ông nghị luật sư quá lớn lao. Các ông cần kêu gọi tất cả các đoàn luật sư, các luật sư cùng lên tiếng và cùng vận động các đại biểu Quốc hội xem xét bỏ quy định này.

Theo tôi, tốt nhất Liên đoàn Luật sư Việt nam cần có công văn đề nghị Quốc hội cho rút đề xuất về điều 19.3 trước đây của mình, xin lỗi Quốc hội và các luật sư vì đề xuất này đã gây ra tranh cãi không cần thiết. LĐLS cần giải thích, luật sư khi là công dân họ vẫn có nghĩa vụ tố giác tội phạm theo điều 19.1 BLHS 2015. Còn khi là luật sư bào chữa, họ có quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể theo Bộ Luật Tố Tụng Hình sự 2015, Luật Luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Như vậy quy định về nghĩa vụ người bào chữa (là luật sư) tại điều 19.3 là thừa, không đúng chỗ và không cần thiết.

Liệu các vị trong thường trực Liên đoàn Luật sư Việt nam có đủ bản lĩnh và dũng cảm để rút bỏ đề xuất về 19.3 BLHS (như trước đây) không? Giới luật sư đang chờ hành động từ chính các Quý vị. Xin các vị đừng thoả hiệp, hãy nhận trách nhiệm!

Xin các đồng nghiệp hãy cùng lên tiếng với các vị chủ chốt của LĐLSVN

https://www.facebook.com/vuhai.tran/posts/2003748356317731

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét