Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

LO CHO QUYỀN ĐƯỢC BÀO CHỮA CỦA CÔNG DÂN

Tưởng tượng rằng nếu ai đó trở thành bị can, bị cáo trong các tội mà Luật sư có nghĩa vụ tố giác. Và mỗi lời nói ra của họ, nhờ anh bạn Luật sư – Người đại diện của mình, có thể bị truyền đạt hết với cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành tố tụng. Và khi có phiên tòa, tự dưng Luật sư trở thành người làm chứng cho tội phạm của thân chủ mình. Vậy ai còn dám nhờ Luật sư nữa?
Phản đối dự thảo Khoản 3 Điều 19 BLHS 2015
LO CHO QUYỀN ĐƯỢC BÀO CHỮA CỦA CÔNG DÂN
Hirota Fushihara - Mấy ngày gần đây tôi ngồi ngẫm nghĩ và thấy thật hay vì chỉ có dăm ba dòng dự thảo mà tốn bao nhiêu giấy mực của mọi người. Mỗi người bức xúc theo một kiểu (Tôi cũng có kiểu riêng của tôi). Nhưng xem đi xem lại, bây giờ tôi lại thấy thương cho những con người dù xấu xí hay đen đủi bị rơi vào vòng pháp lý.
Image result for Hirota Fushihara
Nghe đâu Hiến pháp Việt Nam và cả Bộ Luật Hình sự có quy định rõ ràng về quyền được bào chữa của bị can, bị cáo. Gọi là quyền cho bị can, bị cáo nhưng đây chính là quyền công dân. Một khi chưa có bản án, họ vẫn được phép dùng hết sức mình để gỡ tội, bằng bất kỳ cách thức hợp pháp nào.

Song không phải bất kỳ bị can, bị cáo nào cũng đã từng đọc Hiến Pháp, đọc Bộ luật Hình sự hay Tố tụng hình sự. Không phải ai cũng hiểu thế nào là gỡ tội. Vì thế mà Luật sư ra đời. Lúc này, khi mối quan hệ Luật sư với thân chủ được xác lập, Luật sư không còn sống trong thân phận của mình nữa mà trở thành người đại diện theo ủy quyền của thân chủ, trở thành thân chủ. Với mối quan hệ đó, liệu có ai tự cầm dao đâm mình hay không?

Bởi vậy, tôi nghĩ rằng đối với điều luật dự thảo này, vấn đề nghề Luật sư, đạo đức Luật sư, hay thậm chí là uy tín với khách hàng chỉ là vấn đề thứ yếu. Cái quan trọng hơn là nguy cơ cướp đi quyền được bào chữa của công dân.

Tưởng tượng rằng nếu ai đó trở thành bị can, bị cáo trong các tội mà Luật sư có nghĩa vụ tố giác. Và mỗi lời nói ra của họ, nhờ anh bạn Luật sư – Người đại diện của mình, có thể bị truyền đạt hết với cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành tố tụng. Và khi có phiên tòa, tự dưng Luật sư trở thành người làm chứng cho tội phạm của thân chủ mình. Vậy ai còn dám nhờ Luật sư nữa?

Rồi từ một dự thảo, mai kia lại phải sửa Hiến pháp, sửa các điều khoản khác của Bộ luật Hình sự và cả Bộ luật Tố tụng Hình sự. Có khi phải sửa cả nghĩa vụ trung thành với người được đại diện trong chế định đại diện của Bộ luật Dân sự.

P/S: Ông FUSHIHARA HIROTA, TS luật (J.D) Nhật Bản, cử nhân luật Việt Nam, tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư Học viện Tư pháp, đại diện một công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam

Nguồn FB Hirota Fushihara

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét