Vô cảm từ đâu?
Như vậy là chính quyền thành công trong việc dập tắt các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn. Điều này đòi hỏi biết bao nhân lực và sự vất vả đêm hôm của các chiến sỹ an ninh. Có trường hợp tới gần chục người canh cổng một người. Điều này là tốt hay là không tốt? Đối với những lãnh đạo an ninh và các chiến sỹ an ninh thì điều này chắc hẳn là tốt bởi họ hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Nhưng về lâu về dài thì điều này không tốt cho toàn xã hội. Tại sao vậy?Ông Hồ Chí Minh từng nói: "Dân chủ là làm sao để dân mở miệng ra" mà biểu tình chính là cách người dân "mở miệng" để nói lên suy nghĩ, tình cảm, sự lo lắng, nỗi bức xúc của họ trước một vấn đề xã hội nào đấy. Biểu tình là một quyền cơ bản của công dân. Quyền ấy được thừa nhận trong hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được tôn trọng ở các nước văn minh phát triển.
Trong những cuộc biểu tình ở các nước văn minh, chính cảnh sát phải bảo vệ sự an toàn của người biểu tình. Vậy tại sao người biểu tình lại bị đàn áp, thậm chí bị đánh đập dã man ở Việt Nam. Mà biểu tình đòi biển sạch, đòi minh bạch thông tin là cuộc biểu tình có ý nghĩa hoàn toàn chính đáng, hợp lý của người dân. Thử hỏi có lý do nào chính đáng hơn thế.
Tôi hiểu chính quyền Việt Nam sợ biểu tình vì môi trường sẽ phát triển thành một cuộc bạo loạn. Nếu tôi hiểu đúng thì nỗi sợ đấy của chính quyền là không có cơ sở. Nếu chính quyền lo sợ điều ấy thì tại sao họ không dùng nghiệp vụ chuyên môn để tách những thành phần kích động, có ý đồ gây bạo loạn mà lại vơ đũa cả nắm, rồi đàn áp bắt bớ tất cả mọi người. Nỗi sợ ấy thể hiện một sự yếu kém về tâm lý và cả về nghiệp vụ. Tôi hy vọng thay vì chọn phương án "sợ hãi", chính quyền sẽ nâng cao năng lực của mình tốt hơn.
Vậy tại sao sự "thành công" của chính quyền lại là không tốt về lâu dài?
Khi ông Hồ Chí Minh động viên dân mở miệng thì chính quyền lại bắt dân đóng miệng. Sự "thành công" này không tốt ở chỗ nó sẽ khiến người dân không dám, không muốn và rồi sẽ đến lúc không thèm "mở miệng". Mở miệng làm gì cho mệt, tai bay vạ gió, bị bắt, bị an ninh phiền nhiễu, ảnh hưởng tới công việc, mưu sinh, đau đầu, thậm chí còn bị bạn bè nhạt nhẽo, người thân xa lánh. Thấy chưa, mỗi hành động "mở miệng" mà biết bao nhiêu điều thiệt thòi có thể xẩy ra?
Và như vậy, hậu quả của việc "kín miệng" là gì? Theo thời gian, dần dần nếp nghĩ "im lặng là vàng" càng in đậm trong tâm khảm. Mỗi người sẽ chỉ là một cá nhân rời rạc trong xã hội, sẽ chỉ biết câm lặng, tuân lệnh, tặc lưỡi cho qua. Con người cảm thấy mình không phải là một tế bào của xã hội, suy nghĩ của mình không đóng góp cho xã hội và không được đánh giá. Họ sẽ thu mình lại.
Nhạc sỹ chỉ viết tình ca, nhà văn chỉ viết ngôn tình, sex, sốc, sến kiếm chút danh vọng nhỏ nhoi hèn kém. Viết gì hoành tráng, sâu sắc, có chiều sâu của lịch sử mà đụng chạm, đã không được xuất bản mà có thể bóc lịch như chơi. Việt Nam qua bao cuộc chiến, một thế kỉ qua chất liệu đời sống ngồn ngộn, máu đã chảy thành sông, xương chất thành núi mà tại sao không có tác phẩm văn học tương xứng. Có phải văn tài kém không? Tôi sợ là không mà bởi chính tâm lý vừa viết vừa run, viết mà không biết để làm gì khiến nhà văn không dám, không muốn, và không thèm viết. Bởi họ cũng như người dân, họ nhiễm vi rút makeno.
Rồi tâm lý "kín miệng" ấy lâu ngày sẽ thành vô cảm. Không một đất nước nào phát triển đi lên được thiếu sự tham gia của người dân. Tại sao những năm gần đây văn hoá người Việt xuống cấp, tệ nạn xã hội tràn lan, đạo đức xã hội băng hoại? Tất cả bởi chính sự vô cảm của con người. Và khi vô cảm thì con người làm sao sống có lý tưởng được. Không có lý tưởng phục vụ đất nước, không có tình yêu tổ quốc thì quan chức sẽ dùng địa vị như một thứ kiếm sống, trục lợi. Và như vậy thì tham nhũng chỉ là một một cái tặc lưỡi nhẹ như lông hồng, chẳng khác nào cái tặc lưỡi của con thạch sùng trên tường.
Tặc lưỡi phát có thêm cái ô tô cho con, thêm căn hộ cho vợ, bán một mẩu tương tâm ra tiêu, có chết ai đâu.
Vậy đấy. Mọi thứ trong xã hội liên quan nhau. Có bộ phim gì đó nói một cánh bướm đập ở bên kia bán cầu có thể ảnh hưởng tới bên này bán cầu cơ mà. Tất nhiên, đấy chỉ là một phép nói ẩn dụ. Chứ ở Việt Nam dùi cui vụt xuống bùm bụp, cú đấm cú đá tung ra vù vù, máu chảy đầm đìa, mấy trăm người chết trong thời kỳ tạm giam, tạm giữ mà đất nước vẫn yên bình cơ mà. Nhưng thôi, đấy là nói theo góc nhìn chua chát tuyệt vọng chút thôi, xin các vị đừng tưởng mấy cái dùi cui, cú đấm, cú đá không có tác dụng tiêu cực đâu. Có cả đấy. Lòng người quặn thắt, lòng tin như giếng cạn, con mắt dõi tuyệt vọng vào tương lai mờ mịt.
Nếu người quản lý xã hội không nhìn sâu vào mọi vấn đề của xã hội thì tôi sợ rằng chúng ta sẽ loanh quanh, luẩn quẩn mà không phát triển. Đừng nghĩ là chúng ta đang phát triển. Phát triển gì mà nợ công đang tăng vùn vụt vậy?
Do vậy, đừng nhìn thấy sự "thành công" này mà mừng. Thực ra thì rất đáng buồn đấy.
Chau Doan
(FB Đoàn Bảo Châu)
Tôi hiểu chính quyền Việt Nam sợ biểu tình vì môi trường sẽ phát triển thành một cuộc bạo loạn. Nếu tôi hiểu đúng thì nỗi sợ đấy của chính quyền là không có cơ sở. Nếu chính quyền lo sợ điều ấy thì tại sao họ không dùng nghiệp vụ chuyên môn để tách những thành phần kích động, có ý đồ gây bạo loạn mà lại vơ đũa cả nắm, rồi đàn áp bắt bớ tất cả mọi người. Nỗi sợ ấy thể hiện một sự yếu kém về tâm lý và cả về nghiệp vụ. Tôi hy vọng thay vì chọn phương án "sợ hãi", chính quyền sẽ nâng cao năng lực của mình tốt hơn.
Vậy tại sao sự "thành công" của chính quyền lại là không tốt về lâu dài?
Khi ông Hồ Chí Minh động viên dân mở miệng thì chính quyền lại bắt dân đóng miệng. Sự "thành công" này không tốt ở chỗ nó sẽ khiến người dân không dám, không muốn và rồi sẽ đến lúc không thèm "mở miệng". Mở miệng làm gì cho mệt, tai bay vạ gió, bị bắt, bị an ninh phiền nhiễu, ảnh hưởng tới công việc, mưu sinh, đau đầu, thậm chí còn bị bạn bè nhạt nhẽo, người thân xa lánh. Thấy chưa, mỗi hành động "mở miệng" mà biết bao nhiêu điều thiệt thòi có thể xẩy ra?
Và như vậy, hậu quả của việc "kín miệng" là gì? Theo thời gian, dần dần nếp nghĩ "im lặng là vàng" càng in đậm trong tâm khảm. Mỗi người sẽ chỉ là một cá nhân rời rạc trong xã hội, sẽ chỉ biết câm lặng, tuân lệnh, tặc lưỡi cho qua. Con người cảm thấy mình không phải là một tế bào của xã hội, suy nghĩ của mình không đóng góp cho xã hội và không được đánh giá. Họ sẽ thu mình lại.
Nhạc sỹ chỉ viết tình ca, nhà văn chỉ viết ngôn tình, sex, sốc, sến kiếm chút danh vọng nhỏ nhoi hèn kém. Viết gì hoành tráng, sâu sắc, có chiều sâu của lịch sử mà đụng chạm, đã không được xuất bản mà có thể bóc lịch như chơi. Việt Nam qua bao cuộc chiến, một thế kỉ qua chất liệu đời sống ngồn ngộn, máu đã chảy thành sông, xương chất thành núi mà tại sao không có tác phẩm văn học tương xứng. Có phải văn tài kém không? Tôi sợ là không mà bởi chính tâm lý vừa viết vừa run, viết mà không biết để làm gì khiến nhà văn không dám, không muốn, và không thèm viết. Bởi họ cũng như người dân, họ nhiễm vi rút makeno.
Rồi tâm lý "kín miệng" ấy lâu ngày sẽ thành vô cảm. Không một đất nước nào phát triển đi lên được thiếu sự tham gia của người dân. Tại sao những năm gần đây văn hoá người Việt xuống cấp, tệ nạn xã hội tràn lan, đạo đức xã hội băng hoại? Tất cả bởi chính sự vô cảm của con người. Và khi vô cảm thì con người làm sao sống có lý tưởng được. Không có lý tưởng phục vụ đất nước, không có tình yêu tổ quốc thì quan chức sẽ dùng địa vị như một thứ kiếm sống, trục lợi. Và như vậy thì tham nhũng chỉ là một một cái tặc lưỡi nhẹ như lông hồng, chẳng khác nào cái tặc lưỡi của con thạch sùng trên tường.
Tặc lưỡi phát có thêm cái ô tô cho con, thêm căn hộ cho vợ, bán một mẩu tương tâm ra tiêu, có chết ai đâu.
Vậy đấy. Mọi thứ trong xã hội liên quan nhau. Có bộ phim gì đó nói một cánh bướm đập ở bên kia bán cầu có thể ảnh hưởng tới bên này bán cầu cơ mà. Tất nhiên, đấy chỉ là một phép nói ẩn dụ. Chứ ở Việt Nam dùi cui vụt xuống bùm bụp, cú đấm cú đá tung ra vù vù, máu chảy đầm đìa, mấy trăm người chết trong thời kỳ tạm giam, tạm giữ mà đất nước vẫn yên bình cơ mà. Nhưng thôi, đấy là nói theo góc nhìn chua chát tuyệt vọng chút thôi, xin các vị đừng tưởng mấy cái dùi cui, cú đấm, cú đá không có tác dụng tiêu cực đâu. Có cả đấy. Lòng người quặn thắt, lòng tin như giếng cạn, con mắt dõi tuyệt vọng vào tương lai mờ mịt.
Nếu người quản lý xã hội không nhìn sâu vào mọi vấn đề của xã hội thì tôi sợ rằng chúng ta sẽ loanh quanh, luẩn quẩn mà không phát triển. Đừng nghĩ là chúng ta đang phát triển. Phát triển gì mà nợ công đang tăng vùn vụt vậy?
Do vậy, đừng nhìn thấy sự "thành công" này mà mừng. Thực ra thì rất đáng buồn đấy.
Chau Doan
(FB Đoàn Bảo Châu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét