Luật sư phải tố giác là 'tín hiệu đáng sợ'
Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam, gửi cho BBC từ TP. HCM
Qui định tổng quát buộc công dân phải tố giác tội phạm, buộc cả luật sư tố giác các tội xâm phạm anh ninh quốc gia, là một tín hiệu thực sự đáng sợ gửi đến cộng đồng quốc tế. Quyết định tiết lộ thông tin của thân chủ hay tố giác tội phạm, là quyết định tự nguyện của luật sư, không phải nghĩa vụ luật định.
Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Đã thành thông lệ, mỗi khi có luật mới, hay sửa đổi luật, công luận lại tranh luận, thảo luận sôi nổi. Hình thành văn hóa thảo luận, góp ý công khai như vậy là tốt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy khiếm khuyết nghiêm trọng khiến cho bất cứ một sự sửa đổi, bổ sung bộ luật nào cũng sẽ dẫn đến nghịch lý, mâu thuẫn, thường là không thể dung hòa. Nguyên nhân sâu xa là do Việt nam không có Triết lý pháp lý xây dựng luật, cho toàn bộ hệ thống pháp luật, cũng như cho từng bộ luật.Làm sao có thể vừa có quyền im lặng, vừa có nghĩa vụ tố giác? Tạo sao, một người bị tình nghi, thậm chí là tội phạm - trong tư cách một công dân - có quyền im lặng; trong khi luật sư - cũng trong tư cách công dân - lại phải có nghĩa vụ tố giác hành vi phạm tội?
Không thể giải quyết nổi mâu thuẫn và nghịch lý này khi cứ đinh ninh rằng - bất chấp mâu thuẫn với các quyền công dân cơ bản - công dân có trách nhiệm tố giác hành vi phạm tội.
Quyền im lặng của công dân, tất nhiên kể cả nghi phạm, tội phạm, được thế giới công nhận là một quyền công dân căn bản; nó cũng được Việt nam công nhận. Quyền này được dẫn ra tự quyền tự do của con người.
Trong một Nhà nước pháp quyền, bất kỳ sự hạn chế quyền tự do cơ bản nào, trong đó có quyền im lặng, cũng đều phải là ngoại lệ với những điều kiện luật định nghiêm nghặt và rõ ràng.
Nghĩa vụ tố giác là một sự hạn chế nghiêm trọng quyền im lặng. Do đó, các Nhà nước pháp quyền dân chủ trên thế giới đều hết sức thận trọng khi qui định nghĩa vụ tố giác đối với công dân nói chung và đặc biệt thận trọng khi áp dụng chúng cho nghề luật sư.
VN: Góp ý về dự thảo 'không tố giác tội phạm
Quốc hội VN: Súng kíp, đám ma và khỉ
Luật của Đức viết gì về nghĩa vụ công dân?
Đối với công dân, CHLB Đức không hề qui định công dân có nghĩa vụ tổng quát phải tố giác.
Xuất phát từ việc phải tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người, khác với Khoản 1, Điều 19 Bộ Luật hình sự 2015 của Việt nam, Luật hình sự và các bộ luật khác của CHLB Đức không công nhận, không qui định một nghĩa vụ tổng quát buộc mỗi người phải có nghĩa vụ tố giác hành vi phạm tội.
Với thông báo miệng là đang xem xét khởi tố Luật sư về tội không tố giác, Viện kiểm sát cũng đã có thể buộc luật sư của nghi phạm phải đồng ý với nhận định của họ.
Ngược lại, theo Điều 138, khoản 1, Luật Hình sự Đức, mỗi người chỉ có nghĩa vụ tố giác một số xác định những tội đặc biệt nghiêm trọng như chuẩn bị hoặc thực hiện chiến tranh, một số trường hợp đặc biệt của tội phản quốc, giết người, cướp của, tội ác chống lại quyền tự do cá nhân. Công dân không có nghĩa vụ tố giác, nhưng có quyền tố giác. Nghĩa là không tố giác cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, nghĩa vụ tố giác là trường hợp ngoại lệ của quyền im lặng.
Đối với ngoại lệ là một số trường hợp mà công dân có nghĩa vụ tố giác, Luật Hình sự Đức qui định các điều kiện để hình thành nghĩa vụ tố giác là hết sức nghiêm ngặt. Trước hết, nghĩa vụ tố giác chỉ được áp dụng cho các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do là trường hợp ngoại lệ cho việc hạn chế quyền cơ bản của công dân, luật hình sự phải qui định rõ ràng và cụ thể điều kiện áp dụng và các yếu tố cấu thành những tội phạm này. Như vậy vẫn chưa đủ, công dân chỉ có nghĩa vụ tố giác, khi hội đủ các điều kiện tiếp theo dưới đây.
Nguồn tin
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGESImage captionTừ dân thường tới luật sư đều phải tố giác tội phạm?
Người có nghĩa vụ tố giác phải biết một cách có thể tin chắc được (chứ không phải biết rõ như qui định tại Khoản 1, Điều 19 Bộ Luật hình sự 2015 của Việt Nam) về kế hoạch hoặc việc thực hiện hành vi phạm tội. Khả năng có thể biết được về kế hoạch hoặc về việc thực hiện hành vi là không đủ để buộc tội không tố giác.
Khi những thông tin này có được sau khi hành vi phạm tội đã được thực hiện, thì người nắm được thông tin chỉ có nghĩa vụ tố giác, nếu điều đó giúp ngăn chặn các hậu quả tiếp theo của hành vi phạm tội, hoặc ngăn chặn thiệt hại lớn hơn.
Về thời điểm có thông tin:
Người có nghĩa vụ tố giác phải biết được các thông tin nói trên vào thời gian hành vi đó đang diễn ra hoặc còn có khả năng ngăn chặn được, mà không tố giác một cách kịp thời cho cơ quan có trách nhiệm hoặc người là mục tiêu của hành vi phạm tội, mới bị trừng phạt. Các qui định về nghĩa vụ tố giác là rất phức tạp và phải được áp dụng phối hợp nhiều qui định.
Đối tượng: Dù đã là ngoại lệ, nghĩa vụ tố giác còn có ngoại lệ (ngoại lệ của ngoại lệ) dành cho chủ thể phải tố giác. Bản thân tội phạm, đồng phạm, người xúi dục hoặc giúp đỡ tội phạm; cha đạo nghe xưng tội; Luật sư; Người bảo vệ; Bác sĩ và tư vấn tâm lý nếu họ đã thật sự cố gắng ngăn chặn hậu quả hoặc thuyết phục tội phạm không thực hiện hành vi phạm tội, không có nghĩa vụ tố giác tội phạm.
Luật sư và nền tư pháp cùng số phận hẩm hiu?
Nhìn lại vụ Đồng Tâm - vì đâu nên nỗi?
Người có nghĩa vụ tố giác phải biết một cách có thể tin chắc được (chứ không phải biết rõ như qui định tại Khoản 1, Điều 19 Bộ Luật hình sự 2015 của Việt Nam) về kế hoạch hoặc việc thực hiện hành vi phạm tội. Khả năng có thể biết được về kế hoạch hoặc về việc thực hiện hành vi là không đủ để buộc tội không tố giác.
Khi những thông tin này có được sau khi hành vi phạm tội đã được thực hiện, thì người nắm được thông tin chỉ có nghĩa vụ tố giác, nếu điều đó giúp ngăn chặn các hậu quả tiếp theo của hành vi phạm tội, hoặc ngăn chặn thiệt hại lớn hơn.
Về thời điểm có thông tin:
Người có nghĩa vụ tố giác phải biết được các thông tin nói trên vào thời gian hành vi đó đang diễn ra hoặc còn có khả năng ngăn chặn được, mà không tố giác một cách kịp thời cho cơ quan có trách nhiệm hoặc người là mục tiêu của hành vi phạm tội, mới bị trừng phạt. Các qui định về nghĩa vụ tố giác là rất phức tạp và phải được áp dụng phối hợp nhiều qui định.
Đối tượng: Dù đã là ngoại lệ, nghĩa vụ tố giác còn có ngoại lệ (ngoại lệ của ngoại lệ) dành cho chủ thể phải tố giác. Bản thân tội phạm, đồng phạm, người xúi dục hoặc giúp đỡ tội phạm; cha đạo nghe xưng tội; Luật sư; Người bảo vệ; Bác sĩ và tư vấn tâm lý nếu họ đã thật sự cố gắng ngăn chặn hậu quả hoặc thuyết phục tội phạm không thực hiện hành vi phạm tội, không có nghĩa vụ tố giác tội phạm.
Luật sư và nền tư pháp cùng số phận hẩm hiu?
Nhìn lại vụ Đồng Tâm - vì đâu nên nỗi?
Nghĩa vụ của luật sư
Trong các nước có thể chế nhà nước pháp quyền dân chủ, luật sư là một bộ phận độc lập, tự chủ và không thể tách rời trong một hệ thống bảo đảm thực thi pháp luật gồm Luật sư, Viện công tố và Tòa án. Trong đó, Luật sư, Viện công tố, Tòa án là ba bộ phận độc lập, có vị trí ngang nhau và quyền bình đẳng như nhau.
Luật sư không có nghĩa vụ bảo vệ công lý, cũng không được trao quyền bảo vệ công lý. Nhưng thông qua việc áp dụng pháp luật để bảo vệ Thân chủ một cách chính đáng, Luật sư góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và bảo vệ công lý.
Luật sư là một nghề đặc biệt, mà một trong những nền tảng quan trọng nhất hình thành nghề này là quan hệ hoàn toàn tin cậy giữa Luật sư và Thân chủ. Không có mối quan hệ này, cũng không có nghề luật sư.
Vì vậy, tại các Nhà nước pháp quyền dân chủ, nghĩa vụ im lặng được công nhận và bảo vệ như một trong các cột trụ của nghề luật sư. Nghĩa vụ im lặng phải được tuân thủ tuyệt đối, vì nó là điều kiện và cơ sở không thể thiếu để xây dựng quan hệ tin tưởng giữa luật sư và thân chủ.
Thân chủ có quyền và lợi ích chính đáng để đòi hỏi Luật sư của mình chỉ được công bố những thông tin ảnh hưởng đến cuộc sống của mình khi được sự đồng ý của họ. Nghĩa vụ im lặng là một nghĩa vụ cơ bản quan trọng nhất của Luật sư và là nền tảng quan trọng nhất làm nên hay hủy diệt nghề luật sư.
Tư pháp Việt Nam kém được coi trọng?
LS Quân: Quốc hội phải độc lập khỏi Đảng
Trong các nước có thể chế nhà nước pháp quyền dân chủ, luật sư là một bộ phận độc lập, tự chủ và không thể tách rời trong một hệ thống bảo đảm thực thi pháp luật gồm Luật sư, Viện công tố và Tòa án. Trong đó, Luật sư, Viện công tố, Tòa án là ba bộ phận độc lập, có vị trí ngang nhau và quyền bình đẳng như nhau.
Luật sư không có nghĩa vụ bảo vệ công lý, cũng không được trao quyền bảo vệ công lý. Nhưng thông qua việc áp dụng pháp luật để bảo vệ Thân chủ một cách chính đáng, Luật sư góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và bảo vệ công lý.
Luật sư là một nghề đặc biệt, mà một trong những nền tảng quan trọng nhất hình thành nghề này là quan hệ hoàn toàn tin cậy giữa Luật sư và Thân chủ. Không có mối quan hệ này, cũng không có nghề luật sư.
Vì vậy, tại các Nhà nước pháp quyền dân chủ, nghĩa vụ im lặng được công nhận và bảo vệ như một trong các cột trụ của nghề luật sư. Nghĩa vụ im lặng phải được tuân thủ tuyệt đối, vì nó là điều kiện và cơ sở không thể thiếu để xây dựng quan hệ tin tưởng giữa luật sư và thân chủ.
Thân chủ có quyền và lợi ích chính đáng để đòi hỏi Luật sư của mình chỉ được công bố những thông tin ảnh hưởng đến cuộc sống của mình khi được sự đồng ý của họ. Nghĩa vụ im lặng là một nghĩa vụ cơ bản quan trọng nhất của Luật sư và là nền tảng quan trọng nhất làm nên hay hủy diệt nghề luật sư.
Tư pháp Việt Nam kém được coi trọng?
LS Quân: Quốc hội phải độc lập khỏi Đảng
Quyền im lặng của luật sư
Việc hạn chế quyền im lặng của luật sư cũng bị thu hẹp hơn rất nhiều so với công dân.
Tại Đức, chẳng hạn, Luật Luật sư Liên bang Điều 43 a, khoản 2 BRAO và Điều 2 Qui tắc nghề Luật sư (BORA), qui định luật sư không chỉ có nghĩa vụ, mà còn có quyền im lặng.
Quyền im lặng của luật sư, bên cạnh các cơ sở pháp lý khác, dựa trên quyền im lặng của nhân chứng. Quyền này có hiệu lực đối với toàn bộ những gì liên quan đến hoạt động của nghề luật sư. Luật sư không có nghĩa vụ tố giác.
Để khẳng định điều đó, Luật Luật sư Liên bang và Qui tắc nghề Luật sư của Đức chỉ nêu các trường hợp ngoại lệ luật định mà qui định về nghĩa vụ im lặng không còn hiệu lực đối với Luật sư nữa.
Nói một cách khác, khi ở vào trường hợp ngoại lệ luật định, Luật sư chỉ không còn nghĩa vụ im lặng nữa, nên có thể tự quyết định có tố giác hay không. Tuy vậy, trong thực tế, luật sư sẽ phải cân nhắc hết sức cẩn trọng, vì họ vẫn có nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật đời tư của thân chủ theo qui định tại Điều 203 Bộ Luật hình sự Đức.
Đối thoại 'tín hiệu mới rất đáng khích lệ'
'Nghĩa vụ tố giác tội phạm' của luật sư
Việc hạn chế quyền im lặng của luật sư cũng bị thu hẹp hơn rất nhiều so với công dân.
Tại Đức, chẳng hạn, Luật Luật sư Liên bang Điều 43 a, khoản 2 BRAO và Điều 2 Qui tắc nghề Luật sư (BORA), qui định luật sư không chỉ có nghĩa vụ, mà còn có quyền im lặng.
Quyền im lặng của luật sư, bên cạnh các cơ sở pháp lý khác, dựa trên quyền im lặng của nhân chứng. Quyền này có hiệu lực đối với toàn bộ những gì liên quan đến hoạt động của nghề luật sư. Luật sư không có nghĩa vụ tố giác.
Để khẳng định điều đó, Luật Luật sư Liên bang và Qui tắc nghề Luật sư của Đức chỉ nêu các trường hợp ngoại lệ luật định mà qui định về nghĩa vụ im lặng không còn hiệu lực đối với Luật sư nữa.
Nói một cách khác, khi ở vào trường hợp ngoại lệ luật định, Luật sư chỉ không còn nghĩa vụ im lặng nữa, nên có thể tự quyết định có tố giác hay không. Tuy vậy, trong thực tế, luật sư sẽ phải cân nhắc hết sức cẩn trọng, vì họ vẫn có nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật đời tư của thân chủ theo qui định tại Điều 203 Bộ Luật hình sự Đức.
Đối thoại 'tín hiệu mới rất đáng khích lệ'
'Nghĩa vụ tố giác tội phạm' của luật sư
Tự nguyện
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (góc trái) trong kỳ họp hôm 22/05
Quyết định tiết lộ thông tin của Thân chủ hay tố giác tội phạm, vì vậy, là quyết định tự nguyện của luật sư, không phải nghĩa vụ luật định. Với quyết định của mình, luật sư có thể bị Thân chủ khởi kiện tại Tòa. Khi đó, Tòa án sẽ cân nhắc quyền và lợi ích của tất cả các bên, đặc biệt là của xã hội, để quyết định luật sư có vi phạm các nghĩa vụ của mình hay không?
Qui định luật sư có nghĩa vụ (trách nhiệm) tố giác tội phạm, dù chỉ đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác, là đi ngược các nguyên tắc phổ quát của một Nhà nước pháp quyền nhằm xây dựng một nghề luật sư thật sự có tác dụng giữ gìn và bảo vệ công lý.
Không chỉ mâu thuẫn với các qui định của Hiến pháp, của Luật Luật sư, qui định luật sư có nghĩa vụ tố giác cũng sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí tạo điều kiện dễ dàng hình thành những kiểu đe dọa mới, khiến luật sư không thể hành nghề một cách độc lập và tự chủ được.
Do không có một Triết lý pháp lý rõ ràng, xuyên suốt; không có các chuẩn mực, tiêu chí lý giải áp dụng Điều luật một cách cụ thể để không thể hiểu sai (mà đặc biệt là cho các trường hợp ngoại lệ), việc Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra định danh tội phạm không chính xác, không đúng, không phải là chuyện hiếm thấy trong thực tiễn.
Làm luật ở Việt Nam kém chất lượng?
'Bước lùi lớn trong lịch sử luật pháp VN?'
Với Điều 19 Bộ Luật Hình sự 2015, chỉ cần cán bộ của một cơ quan có thẩm quyền cho rằng luật sư có biểu hiện của tội không tố giác tội phạm, cũng đủ khiến Luật sư không còn tập trung bảo vệ Thân chủ được nữa.
Với thông báo miệng là đang xem xét khởi tố Luật sư về tội không tố giác, Viện kiểm sát cũng đã có thể buộc luật sư của nghi phạm phải đồng ý với nhận định của họ.
Qui định tổng quát buộc công dân phải tố giác tội phạm, buộc cả luật sư tố giác các tội xâm phạm anh ninh quốc gia, là một tín hiệu thực sự đáng sợ gửi đến cộng đồng quốc tế.
Bởi nó khiến họ phải liên tưởng đến chế độ mật vụ hóa toàn dân của nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) trước đây, buộc mỗi công dân phải có nghĩa vụ tố giác người khác khi thấy có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia.
Nó khiến công dân phải lo sợ mà "quan tâm" theo dõi lẫn nhau để có thể đi tố giác, nếu không muốn bị người khác tố giác tội không tố giác; nó khiến toàn xã hội phải sống trong bầu không khí mất lòng tin vào con người và nghi ngại lẫn nhau.
Đây là điều Việt Nam nhất định phải tránh, nếu muốn giữ được lòng tin của cộng đồng quốc tế, của các nhà đầu tư nước ngoài và hội nhập quốc tế thành công.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Tp. HCM
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-40232507
Một hình thức đấu tố năm 45,con tố cha vợ tố chồng. Luật sư tố thân chủ, còn tố gì nửa đây..
Trả lờiXóaĐể đảm bảo kết thúc vụ án nhanh ,cho luật sư quyền được TRA TẤN thân chủ của mình,chẳng phải tố káo cho mất công!.
Trả lờiXóa