Người Việt cầm tù bản thân như thế nào?
“Chính trị” đột nhiên bị choàng lên một hàm nghĩa mà người ta không dám nói ra, nhưng ai ai cũng hiểu. Người ta sợ hãi khi bị chụp cho cái mũ “làm chính trị”. Tương tự như vậy, từ“phản động” có nghĩa là nghĩ khác với quan niệm chung, vốn chẳng hề mang ý tranh đấu mà người ta gắn thêm cho nó. “Chính trị” và “phản động” đã trở thành những chấn song cho nhà tù tâm lý do “ý thức cảnh báo nguy hiểm” của người Việt dựng nên.
Cảnh sát giao thông núp bắn tốc độ
Có một điều đáng suy ngẫm thế này: trong khi ở nước ngoài, người ta cảm thấy vượt đèn đỏ là nguy hiểm, thì ở Việt Nam, người ta làm chuyện “nguy hiểm” ấy như cơm bữa; nhưng nếu như ở nước ngoài nhìn thấy cảnh sát sẽ cảm thấy yên tâm, thì ở Việt Nam, không ít người cứ đột nhiên nhìn thấy cảnh sát (nhất là cảnh sát giao thông) là giật mình hốt hoảng. Điều đó nói lên rằng ý thức cảnh báo nguy hiểm của người Việt thật là kỳ lạ.
(Ảnh minh họa)
Thông thường, những thứ nguy hiểm như điện cao thế, hỏa hoạn, hay vũ khí sẽ khiến con người ta nảy sinh ý thức cảnh báo nguy hiểm. Nhưng đây đều là những thứ hữu hình, dù đáng sợ vẫn có thể biết mà tránh. Nhưng ý thức cảnh báo nguy hiểm của nhiều người Việt trong nước chủ yếu lại đến từ những thứ… vô hình.
Nếu như ngày xưa, các bà mẹ dọa con ăn bằng “ông ngáo ộp”, thì ngày nay, “nín đi không có mẹ cho công an bắt” đã trở thành một lời dọa trẻ con ngay từ khi chúng còn chưa chập chững bước vào đời. “Nghé con không sợ hổ”, chú nghé nhỏ vì chưa từng gặp hổ nên tự nhiên sẽ không cho rằng hổ nguy hiểm. Ý thức cảnh báo nguy hiểm của người Việt không tự nhiên mà sinh ra. Giáo dục từ bé có thể là một nguyên nhân bề mặt nhất dẫn đến những nỗi sợ hãi vô hình này, nhưng đó không hẳn đã là điều cốt yếu.
Một nguyên nhân khác quan trọng hơn là nhiều người Việt dễ dàng phá bỏ nguyên tắc, ưa phạm lỗi lầm nhỏ, hay thích được “xí xóa” với lối nghĩ “dù không hợp lý, nhưng vẫn hợp tình”: vượt đèn đỏ, vứt rác bừa bãi, đi muộn về sớm, hay thậm chí là khạc nhổ, đái bậy… chúng ta luôn sống trong cảm giác “mình đang sai” chứ không phải là “mình đang đúng”. Cảm giác tội lỗi một cách không tự biết đó quả thật đã hằn sâu vào tâm trí người Việt…
Tuy nhiên, suy ngẫm kỹ hơn, thì ý thức cảnh báo nguy hiểm của một số người Việt trong nước còn tới từ chính một thứ “văn hóa”, hành vi, hay tâm lý ẩn giấu trong cuộc sống thường nhật. Loại tâm lý ấy khiến người ta sống không thật lòng với nhau, tranh đấu, hơn thua chỉ vì chút lợi nhỏ. Người ta thường luôn phải tự hỏi là rốt cuộc ai sẽ đâm cho mình một nhát, tiết lộ bí mật của mình, thậm chí ngay cả khi đó là người mình đã từng xả thân cứu giúp. Nhiều người Việt có tâm lý cảnh giác lẫn nhau. Thậm chí ngay cả ở nước ngoài, đôi khi người Việt vẫn ganh đua chứ không phải là giúp đỡ.
Nguyên nhân sâu xa của loại tâm lý này có lẽ là từ những cuộc vận động và đấu tố thời chiến tranh. Bất kể ai có ý kiến bất đồng, có suy nghĩ khác biệt, đều bị quy kết là phản động, bị tố giác, bị chỉ điểm, bị trừng phạt từ nhỏ tới lớn, từ kinh tế, danh dự, tâm hồn, thể xác cho tới sinh mệnh.
Để bảo vệ bản thân, một công tố viên vô hình được hình thành trong ý thức của người Việt thời bấy giờ, không nơi đâu không có mặt, giám sát khống chế tư duy của họ. Những cách nghĩ không phù hợp với quan niệm chung thời đó đều khiến người ta phải nhanh chóng dập tắt.
Với tâm lý này, người ta hình thành những quy tắc và tự đo lường cách nghĩ của bản thân và người khác, tự khoanh vùng giam bản thân mình, nỗ lực dập tắt cách nghĩ nào không phù hợp với quy tắc. Thậm chí dù đã cách thời chiến tranh nhiều năm, người ta vẫn sợ hãi một cách “bản năng”, không dám bộc lộ suy nghĩ thực của mình về những vấn đề “hơi nhạy cảm”, có bàn luận thì cũng là “nói nhỏ thôi” kẻo người khác nghe thấy. Cho tới nay, thi thoảng những cuộc bắt bớ, thanh trừng hay bưng bít thông tin xảy ra cũng làm gia tăng thêm cảm giác ấy.
Về mặt tâm lý, “ý thức cảnh báo nguy hiểm” bắt nguồn từ sự “sợ hãi”. Trong đầu nghĩ gì không ai biết, sao lại sợ? Bởi vì hành vi của con người bị tư tưởng của con người khống chế. Nếu trong tư tưởng có những quan niệm không phù hợp với “nguyên tắc”, thì rất có thể một lúc nào đó sẽ lỡ miệng, sẽ lỡ làm gì đó, và sẽ chịu thiệt thòi. Cho nên người ta vì bảo vệ mình, ngay cả tư tưởng trái chiều cũng đều phải tự mình giữ chặt. Không chỉ bản thân mình giữ chặt, mà còn phải khiến người khác giữ chặt. Cả một xã hội tạo thành một môi trường như vậy, và môi trường này lại quay ngược lại gia tăng “ý thức cảnh báo nguy hiểm”.
Người Việt trong nước hay có một cách nói phổ biến là:
“Làm chính trị”
Chính trị là từ Hán Việt. Chính có nghĩa là chuyện của người dân, trị có nghĩa là quản lý, quản lý chuyện của người dân nghĩa là chính trị. Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều chính trị gia nổi tiếng như Trần Nhân Tông, Lý Thường Kiệt, hay Lê Đại Hành. Ở phương Tây và ở Việt Nam trong quá khứ, chính trị gia, quan lại hay hoàng đế có lẽ là một vinh dự mà nhiều người theo đuổi. Dường như chỉ đến thời nay, người ta mới xem “chính trị” là một chuyện cần phải tránh né.
Nếu có người đòi hỏi quyền lợi chính đáng, hoặc có ý kiến về chính sách và hiện tượng xã hội, thì âu cũng là lẽ bình thường, vậy mà ngay lập tức bị chụp cho cái mũ “làm chính trị”. Khôi hài là ở chỗ, người Việt từ bé đến lớn đều tham gia vào “chính trị”. Ngay từ cấp tiểu học, lũ trẻ đã phải “phấn đấu” để được làm đội viên. Lớn rồi, thì những bài học về “chính trị” lại đi kèm trong những giờ Giáo dục công dân và Lịch sử. Tiếp nữa khi lên đại học thì được giáo dục về “kinh tế chính trị”, về chủ nghĩa này, chủ nghĩa kia. Vào xã hội thì đi lên nhờ “chính trị”. Với những sự kiện quan trọng trong xã hội, người ta lại càng không tránh khỏi việc phải biểu đạt thái độ, trong đó “im lặng” cũng là một loại hình thức. Vài chục năm trước, trong nhà có trồng vài cây rau, nuôi vài con gà, con lợn, cũng đều là vấn đề“chính trị”…
Thói quen đấu tố (Ảnh qua mlouizi.unblog.fr)
“Chính trị” đột nhiên bị choàng lên một hàm nghĩa mà người ta không dám nói ra, nhưng ai ai cũng hiểu. Người ta sợ hãi khi bị chụp cho cái mũ “làm chính trị”. Tương tự như vậy, từ“phản động” có nghĩa là nghĩ khác với quan niệm chung, vốn chẳng hề mang ý tranh đấu mà người ta gắn thêm cho nó. “Chính trị” và “phản động” đã trở thành những chấn song cho nhà tù tâm lý do “ý thức cảnh báo nguy hiểm” của người Việt dựng nên.
Giờ đây, với sự phát triển mạnh của mạng xã hội, người ta đã tưởng rằng mình có một sự tự do nhất định. Nhưng sự kiểm duyệt, cấm đoán, và những mặt trái bị bưng bít vẫn khiến người ta cảm thấy ngột ngạt và giả tạo. Sau cùng, người Việt phải chấp nhận hài lòng với một cái lồng rộng hơn…
Một tác gia nổi tiếng bị mù từng nói: “Thân thể tôi không tự do, nhưng tinh thần tôi tự do.”Trong một xã hội bình thường, người ta có thể có đủ kiểu giá trị quan và phương thức tư duy, có quyền được lựa chọn một cách đầy đủ, là chủ nhân trong cuộc sống của mình. Người Việt cũng cần suy nghĩ về điều đó.
Chúng ta cần phải rõ ràng về một thường thức cơ bản: “ý thức cảnh báo nguy hiểm” trực tiếp vi phạm tinh thần pháp trị hiện đại. Điều mà pháp luật của bất kỳ một nước văn minh nào trừng phạt đều là hành vi phạm tội của con người, chứ tuyệt đối không phải là tư tưởng của con người. Cũng chính là vì pháp luật chỉ có thể căn cứ vào việc một người đã làm gì mà trừng phạt họ, chứ tuyệt đối không thể căn cứ vào điều họ nghĩ gì mà trừng phạt họ. Khi chúng ta cảm thấy một cách nghĩ nào rất nguy hiểm, chúng ta nên ý thức được đây là di chứng của cách làm dã man quy tội và chụp mũ cho tư tưởng đã khiến cả một thế hệ người Việt điêu đứng.
Điều người Việt cần không phải là một hành động bề mặt bên ngoài, mà chính tư duy của chúng ta phải thoát khỏi nỗi sợ hãi, khôi phục tôn nghiêm, sống có tự trọng với ý nghĩ rằng: “mình đang làm đúng”.
Blog Minh Huy
Một nguyên nhân khác quan trọng hơn là nhiều người Việt dễ dàng phá bỏ nguyên tắc, ưa phạm lỗi lầm nhỏ, hay thích được “xí xóa” với lối nghĩ “dù không hợp lý, nhưng vẫn hợp tình”: vượt đèn đỏ, vứt rác bừa bãi, đi muộn về sớm, hay thậm chí là khạc nhổ, đái bậy… chúng ta luôn sống trong cảm giác “mình đang sai” chứ không phải là “mình đang đúng”. Cảm giác tội lỗi một cách không tự biết đó quả thật đã hằn sâu vào tâm trí người Việt…
Vượt đèn đỏ (Ảnh qua phapluatgiaothong.vn)
Tuy nhiên, suy ngẫm kỹ hơn, thì ý thức cảnh báo nguy hiểm của một số người Việt trong nước còn tới từ chính một thứ “văn hóa”, hành vi, hay tâm lý ẩn giấu trong cuộc sống thường nhật. Loại tâm lý ấy khiến người ta sống không thật lòng với nhau, tranh đấu, hơn thua chỉ vì chút lợi nhỏ. Người ta thường luôn phải tự hỏi là rốt cuộc ai sẽ đâm cho mình một nhát, tiết lộ bí mật của mình, thậm chí ngay cả khi đó là người mình đã từng xả thân cứu giúp. Nhiều người Việt có tâm lý cảnh giác lẫn nhau. Thậm chí ngay cả ở nước ngoài, đôi khi người Việt vẫn ganh đua chứ không phải là giúp đỡ.
Nguyên nhân sâu xa của loại tâm lý này có lẽ là từ những cuộc vận động và đấu tố thời chiến tranh. Bất kể ai có ý kiến bất đồng, có suy nghĩ khác biệt, đều bị quy kết là phản động, bị tố giác, bị chỉ điểm, bị trừng phạt từ nhỏ tới lớn, từ kinh tế, danh dự, tâm hồn, thể xác cho tới sinh mệnh.
Để bảo vệ bản thân, một công tố viên vô hình được hình thành trong ý thức của người Việt thời bấy giờ, không nơi đâu không có mặt, giám sát khống chế tư duy của họ. Những cách nghĩ không phù hợp với quan niệm chung thời đó đều khiến người ta phải nhanh chóng dập tắt.
Với tâm lý này, người ta hình thành những quy tắc và tự đo lường cách nghĩ của bản thân và người khác, tự khoanh vùng giam bản thân mình, nỗ lực dập tắt cách nghĩ nào không phù hợp với quy tắc. Thậm chí dù đã cách thời chiến tranh nhiều năm, người ta vẫn sợ hãi một cách “bản năng”, không dám bộc lộ suy nghĩ thực của mình về những vấn đề “hơi nhạy cảm”, có bàn luận thì cũng là “nói nhỏ thôi” kẻo người khác nghe thấy. Cho tới nay, thi thoảng những cuộc bắt bớ, thanh trừng hay bưng bít thông tin xảy ra cũng làm gia tăng thêm cảm giác ấy.
Nhưng đúng hay sai, chúng ta cần phải thật sự suy ngẫm…
Về mặt tâm lý, “ý thức cảnh báo nguy hiểm” bắt nguồn từ sự “sợ hãi”. Trong đầu nghĩ gì không ai biết, sao lại sợ? Bởi vì hành vi của con người bị tư tưởng của con người khống chế. Nếu trong tư tưởng có những quan niệm không phù hợp với “nguyên tắc”, thì rất có thể một lúc nào đó sẽ lỡ miệng, sẽ lỡ làm gì đó, và sẽ chịu thiệt thòi. Cho nên người ta vì bảo vệ mình, ngay cả tư tưởng trái chiều cũng đều phải tự mình giữ chặt. Không chỉ bản thân mình giữ chặt, mà còn phải khiến người khác giữ chặt. Cả một xã hội tạo thành một môi trường như vậy, và môi trường này lại quay ngược lại gia tăng “ý thức cảnh báo nguy hiểm”.
Người Việt trong nước hay có một cách nói phổ biến là:
“Làm chính trị”
Chính trị là từ Hán Việt. Chính có nghĩa là chuyện của người dân, trị có nghĩa là quản lý, quản lý chuyện của người dân nghĩa là chính trị. Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều chính trị gia nổi tiếng như Trần Nhân Tông, Lý Thường Kiệt, hay Lê Đại Hành. Ở phương Tây và ở Việt Nam trong quá khứ, chính trị gia, quan lại hay hoàng đế có lẽ là một vinh dự mà nhiều người theo đuổi. Dường như chỉ đến thời nay, người ta mới xem “chính trị” là một chuyện cần phải tránh né.
Nếu có người đòi hỏi quyền lợi chính đáng, hoặc có ý kiến về chính sách và hiện tượng xã hội, thì âu cũng là lẽ bình thường, vậy mà ngay lập tức bị chụp cho cái mũ “làm chính trị”. Khôi hài là ở chỗ, người Việt từ bé đến lớn đều tham gia vào “chính trị”. Ngay từ cấp tiểu học, lũ trẻ đã phải “phấn đấu” để được làm đội viên. Lớn rồi, thì những bài học về “chính trị” lại đi kèm trong những giờ Giáo dục công dân và Lịch sử. Tiếp nữa khi lên đại học thì được giáo dục về “kinh tế chính trị”, về chủ nghĩa này, chủ nghĩa kia. Vào xã hội thì đi lên nhờ “chính trị”. Với những sự kiện quan trọng trong xã hội, người ta lại càng không tránh khỏi việc phải biểu đạt thái độ, trong đó “im lặng” cũng là một loại hình thức. Vài chục năm trước, trong nhà có trồng vài cây rau, nuôi vài con gà, con lợn, cũng đều là vấn đề“chính trị”…
Thói quen đấu tố (Ảnh qua mlouizi.unblog.fr)
“Chính trị” đột nhiên bị choàng lên một hàm nghĩa mà người ta không dám nói ra, nhưng ai ai cũng hiểu. Người ta sợ hãi khi bị chụp cho cái mũ “làm chính trị”. Tương tự như vậy, từ“phản động” có nghĩa là nghĩ khác với quan niệm chung, vốn chẳng hề mang ý tranh đấu mà người ta gắn thêm cho nó. “Chính trị” và “phản động” đã trở thành những chấn song cho nhà tù tâm lý do “ý thức cảnh báo nguy hiểm” của người Việt dựng nên.
Giờ đây, với sự phát triển mạnh của mạng xã hội, người ta đã tưởng rằng mình có một sự tự do nhất định. Nhưng sự kiểm duyệt, cấm đoán, và những mặt trái bị bưng bít vẫn khiến người ta cảm thấy ngột ngạt và giả tạo. Sau cùng, người Việt phải chấp nhận hài lòng với một cái lồng rộng hơn…
Một tác gia nổi tiếng bị mù từng nói: “Thân thể tôi không tự do, nhưng tinh thần tôi tự do.”Trong một xã hội bình thường, người ta có thể có đủ kiểu giá trị quan và phương thức tư duy, có quyền được lựa chọn một cách đầy đủ, là chủ nhân trong cuộc sống của mình. Người Việt cũng cần suy nghĩ về điều đó.
Chúng ta cần phải rõ ràng về một thường thức cơ bản: “ý thức cảnh báo nguy hiểm” trực tiếp vi phạm tinh thần pháp trị hiện đại. Điều mà pháp luật của bất kỳ một nước văn minh nào trừng phạt đều là hành vi phạm tội của con người, chứ tuyệt đối không phải là tư tưởng của con người. Cũng chính là vì pháp luật chỉ có thể căn cứ vào việc một người đã làm gì mà trừng phạt họ, chứ tuyệt đối không thể căn cứ vào điều họ nghĩ gì mà trừng phạt họ. Khi chúng ta cảm thấy một cách nghĩ nào rất nguy hiểm, chúng ta nên ý thức được đây là di chứng của cách làm dã man quy tội và chụp mũ cho tư tưởng đã khiến cả một thế hệ người Việt điêu đứng.
Điều người Việt cần không phải là một hành động bề mặt bên ngoài, mà chính tư duy của chúng ta phải thoát khỏi nỗi sợ hãi, khôi phục tôn nghiêm, sống có tự trọng với ý nghĩ rằng: “mình đang làm đúng”.
Blog Minh Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét