Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thêm 1 phút "Giving" làm nước mắt chảy tiếp

Thêm 1 phút "Giving" làm nước mắt chảy tiếp
Đọc câu chuyện 1 phút dưới đây nhiều bạn cũng chảy nước mắt như xem phim "Giving" 3 phút vừa rồi. Câu chuyện như sau: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."

3 phút "Giving" làm hàng triệu người chảy nước mắt

Phim "Cho Đi" làm hàng triệu người chảy nước mắt
True Movie : "Giving" (Cho đi)

Tiến sĩ, hưu trí, osin: Ai lương cao hơn?

Đọc bài này cho vui thôi vì so sánh của tác giả khá khập khiễng: Lấy thu nhập thấp nhất của tiến sĩ dốt nhất (vì cứ thụ động ngồi ăn lương của nhà nước) so với thu nhập cao nhất của hưu trí và osin. Nếu so sánh theo mặt bằng chung (trung bình) thì chắc chắn thu nhập của tiến sĩ cao hơn thu nhập của các bác hưu trí và các chị giúp việc, thậm chí cao hơn nhiều. Lưu ý trong bài dùng từ lương, nhưng nên nghĩ theo hướng so sánh tổng thu nhập, gồm nguồn lương nhà nước, doanh nghiệp trả định kỳ, theo sổ sách chính thức và nguồn thu nhập khác từ các hoạt động kinh tế tư nhân (kiếm thêm nhờ lợi dụng bằng cấp của mình, dù là làm thêm qua hợp tác với khu vực kinh tế nhà nước).
Tiến sĩ, hưu trí, osin: Ai lương cao hơn?
(Kienthuc.net.vn) - Nếu làm phép so sánh đơn giản, không khó nhận ra, thu nhập của một số tiến sĩ hiện nay quả thực đáng buồn.
“Hẩm hiu” lương tiến sĩ

Hiện tượng "chảy máu chất xám" đã tồn tại nhiều năm qua ở Việt Nam, nhưng vẫn là vấn đề nổi cộm. Trên thực tế, nguyên nhân hàng đầu là do cơ chế trả lương và đãi ngộ người tài quá bất cập. Trong khi đó, mức chi phí mà một người phải bỏ ra để hoàn thành khóa học thạc sĩ, tiến sĩ lại không hề nhỏ. Trung bình hiện nay, người theo học khóa đào tạo thạc sĩ cần bỏ ra 20 - 30 triệu đồng để hoàn thành hai năm "dùi mài kinh sử". Đương nhiên, khóa đào tạo tiến sĩ sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Ngoài tiền học phí, người học còn phải lo thêm vô vàn khoản phí "ngoài luồng" khác.

Ảnh minh họa. 
Tuy nhiên, Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước lại không có thang lương cho học vị thạc sĩ hay tiến sĩ. Và thực tế cho thấy, tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay đang phải nhận mức lương trên dưới 3 triệu đồng sau nhiều năm được đào tạo bài bản, tốn kém không phải chuyện hiếm.

Na Uy - con đường đứng tim

Na Uy - con đường đứng tim
Đường Atlantic hay còn gọi là đường Đại Tây Dương, có chiều dài trên biển khoảng 9km, nối giữa thị trấn Kristiansund và Molde. Con đường này bắt đầu khoảng 30km về phía Tây Nam của Kristiansund và kết thúc 47km về phía Bắc của Molde.
Là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Na Uy, con đường này mang tới cho du khách những giây phút như "đứng tim", với những con dốc cao vun vút cùng với các đợt sóng trắng xóa ập thẳng vào thành xe.
Sự độc đáo của con đường này chính là 8 cây cầu nhỏ bắc qua 8 hòn đảo, với độ cong của các cầu rất khác nhau. Các nhà xây dựng và kiến trúc sư đã thiết kế những hình dạng cong rất lạ nối các hòn đảo với nhau, nhằm phát huy tối đa khả năng chống chịu bão, gió từ biển Đại Tây Dương.

Toàn cảnh đường Đại Tây Dương.
Con đường này bắt đầu được xây dựng vào năm 1989 và đến năm 1995 mới hoàn thành, với tổng kinh phí gần 20 triệu đôla. Được bầu chọn là "Công trình thế kỷ của Na Uy" vào năm 2005, con đường độc đáo này cũng được Tạp chí Pravda của Nga bình chọn là một trong những con đường đẹp nhất Thế giới năm 2009. Ngày nay, con đường đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Mù Cang Chải đẹp mê hồn mùa lúa chín

Mù Cang Chải đẹp mê hồn mùa lúa chín
(TNO) Giữa thu, núi rừng Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên như một bức tranh với những thửa ruộng bậc thang vàng óng hút tầm mắt. Những thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp như những nấc thang khổng lồ bắc lên trời, tựa những mâm xôi vàng.
Những thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp vàng óng mùa lúa chín Mù Cang Chải
Mù Cang Chải đã trở nên gần gũi và nổi tiếng hơn với khách du lịch trong và ngoài nước. Cả H.Mù Cang Chải có 2.200 ha ruộng bậc thang, trong đó 500 ha ruộng bậc thang của ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận là một trong những danh thắng độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam và được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia vào ngày 18.10.2007.

Bức tranh kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm

Xem các đồ thị ở cuối bài. Lưu ý trong khoảng 2 tuần nay các chuyên gia kinh tế mới phát hiện ra là không thể tin được số liệu thống kê Việt Nam. Nếu căn cứ theo số liệu thì đúng là tình hình tăng trưởng và việc làm có dấu hiệu sáng dần, vì thông thường quý 3 tốc độ tăng trưởng chậm lại so với quý 2 (quý 2 và quý 4 có các vụ thu hoạch nông sản nên hoạt động kinh tế thường sôi động hơn). Tuy nhiên nếu nhìn vào biểu đồ hoạt động doanh nghiệp và giải ngân vốn FDI thì không tốt như vậy; thậm chí sẽ nguy hại cho tăng trưởng năm 2014. Mặt khác, nhìn đường chỉ số giá tiêu dùng liên tục đi lên và cân đối thu chi ngân sách ngày càng doãng ra thì nguy cơ bất ổn do vội vàng chuyển từ ổn định sang thúc đẩy tăng trưởng không phải không lớn. Do vậy để dự báo xem tới đây sẽ tiếp tục sáng lên hay tối đi, cần tìm hiểu thêm các thông tin khác.
Bức tranh kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm
Với nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường, hạ lãi suất, giảm thuế, bức tranh kinh tế 9 tháng đã có dấu hiệu sáng dần. Tuy nhiên, tình hình vẫn được đánh giá còn nhiều khó khăn, đặc biệt là về ngân sách. Chính phủ xin tăng bội chi, dành tiền đầu tư phát triển.
'GDP cả năm có thể đạt 5,4-5,5%'
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng đầu năm ước tăng 5,14% so với cùng kỳ năm trước, nhỉnh hơn mức tăng 5,1% của 9 tháng đầu năm 2012. Qua từng quý, tốc độ tăng GDP cũng được cải thiện dần.

“Thù ngàn đời, ngàn kiếp không quên”

“Thù ngàn đời, ngàn kiếp không quên”

Chết cười với đại gia chém gió và bảo hành giường tới...100 tuổi

Đại gia Lê Ân bảo hành giường 6 tỷ tới...100 tuổi
(ĐVO) - Chiếc giường Royal Bed (giường Hoàng gia) có giá khoảng hơn 6 tỷ đồng (tính cả công vận chuyển và thuế hàng đặc biệt), được sản xuất trong thời gian hơn 3 tháng và sẽ vận chuyển bằng đường hàng không về Việt Nam đã được đại gia Lê Ân (75 tuổi) ký mua vào sáng ngày 16/8.

Chiếc giường Hoàng Gia được đại gia Lê Ân đặt mua.
Đại gia Lê Ân cho biết: "Giá gốc của chiếc giường cộng chi phí đóng gói, vận chuyển trên 184.000 USD, chưa tính thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu hàng đặc biệt. Khi đưa giường về đến Vũng Tàu, nhà sản xuất cử nghệ nhân từ Vương quốc Anh sang Việt Nam ráp 2 ngày, thời gian bảo hành 25 năm".

Chết cười với thầy hát nhạc chế, giảng đạo hay vãi chưởng!

Chết cười với thầy hát nhạc chế, giảng đạo hay vãi chưởng!
'Ngủ thì ngủ tu thì tu... xin hãy dừng bước...'
Đại Đức Thích Thiện Xuân, Trụ trì Tu Viện Linh Thức, 
xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TPHCM với nhiều bài thuyết
giảng theo chủ đề ở chương trình Chất Lượng Cuộc Sống

Những liều thuốc đổ bệnh

Những liều thuốc đổ bệnh

Năm năm sau vụ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ mà cao điểm là sự sụp đổ của tập đoàn đầu tư tài chính Lehman Brothers vào ngày 15 Tháng Chín năm 2008, tình hình kinh tế Mỹ đã có vẻ khả quan hơn. Nhưng tại sao hai năm sau vụ khủng hoảng về ngân sách khiến giá trị trái phiếu của Hoa Kỳ bị tụt hạng vào đầu Tháng Tám năm 2011, nước Mỹ lại có thể gặp khủng hoảng nữa khi ngân sách liên bang bị phong tỏa vì không được nâng định mức đi vay? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chuyện này và thấy ra hiện tượng gọi là "hậu quả bất lường" của chính sách kinh tế.
Từ chuyện nước Mỹ...
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Vụ khủng hoảng tại Hoa Kỳ năm 2008 khiến hàng loạt tập đoàn tài chính Mỹ bị rúng động và chính phủ phải ban hành đạo luật cấp cứu với 700 tỷ đô la đắp vốn cho các cơ sở lâm nạn. Sau đó tình hình có dấu hiệu khả quan hơn và các ngân hàng lớn nhất của Mỹ nay thu lời rất cao.

Sẽ đặt tên Sài Gòn cho 1 thị trấn trong TPHCM?

Đến lúc cần lấy lại tên Sài Gòn cho TPHCM thì sẽ có tâm lý lẫn lộn giữa Sài Gòn nhỏ và Sài Gòn lớn.
Sẽ đặt tên Sài Gòn cho 1 thị trấn trong TPHCM?
SAIGON -- Danh xưng Sài Gòn sẽ đặt cho một thành phố tân lập tại Việt Nam?
Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn trong bản tin tưạ đề “Muốn có thêm thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn” hôm Thứ Sáu 27-9-2013 ghi nhận:
“Ngoài 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc theo đề án thí điểm chính quyền đô thị TPHCM, một đại biểu HĐND thành phố còn đề xuất thành lập thêm 3 thành phố khu vực 13 quận nội thành với các tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn.
Đây là ý kiến đề xuất của đại biểu HĐND thành phố Lâm Thiếu Quân tại kỳ họp HĐND thành phố khóa 8 diễn ra sáng nay (27-9) về chuyên đề “Đề án thí điểm chính quyền đô thị TPHCM”.
Theo ông Quân, mô hình trong tương lai sẽ là “thành phố trong thành phố; 13 quận nội thành nên được tổ chức thành 3 thành phố nhỏ có tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn với mô hình chính quyền 2 cấp giống như mô hình 4 thành phố ngoại thành Đông, Tây, Nam và Bắc. “Các thành phố này sẽ có tính chủ động, gần dân và có quy mô phù hợp để tổ chức quản lý tốt hơn”, ông Quân phát biểu tại kỳ họp sáng nay....”.

Ai Là Lãnh Đạo Việt Nam?

Ai Là Lãnh Đạo Việt Nam?
Tác giả : Bùi Văn Phú
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác định quyền lãnh đạo đất nước nằm trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Đảng này đã lãnh đạo đất nước từ năm 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập và một thời gian đã có chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh thành lập với nhiều đảng tham gia nội các.
Nhưng cách tổ chức nhà nước hiện nay thì ba lãnh đạo to nhất nước, Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng, cũng như các bộ trưởng đều là lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản.
Ở miền Bắc, trước đây có Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ít nghe đến Tổng Bí thư. Chỉ có Lê Duẩn là Bí thư thứ nhất cùng với người nắm chức Thủ tướng là Phạm Văn Đồng.

Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường

Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường
Tại Việt Nam, một số trí thức trẻ bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường, mà ví dụ minh chứng là một làn sóng nhỏ đang nổi lên phản đối dự án xây đập thủy điện tại Cát Tiên. Đối với tác giả bài viết trên tờ The New York Times, được tuần san Courrier International trích dịch lại qua hàng tựa “Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường ”, sự việc cho thấy có thay đổi dần dần trong tâm thức người dân ở một đất nước quá quen thuộc với quan niệm « Cha chung không ai khóc ».
Vườn Quốc gia Cát Tiên Vyacheslav Stepanyuchenko/Wikipedia
« Vì lợi ích mười năm, phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, phải trồng người ». Đây là câu châm ngôn rất phổ biến của Hồ Chí Minh, xuất hiện tại hầu hết các lớp học ở Việt Nam. Thế nhưng, ngày càng có nhiều trí thức trong nước bắt đầu tự vấn phải chăng là vế đầu của câu châm ngôn đó đã không được quan tâm đúng mức.

Đại gia số 1 Việt Nam: Thâu tóm ngân hàng, mua 100 máy bay

Đại gia số 1 Việt Nam: Thâu tóm ngân hàng, mua 100 máy bay
Chỉ trong một ngày, hai thương vụ trị giá hàng tỷ USD là thông qua việc sáp nhập hai ngân hàng và mua 100 máy bay mới đã gây rung động thị trường Việt Nam. Điều đáng nói, cả hai đều liên quan đến một tập đoàn lớn và doanh nhân thành đạt, kín tiếng. Chỉ với hai thương vụ nay, Dn và doanh nhân này đã xứng là đại gia số 1 của năm 2013.
Vợ chồng doanh nhân Hùng - Thảo.
Sovico ai biết đều nể
Trong giới đầu tư, cái tên Sovico Holdings đã rất nổi tiếng với khá nhiều vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực BĐS và liên quan tới nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, tên tuổi của một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này chưa thực sự được biết đến trên diện rộng cho đến khi DN này lấn sân sang lĩnh vực hàng không.
Hôm 25/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJetAir đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Khủng hoảng kinh tế dẫn tới xã hội bất ổn

Bài dưới đây đoạn đầu thì hay, càng về sau càng chán.
Rủi ro nhất của khủng hoảng kinh tế là để xã hội bất ổn
Trao đổi của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt với PV báo Đại Đoàn Kết, xoay quanh câu chuyện về những vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó nổi lên việc đánh giá thế nào về nền kinh tế đất nước hiện nay.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi với Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt được bắt đầu về những nhận định về thực trạng nền kinh tế, được đưa ra tại Hội thảo đánh giá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 2011 - 2015 và Diễn đàn kinh tế Mùa Thu

Không một chút bi quan, ông Nguyễn Trần Bạt muốn qua báo Đại Đoàn Kết gửi thông điệp: Chỉ trích thì dễ, vấn đề là giải pháp nào để đất nước chúng ta đi qua những nguy cơ ấy. Bởi vì nếu không giải quyết được việc yên dân thì ngay lập tức mọi khó khăn kinh tế sẽ chuyển sang khó khăn chính trị. Nếu thay cho chỉ trích, ở các cuộc hội thảo chúng ta đi tìm kiếm giải pháp, sáng kiến, lối thoát thì các cuộc hội thảo sẽ trở thành những cuộc hội thảo lịch sử.
Cầu Rồng Đà Nẵng, công trình hiện đại
 mới được xây dựng - Ảnh: Lê Minh

Lạm phát hơn 8%, yên tâm vì còn thấp?

Sức ép của tăng trưởng ngày càng lớn, nếu không sẽ dẫn tới bất ổn xã hội. Tuy nhiên mới hết tháng 9 mà lạm phát đã hơn 8% thì quả là nguy hiểm. Bác Doan nói đúng đấy chị Ngân ạ.
Lạm phát hơn 8%, yên tâm vì còn thấp?
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước sau khi tăng 0,83% vào tháng 8, lại tiếp tục tăng "sốc" trong tháng 9 mức 1,06% so với tháng trước. Chính điều này khiến cho lo ngại lạm phát quay trở lại tiếp tục được cảnh báo.
Những động lực tăng giá mới
Như vậy, so với cùng kỳ (tháng 9/2012) CPI đã tăng 6,3% và so với tháng 12/2012 đã tăng 4,63%, khiến cho kế hoạch giữ CPI ở mức 7% trong năm 2013 chịu nhiều áp lực.Gần đây, việc tăng giá bán than cho điện, tăng giá xăng dầu, tăng giá điện... đã tạo nên sức ép lớn với nhiều sản phẩm, nhưng do nhu cầu thấp nên nhiều mặt hàng không dám tăng giá.
Tuy nhiên, vào cuối năm, lúc nhu cầu tăng cao rất có thể nhiều mặt hàng sẽ tăng giá, tác động tới lạm phát. Bên cạnh đó, việc tăng mạnh giá các dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục, văn hóa trong tháng 9 vừa qua sẽ tác động dây chuyền, dễ kéo theo nhiều dịch vụ sản phẩm khác tăng giá trong chù kỳ cuối năm.

Còn tìm thấy quanh đây tình người...

Còn tìm thấy quanh đây tình người...
Phượng Vũ (VienDongDaily.Com - 21/09/2013)
viendongdaily.com
Hè rồi, trước khi về Việt Nam tôi đã nhận được bao nhiêu là lời cảnh giác nhắc nhở : “phải thật cẩn thận” “coi chừng cướp giật” rồi “lưu manh lừa gạt” qua email, rồi qua tin tức báo chí, radio, tivi..., toàn là những tin xấu về Việt Nam, khiến tôi cũng cảm thấy hoang mang nghi ngại. Theo những tin tức ấy tôi cảm thấy hình như phần “tâm tốt”, “tâm thiện” của người ở Việt Nam đã “bốc hơi” hết rồi! 
Tôi đi mua một loại bóp nhỏ, có nhiều ngăn với nhiều dây khóa, có dây đeo chắc chắn để khoác qua cổ và vai cho chắc ăn. Vây mà khi về đến Saigon, có người cẩn thận hơn đã nhắc tôi : “đeo bóp như vậy cũng chưa an toàn, cũng có thể bị giật, nên lấy một cái túi nylon, bỏ bóp vô đó để đừng ai biết” thành thử đi đâu cũng xách cái túi nylon trông thật là “lịch sự” hết cỡ ! Tôi thấy sao“ bất an” quá ! Tôi nhớ loáng thoáng câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma “Nếu tình yêu trong tâm bạn mất đi, bạn thấy mọi người khác đều đáng nghi kỵ thì bạn luôn bị bất an và rối rắm..”, thật là chí lý!

Nghề đặt trúm bắt lươn ở Miền Nam

Nghề đặt trúm bắt lươn ở Miền Nam
Từ cái thời sơ khai khẩn hoang của cha ông chúng ta trên vùng đất phương Nam, nghề đặt trúm bắt lươn đã có và cho đến ngày nay nghề này vẫn còn tồn tại ở một vài tỉnh thành, nơi được xem là “mê cung sông nước Cửu Long”. 
Nghề đặt trúm bắt lươn khởi dầu như một sự tình cờ, khi trên kinh mương một vài người ngâm tre cắt khúc để cất nhà và vô tình phát hiện loài lươn thích chui vào đó để ẩn mình. Có lẽ vì thế mà cho đến ngày nay phần lớn những cái trúm đều được làm bằng một loại tre mỏng cơm dài khoảng một mét. Chúng được làm rỗng ruột, hai đầu là cái hộp tre vừa dễ dàng cho lươn chui vào ăn mồi mà ra thì không được.
Nơi nào có cỏ có nước là có lươn
Trước đây, dưới sông rạch miền Tây tôm cá nhiều vô số kể. Loài lươn có tự nhiên cũng nhiều, người dân tha hồ bắt lươn để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Ngày nay lươn tự nhiên khan hiếm và rất được nhiều thượng khách ưa chuộng, có thể nói đây là món ăn của người giàu thời nay. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có có nhiều lươn sinh sống và người ta vẫn đặt trúm bắt lươn. Ngày nay bắt lươn thì khó nhưng những ống tre khá nặng nề đã được thay thế bằng những loại ống nhựa màu đen vừa rẻ tiền vừa nhẹ nhàng. Vì vậy, người ta không cần phải chống xuồng chở đầy ống trúm để đi đặt mà có thể sử dụng xe đạp, xe gắn máy để chở trúm đi đặt khắp các ngõ ngách sông nước miền Nam.

Cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải nói về những ngày ở tù

Đọc lại bài cũ:
Cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải nói về những ngày ở tù
Trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm đóng điện lưới quốc gia (đường dây 500KV) diễn ra mới đây, một trong những người được nhắc tới nhiều nhất là cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải. Ông đã từng được Thủ tướng vào tận trại giam gắn kỷ niệm chương và 28 bộ trưởng, thứ trưởng vào tù thăm nom. Ông nói: "Niềm vui lớn nhất của tôi là có nhiều bạn bè".
Thủ tướng Võ Văn Kiệt gắn kỷ niệm chương cho ông Vũ Ngọc Hải
Cuộc đời của cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải là một "bi kịch lớn”. Đi lên từ một kỹ sư điện, trải qua nhiều vị trí công tác rồi trở thành bộ trưởng, đóng góp không nhỏ cho công trình đường dây 500KV, nhưng rồi cũng chính vì "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mà phải vào tù...
Những ngày ở trại giam
Chúng tôi tới thăm ông Vũ Ngọc Hải (ở số 6B Phan Đình Phùng) vào một ngày cuối tháng 6. Trời Hà Nội nắng nóng. Mới buổi sáng mà ngột ngạt đến tức thở. Ông vận sơ mi, quần soọc, pha trà mời chúng tôi, nói rằng ông vừa chạy thể dục quanh Hồ Tây về.

Ở Việt Nam thôi, đi du học Mỹ làm gì cơ chứ?

Ở Việt Nam thôi, đi du học Mỹ làm gì cơ chứ?

Tôi là một người sinh ra ở Việt Nam. Sau khi học xong đại học ở trong nước, tôi đã đi du học Mỹ hai năm để lấy bằng Thạc sỹ. Tôi thấy nền giáo dục đại học Mỹ còn nhiều cái bất cập lắm chứ đâu có được tân tiến, nhân văn và hoàn thiện như nền giáo dục đại học Việt Nam. Để tôi nêu vài ví dụ làm dẫn chứng cho bạn thấy nhé:

Một nhiệm vụ không thể trì hoãn

Một nhiệm vụ không thể trì hoãn
TT - LTS: Từ tổng hợp thông tin và khảo sát thực tế việc thương lái người nước ngoài có mặt trên khắp đất nước ta mua hàng trực tiếp tại cơ sở, chèn ép lừa gạt người nông dân, gây rối thị trường..., GS NGUYỄN NGỌC TRÂN đã gửi đến Tuổi Trẻ bài viết dưới đây.
Nông dân huyện Bình Tân, Vĩnh Long trồng khoai lang chủ yếu để bán cho thương nhân nước ngoài. Do không có hợp đồng tiêu thụ nên nhiều lần họ bị ép giá hoặc không mua dẫn đến thua lỗ nặng - Ảnh: Ngọc Tài
Từ hai năm nay, báo chí đã nói nhiều đến việc thương nhân người nước ngoài có mặt trên khắp đất nước ta thu mua hàng trực tiếp tại cơ sở.Họ thu mua rất nhiều thứ: thảo dược quý hiếm (cây si, cây sói rừng ở Cao Bằng, các loại cây thuốc quý ở Bắc Kạn, cây đuôi chồn (cốt toái bổ), cây lan gấm (thạch tầm), cây sâm bảy lá ở Tây nguyên...), lâm sản ở các tỉnh có rừng, nhất là ở các tỉnh biên giới; nông sản (dừa ở Bến Tre, khoai lang tím ở Vĩnh Long, sắn (củ mì) lát và sắn nguyên cây ở Kon Tum, Tây nguyên, thanh long ở Bình Thuận...); thủy sản (tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng..., cá cơm tươi và sấy ở Bình Thuận, Phú Quốc - Kiên Giang, cá mú ở Cam Ranh, Vân Phong - Khánh Hòa...). Họ còn thu mua từ khoáng sản hiếm đến ớt, lá điều, nhiều loại nấm mọc ở các rừng đặc dụng ẩm ướt, tắc kè và các động vật cần bảo vệ trong Sách đỏ của VN.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

(4) Các loại hình âm nhạc: Metal, Rap, Country...

Các loại hình âm nhạc 

8 Nhạc Metal
Metal ra đời vào cuối thập kỷ 60 trên nền tảng nhạc blues và rock ảo giác (psychedelic rock) vốn rất thịnh hành thời ấy. Những nghệ sỹ blues - rock ''&'' roll với lối chơi mang tính đột phá như Cream, The Kinks, Jeff Beck Group và Jimi Hendrix đã xây dựng nền móng cho metal với việc đưa vào những âm thanh tạo ra bằng các thiết bị điện tử, tiêu biểu là tiếng distortion (tạo ra bằng các dụng cụ "phá" tiếng guitar) được coi như âm thanh "nền" cơ bản cho cả hard rock và metal. Bên cạnh đó là sự góp mặt của những tay guitar tài năng như Robert Fripp (nhóm King Crimson) mà lối chơi mang tính thử nghiệm cao độ đã khuyến khích những sáng tạo táo bạo của các nghệ sỹ guitar dòng metal sau này.
Metal là con lai của một số thể loại khác, vì thế ngoài ý nghĩa Metal thuần túy, Metal còn kết hợp với các anh chị tạo nên một số phong cách “lai” rất hay như Symphonic Metal, Gothic Metal, Symphonic Gothic Metal, Rock Metal, Heavy Metal…

(3) Các loại hình âm nhạc: Techno, Jazz, Rock...

Các loại hình âm nhạc
5 Nhạc Techno (sàn điện tử)
Techno là một loại nhạc dance điện tử (electric dance music) được phát triển vào đầu những năm thập niên 1980 và rất đã được ưa chuộng ở Detroit, Michigan, USA. Nhiều người vẫn còn chưa hề biết về dòng nhạc này nhưng nó xuất hiện khá nhiều ở những game Âm nhạc hay MO (music online), ví dụ như Audition và SDO.

(2) Các loại hình âm nhạc: Cổ điển, opéra, giao hưởng...

Các loại hình âm nhạc
Âm nhạc là môn nghệ thuật rất phong phú thể thể loại và phong cách, mỗi một loại hình biểu hiện một đặc trưng nghệ thuật riêng. Dưới đây là một số thể loại tiêu biểu.
1 Nhạc Classic (cổ điển)
Là một thể loại âm nhạc “bác học”, phong cách nhạc mang tính cổ điển, âm điệu thiên về trầm ấm, tạo ra sự liên tưởng dồi dào. Quá trình hình thành và phát triển nhạc cổ điển tôi sẽ trình bày ở phần “sơ lược quá trình phát triển âm nhạc thế giới” bên dưới.
Classic là một danh từ mang nghĩa rộng, vì thế trong Classic còn có các phân loại nhỏ hơn về các thể loại nhạc.

(1) Loại hình âm nhạc: Vàng, đỏ, xanh…

Nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc xanh…
Mây hôm nay nói chuyện âm nhạc với bọn trẻ, tự nhiên nghĩ đến chuyện nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc xanh... Tra trên mạng thì thấy thật ra đây không phải là lấy màu để phân biệt các loại nhạc.
Nhạc vàng là thể loại nhạc tiền chiến, gồm những bản nhạc và lời hát trữ tình nhẹ nhàng. Loại nhạc này thịnh hành vào trước những năm 70 thế kỷ trước. Khi đó đất nước còn loạn lạc nên mỗi khi những bài hát trữ tình được vang lên, nhân dân đều hưởng ứng rất mạnh và hình thành trào lưu về dòng nhạc này. Sau này chế độ không cho phép người dân học, chạy theo thói xa hoa, mải mê với những thứ bay bổng tình ái... mà nên tập trung vào chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động, sản xuất mới tạo ra sản phẩm chứ không... Gọi là loại nhạc vàng vì nó làm vàng ố và làm nản làng con người.
Những người quản lý âm nhạc một thời cho rằng nhạc vàng là dòng nhạc buồn, ảo não, không mang giá trị âm nhạc cao, ca từ dễ dãi. Nhạc vàng có nhiều chủ đề, nhưng có lẽ nhiều nhất là về thất tình và lính.

5 PHIM CÁ MẬP HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI.

5 PHIM CÁ MẬP HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI.
Emily Lawrence

Steven Spielberg chính là người đã biến những phim về cá mập trở thành phim cổ điển, với cuốn phim bom tấn của ông vào năm 1975, Jaws, dựa trên cuốn sách bán chạy của Peter Benchley. Kể từ đó, những cuốn phim về cá mập đã trở nên nổi tiếng với nguời xem, nhưng không phải cuốn nào cũng hay và không phải người làm phim cá mập nào cũng được tôn trọng. Dưới đây là 5 phim được xem là hay nhất.
5. Blue Water, White Death (1971) – Nước xanh, Chết trắng.
Đây là cuốn phim tài liệu hay về Peter Gimbel và một nhóm các nhà nhiếp ảnh, những người ra biển để tìm và quay phim về cá mập trắng. Chuyến đi kéo dài 9 tháng, và họ đã quay được những quái thú này ở nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

(5) Cá sấu sát thủ tấn công

Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
Cá sấu nước mặn chống lại trăn anaconda xanh
Lúc 10 giờ đêm ngày 12 tháng 10 năm 2002, Isabel và Valerie von Jordan rời khỏi Sari Club ở Bali một giờ trước khi một quả bom phá hủy quán bar này và giết chết 202 người và làm bị thương 209 người trong cuộc tấn công khủng bố kế bên.Hai chị em, là những sinh viên từ Heidelberg, Đức, muốn quên đi những hoảng sợ của thảm họa nên quyết định dành phần còn lại của kỳ nghỉ ở một nơi nào đó an toàn hơn – một nơi xa xôi hẻo lánh ở Úc.

(4) Cá sấu sát thủ tấn công

Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
Nằm ở đông bắc Úc, Daintree là một cộng đồng nhiệt đới nhỏ với 700 công dân quan hệ với nhau rất gần gũi và cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời của khu vực đã không thay đổi nhiều trong hàng ngàn năm.
Steve và Sharon Doble và hai người con trai của họ, Jeremy, 5 tuổi, và Ryan, 7 tuổi, đến ở khu vực này vào năm 2004. Gia đình họ thích thú sống 5 năm trong khu vực cách biệt an bình tránh xa những ồn ào nơi đô thị.
Và họ thích sự tự do khám phá khi ở gần bờ sông Daintree, con đường thủy cổ xưa tuyệt đẹp chảy qua khu rừng nhiệt đới xanh tốt.Anh Steve, 40 tuổi, và chị Sheron, 39, kiếm sống bằng nghề điều hành Daintree Rainforest River Train, những chuyến du lịch sinh thái bằng tàu chuyên tìm cá sấu cho du khách xem.
Nhưng ngày 8 tháng 2 năm 2009, mọi thứ đã thay đổi.

(3) Cá sấu sát thủ tấn công

Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
Botswana, một quốc gia miền nam Phi Châu có dân số 1,9 triệu, có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới, gần 25% người lớn bị nhiễm. Bác sĩ Richard Root, một người Seattle, là giảng viên trường Y của Đại học Washington, muốn làm một việc gì đó để giúp họ. Và ông có thể làm được.
Ông Richard, 68 tuổi, là một trong những người dẫn đầu của ngành thuốc hiện đại và là chuyên gia được cả nước biết đến trong nghiên cứu các bệnh lây nhiễm. Ông là cựu giám đốc của Ủy ban Cố vấn về bệnh AID của Viện Y tế Quốc gia và cựu trưởng ngành dược của Trung tâm Y khoa Haborview ở Seattle.
Ông Richard còn được biết tới là người đồng cảm và có khả năng tạo hứng khởi cho người khác. Dù đang chăm sóc cho bệnh nhân hay dạy các sinh viên trường thuốc, ông bác sĩ này có thiên tài kết nối mọi người.

(2) Cá sấu sát thủ tấn công

Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
Hơn 35 triệu người Mỹ xem phim Crocodile Dundee (Cá sấu Dundee) khi nó được tung ra vào năm 1986, trong đó có cô Ginger Meadows, người mẫu tóc đỏ ở Charlottesville, Virginia. Cô Ginger, 24 tuổi, thích cuốn phim đến nỗi nó lôi cuốn cô thực hiện một chuyến du lịch đến Úc.
Sau khi tham dự Cúp America 1987 ở gần Perth, cô đi nhờ một chuyến lên phía bắc trên Lady G, một chiếc du thuyền sang trọng dài 180 feet, được chỉ huy bởi thuyền trưởng Bruce Fitzpatrick.Cô Ginger, người có tinh thần tự do phóng khoáng rất lôi cuốn, dễ kết bạn, được thủy thủ đoàn chào đón.
Hôm chủ nhật, ngày 29 tháng 3, thuyền trưởng Fitzpatrick, cô Ginger và ba người khác thực hiện một chuyến du lịch buổi sáng bằng thuyền tốc độ nhanh tới vùng King’s Cascades xa xôi thuộc vùng tây bắc của nước này.

(1) Cá sấu sát thủ tấn công

Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
“Chúng sẽ giết người hôm nay. Chúng đã giết người hôm qua. Và chúng sẽ giết người ngày mai.” Alison Anderson, cựu Bộ trưởng môi trường, Lãnh thổ Phía Bắc, Úc, nói về số vụ cá sấu tấn công gia tăng.
Cá sấu – một cỗ máy giết chóc gần như hoàn hảo và là một trong những loài động vật đáng sợ nhất – đã mài giũa kỹ thuật săn mồi 200 triệu năm.
Và mặc dù hàm cá sấu là vũ khí của nó, thành công vang dội của cá sấu dựa vào tính kiên nhẫn và tài năng phục kích.
“Cá sấu sẽ đeo đuổi mục tiêu hàng giờ hoặc hàng ngày nếu cần thiết, và một con cá sấu nặng 2000 pound, dài 18 feet có thể ẩn nấp trong hai feet nước và không để lộ,” Rob Carmichael, chuyên gia về cá sấu và nhà sáng lập Trung tâm Khám phá Động vật Hoang dã ở Chicago, nói.
“Bạn đi vào tới gần bờ và bạn nghĩ mình an toàn,” Carmichael nói tiếp. “Nhưng bạn không bao giờ thấy cú tấn công sắp đến. Con mãnh thú tung mình từ dưới nước, kéo bạn xuống, và thế là hết. Kết thúc trong vòng vài giây.”

Cuộc sống bần hàn dưới cầu dây văng dài nhất ĐNA

Cuộc sống bần hàn dưới cầu dây văng dài nhất ĐNA
Dưới chân cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long) có hơn chục hộ dân sinh sống bằng nghề bán bắp luộc. Họ ở trong những căn chòi rách rưới, ẩm thấp, không điện, không nước sạch…Xóm bắp nghèo
Từ khi cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á chính thức khánh thành, một xóm bán bắp nghèo cũng được hình thành dưới chân cầu. Họ có thể coi là những “nghệ nhân” luộc bắp đệ nhất miền Tây bởi bắp của họ rất ngon và rất đông khách. Hầu như ai qua cầu cũng mua chục bắp về làm quà. Sau tin đồn ăn bắp bị bệnh, việc bán bắp khó khăn hơn, xóm bắp luộc dưới chân cầu Cần Thơ, phía bờ Vĩnh Long, thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hoà, Bình Minh, Vĩnh Long, càng buồn hơn.Cả xóm là những căn nhà thấp lè tè, xập xệ, vá víu và bẩn thỉu. Đây là nơi sinh sống của hơn 10 gia đình sống băng nghề bán bắp dưới dốc cầu Cần Thơ.
Những căn nhà ọp ẹp của xóm bắp dưới chân cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long)

(2) Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước

Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước

(1) Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước

Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước
Nhiếp ảnh gia cải trang thành chú thiên nga để chụp được ảnh đẹp.

"Tập đoàn gà thần" ở Bắc Ninh

Đọc bài này càng khâm phục doanh nhân Việt. Nếu đất nước mình có môi trường kinh doanh như mấy nước ASEAN xung quanh thì chắc chỉ sau vài thập kỷ là mình đuổi kịp họ chứ đâu phải càng ngày càng tụt hậu thê thảm thế này.
"Tập đoàn gà thần" ở Bắc Ninh
SGTT.VN - Đàn đàn, lũ lũ những con gà to cao lộc ngộc, đầu công, mình cốc, mào hoa dâu cùng rướn cong cần cổ gáy ồ ồ trong những ô chuồng với hàng rào xây xi măng bên dưới, trên bủa lưới thép cao chót vót. Dưới chân lũ “thần kê” này mang một thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm cho bất kỳ kẻ thách đấu nào: dàn cựa chín cái...
Đàn gà đang nhú cựa 
Tiếng túc túc của gà con mổ trong máng cám xen lẫn tiếng bồm bộp phát ra không ngừng từ mỏ của lũ gà choai. Phớt lờ đám ham ăn, ham uống, ngoài sân các chú gà trống trưởng thành lịch bịch sải những bước chân theo điệu vũ riêng với chín cái cựa, khoe một thân hình rắn chắc có năm màu ngũ hành đỏ son của mào, vàng rơm của chân, đen trắng xen xanh cánh trả của lông.

Ảnh vui chủ nhật

Ảnh vui chủ nhật


Xem chú cá voi làm trò 

"Chưa phồn vinh mà giả tạo"

Có một đặc điểm nổi bật ở nước ta là ai cũng biết nhưng không ai dám nói; chỉ khi lãnh đạo cấp cao nói thì mọi người mới dám nói theo và thường dẫn lời vị lãnh đạo đó làm chiếc bùa hộ mệnh. Ví dụ trong bài này, nói tới nền kinh tế đang tụt hậu là phải kèm thêm đây là thừa nhận của người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương (bác Vương Đình Huệ). Tôi cứ bị ám ảnh chuyện này suốt vì nhớ trước năm 1988, đám "kinh tế gia" trẻ làm mô hình toán kinh tế khi báo cáo quen mồm hay dùng từ "lạm phát" và thường xuyên bị chấn chỉnh vì thời đó chúng ta chưa gọi "tăng giá" là "lạm phát". Chỉ sau khi từ này được đưa vào Nghị quyết Trung ương năm 1988 thì mới chính thức được dùng. Hiện nay từ "thâm hụt ngân sách" vẫn chưa được sử dụng trong văn bản chính thức; chúng ta vẫn phải viết là "bội chi ngân sách". Còn có một số từ khác cũng vậy, ví như nhân quyền hay quyền con người được tôi đề cập trong mấy bài lưu vừa rồi.
Đọc đoạn này cũng hay: "Đại đa số dân ta thì chẳng biết gì hết. Có người thấy xây cầu to, làm đường lớn còn hoan hô nữa , khen là lãnh đạo có tài xoay xở, biết lo cho dân. Họ hoàn toàn không biết rằng trong tương lai gần thì không khéo chúng ta chẳng có gì để mà làm ăn, lại còn sưu cao thuế nặng để trả nợ nước ngoài". Quả thực trước đây nhìn ông bà, bố mẹ anh em trong nhà và các bác hàng xóm chăm chú xem tivi mỗi tối rồi phấn khởi vì thấy lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ họp hành (để làm chính sách có lợi cho dân) và đi nước ngoài liên miên (để vay tiền ODA), mình thấy xót xa và thương quá; họ có được dự đâu mà biết người ta họp hành kiểu gì, đi vay tiền thế nào và rồi tiêu thế nào. Cũng may mà chuyện này đã xưa rồi. Từ đầu thế kỷ XXI, dân ta đã bắt đầu biết và rồi ngày càng biết rõ để rồi cứ nhìn thấy các bác trên tivi là họ chuyển sang kênh khác hay tắt tivi.
Nền kinh tế "chưa phồn vinh mà giả tạo"

Hiện nay, cả xã hội đang gánh nặng nỗi lo về một nền kinh tế đang tụt hậu - như thừa nhận của người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương tại một hội thảo mới đây. Sau hai bài viết liên quan về chủ đề này đăng trên VietNamNet, hàng trăm độc giả đã cảm nhận thấy "nỗi đau" mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.

Ngày độc lập lần thứ hai (!?)

Câu mình đặc biệt thích 3 câu trong bài: (1) Nhóm người được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA có thể gọi là những người nhẫn tâm hay ác tâm nhất với con cháu. (2) Trung thu, lũ trẻ hồn nhiên nô đùa thật vô tư, chúng đâu biết lớp cha ông của chúng đang dùng tiền của chúng tiêu xài xả láng trước mắt rồi đời chúng chưa chắc đã trả hết mà còn dây dưa đến đời con đời cháu chúng nó.  (3) Ngày thoát khỏi vốn ODA được coi là ngày độc lập lần thứ hai.
Ngày độc lập lần thứ hai (!?)
Chủ Blog: Trần Xuân Giá, một trong những vị quan chức cấp cao chủ trì xin và 
tổ chức thực hiện vốn ODA, nay đang vướng vòng lao lý vì hoạt động ngân hàng.
Thường thường mỗi lần từ Hải Phòng lên Hà Nội làm việc, sau khi công việc xong xuôi anh Tạ Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường, hay gọi tôi đi uống cà phê sau đó mới về lại Hải Phòng. Lần này anh Thắng chọn một quán cà phê tương đối vắng vẻ ở đường Trần Hưng Đạo.
Tôi đến nơi đã thấy anh đang cầm cái thìa khuấy chậm rãi vào li cà phê sữa nóng. Nét mặt anh tỏ vẻ trầm tư.
Tôi bắt tay anh, hỏi:
- Chắc công việc có chuyện gì trục trặc rồi phải không?
Anh Thắng bảo:
- Không có chuyện gì. Ngồi chờ anh và ngẫm chuyện thời thế, thế thôi.
Tôi ngồi xuống và nói với anh:
- Thời thế lúc nào mà chẳng rối như mớ bòng bong ngẫm làm gì cho mệt.
- Cũng muốn thế lắm anh ạ. Nhưng không nói ra thấy lương tâm của mình cắn rứt thế nào ấy. Này, anh có bao giờ gặp ác mộng chưa?

Cao huyết áp

Cao huyết áp
Hỏi:
Mấy hôm trước, khi ghé thăm mẹ tôi, thấy mẹ đang đo huyết áp, tôi đo thử cho mình và thấy kết quả là 152/96 và 78. Ðo tới đo lui vài lần, cũng thấy khoảng cỡ đó. Mẹ tôi nói như vậy là tôi bị cao máu và phải đi bác sĩ để uống thuốc.
Tôi không thấy mình bị nhức đầu hoặc chóng mặt gì cả, nói chung vẫn khỏe khoắn. Như vậy tôi có cần uống thuốc gì không, hay chỉ cần tập thể dục và ăn uống cẩn thận hơn ? Huyết áp tới bao nhiêu mới gọi là cao và cần uống thuốc?
Xin giải thích giùm xem ba con số 152/96 và 78 kể trên khi đo bằng máy đo huyết áp tự động thường bán ngoài tiệm, có ý nghĩa như thế nào, và như thế nào là bình thường?
Tôi nghe nói là hơi bị thiếu máu, như vậy mà lại nói là bị cao máu, có đúng không?
Tôi hiện nay không có bảo hiểm. Trị bệnh này có tốn nhiều tiền lắm không? Nếu không trị thì có gì nguy hiểm lắm không?

Ðáp:
Giết người “không gớm tay,” nhưng một cách âm thầm. Khiến cho các “con mồi” lúc đầu thì “khinh địch,” nhưng tới lúc thấy và biết nguy thì đã muộn, đã “từ chết tới bị thương.”
Một trong “đệ nhất sát thủ,” đã vang danh từ lâu, nhưng hàng năm vẫn là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Ðó chính là bệnh cao huyết áp.

Khủng hoảng tài chính 2008: Rủi ro vẫn tồn tại

Khủng hoảng tài chính 2008: Rủi ro vẫn tồn tại
Năm năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các ngân hàng Mỹ chẳng những đã thoát hiểm mà còn giàu thêm. Nhưng rủi ro tai họa vẫn tồn tại vì ngành tài chính không an toàn hơn xưa. Sự phục hồi nhanh chóng của các ngân hàng Mỹ là một tin vui, nhưng hiện vẫn còn quá nhiều mối đe dọa tiềm tàng.
Vào tháng 7 vừa qua, hàng loạt các ngân hàng Mỹ thông báo kết quả hoạt động. Tất cả các ngân hàng lớn ở bên kia bờ Đại Tây Dương đều làm ăn có lời. JP Morgan Chase, ngân hàng lớn nhất của Mỹ thông báo trong quý hai, lãi 6,5 tỷ đô la. Trong vòng một năm, khoản lãi của ngân hàng này tăng thêm 31 %. Về phần ngân hàng đầu tư Morgan Stanley thì cũng trong quý 2/2013 đã thu vào một khoản tiền lãi hơn 800 triệu đô la, doanh thu lên tới 8,3 tỷ.
Về phần Bank of America, tập đoàn ngân hàng từng suýt bị xóa tên sau cơn bão tài chính 2008 thì chỉ 5 năm sau tai họa, đã hoàn toàn bình phục. Tiền lãi trong quý 2/2013 tăng 70 %, đạt 3,6 tỷ đô la. Còn đối với Citygroup từng bị coi là nạn nhân nghiêm trọng nhất của khủng hoảng tín dụng địa ốc năm 2007 thì lãi của tập đoàn ngân hàng này trong vỏn vẹn ba tháng cũng đã được tính bằng bạc tỷ. Nhìn rộng ra hơn, tất cả các ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ đều đang trong chu kỳ thịnh vượng và mức lời của họ vượt ngoài sự chờ đợi.

Điếm đực

Điếm đực
Tác giả: Tiếu Sỹ
Bánh Mì ... Bánh Bao ... là tiếng "Lóng" mới tại VN ngày nay ...
Hắn là sinh viên tốt nghiệp đại học, thất nghiệp dài dài, bèn ra nghề chạy xe ôm gần cả năm nay để kiếm cơm, sống qua ngày. Nhưng, so với những quái xế chuyên nghiệp tại Sài thành,...hắn còn kém họ xa lơ xa lắc về mặt kiến thức giang hồ mà họ tích lủy được ngoài đường phố; vì vậy, có những trường hợp cần thỏa mãn nhu cầu của khách, nhứt là những khách ở tỉnh khác lên Sài gòn, hắn đành chịu thua. Đôi khi hắn bị họ gọi ngược lại là “quái xế Hai Lúa” thế mới đau chớ! Hãy nghe hắn tâm sự về nghề lái xe ôm.Lái xe ôm là một nghề kiếm sống thật đơn giản, đổ mồ hôi để đổi bát cơm, manh áo một cách lương thiện. 
Xe ôm phân chia làm 4 giai cấp: “cá tra” những người lái xe ôm được rước khách ngay tại các xa cảng miền Đông hoặc miền Tây, lực lượng nầy mặc đồng phục, áo thun màu xanh hoặc màu vàng, có ghi ký hiệu đàng hoàng. Thí dụ tại bến xe Miền Đông: “Tài đêm BXMĐ P...QBT” thu nhập của họ rất cao và chịu sự quản lý chặt chẻ của đội bảo vệ xa cảng.

Quốc tịch Mỹ: quý hay phiền toái?

Quốc tịch Mỹ: quý hay phiền toái?
Con số người Mỹ từ bỏ quốc tịch tăng mạnh trong năm nay, một phần được cho là bởi luật thuế mới khiến nhiều người Mỹ đang sống ở nước ngoài không hài lòng.
Chào nhé, hộ chiếu Mỹ.
Đây không phải là điều người Mỹ coi nhẹ. Nhưng là điều mà nhiều người trong số họ đang cân nhắc, và đang có hành động.
Số những người đang sống ở nước ngoài tuyên bố từ bỏ quốc tịch Mỹ tăng vọt trong quý hai của năm 2013 so với cùng kỳ năm ngoái, 1.131 vụ so với 189 trong năm 2012.
Tuy đây chỉ là số nhỏ so với chừng sáu triệu người Mỹ ở hải ngoại, nhưng rõ ràng là một sự gia tăng đáng kể.

Con số mà biết nói năng...

Con số mà biết nói năng...
Website của Viện Khoa học thống kê (ISS) đăng một bài ngắn, có tựa “Sự dối trá của số liệu”, nhìn nhận khá thẳng thừng về bản chất của ngành thống kê. 
Xin trích: “Người Mỹ - dân tộc thông minh và tiên tiến - rất mê số liệu thống kê. Cái gì cũng thống kê, từ sinh đẻ, bầu cử, chim chóc, nhất là khoa học... Nhưng họ cũng nói: Damn lied statistics (Thống kê dối trá đáng nguyền rủa). Tại sao?

Bến trăng
Trăng giao mùa đến hẹn lại lên
Rót ngàn thu ánh
bạc thề nguyền
Gương ngọc thỏ vằng vặc theo bước
Soi hè quế lan gót hài tiên
Thông vui chân vũ nơi đầu núi
Hạc kia lẻ bạn buồn cô đơn
Liễu gầy rũ bóng nghe tình gọi
Mây vờn sương lụa giải tuyết sơn
Một vầng nguyệt tỏ vỗ giấc thu
Hiu hiu gió trổi điệu buồn ru
Cho Minh Hoàng đắm say cung Quảng
Một khúc nghê thường thoảng mộng du
Đò trăng lững lờ thả trên không
Tìm đâu áo trắng giữa bụi hồng
Hàn bán trăng thưởng đêm huyền diệu
Hương nồng rụng xuống tình bến sông
Tiểu Vũ Vi
22/09/06

Đó là vì thống kê dựa vào thông tin, số liệu để phân tích. Thông tin và số liệu cứ cho là chất lượng đi thì cách thức phân tích của con người mới cho ra kết quả. Ý nghĩa kết quả cũng do con người diễn giải, mà một khi con người muốn bóp méo ý nghĩa thì với trí khôn có thể xử lý các dữ liệu phức tạp, họ dễ cho ra kết luận theo ý họ... Theo cách này, một công cụ tử tế nhất có thể phục vụ đắc lực cho một mục tiêu kém tử tế nhất”.

“Các con số thống kê không chuẩn từ lâu rồi”

Bác Thành có nhiều kiến nghị khá điên rồ, ví dụ cứ đòi Ngân hàng nhà nước in tiền rồi cho doanh nghiệp vay với lãi suất cực thấp để kích thích đầu tư sản xuất...; nhưng bài trả lời phỏng vấn hôm nay của bác khá hay.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành:
“Các con số thống kê không chuẩn từ lâu rồi”
SGTT.VN - Trước băn khoăn của dư luận về các chỉ số kinh tế được công bố không chuẩn, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết “vấn đề đó từ lâu rồi”, khi trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị chiều 26.9.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
Ông Thành nói, “mình muốn nói gì thì cứ nói theo ý mình thôi. Cho nên chúng ta rất thận trọng với các con số đưa ra. Có trung thực không, vì sao không minh bạch, chúng ta phải thực sự bình tĩnh, nhìn vào sự thật”.
Thưa ông, các hội thảo lớn của Trung ương gần đây nêu lên vấn đề kinh tế có nguy cơ trì trệ kéo dài?
Điều đó là tất nhiên rồi. Nền kinh tế Việt Nam trong suốt 2 năm qua đang “tự mình đánh vào chân mình” là chính.
Kinh tế là gì? kinh tế là doanh nghiệp phải làm ăn phát triển tốt. Mới đây bộ Kế hoạch đầu tư cho biết có gần 40.000 doanh nghiệp chết trong 8 tháng đầu năm. Hiện nay không có giải pháp gì thực sự, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, hai là lãi suất hợp lý, và ba là không có chính sách nào tổng hợp để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Nói gì đi nữa cũng không tránh khỏi sự thực là chúng ta chưa có một chính sách gì thật sự giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển. Như thế thì nền kinh tế hoặc là chỉ đi ngang, hoặc là chúc đầu đi xuống nữa.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam

Vừa nói đến nhân quyền và phát triển kinh tế Việt Nam, đọc đến báo Nhân Dân lại có bài này, tiện thể lưu luôn coi như khoản thư giãn hài hước chủ nhật. Ở Việt Nam có một quy định ngầm khi nào thì dùng từ nhân quyền, khi nào thì dùng từ quyền con người, cũng giống như cách dùng từ Mỹ hay Hoa Kỳ vậy.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam
Nhân dân điện tử - Thứ năm, 26/09/2013
Trong xã hội mà quyền con người được khẳng định và Nhà nước luôn tạo điều kiện để bảo đảm sự phát triển của quyền con người, thì tự do báo chí và tự do ngôn luận là các yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển chung. Ðó là căn nguyên lý giải tại sao các năm qua ở Việt Nam, tự do báo chí và tự do ngôn luận lại có những bước tiến không thể phủ nhận...

Theo số liệu của cơ quan chức năng, đến tháng 3-2013, cả nước Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; một hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình, 78 kênh phát thanh; 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011 là 46 báo điện tử, 287 trang thông tin điện tử). 
Hiện, Ðài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ, qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Hiện hơn 90% hộ gia đình Việt Nam đã sử dụng sóng truyền hình của Ðài Truyền hình Việt Nam. 

Bài rất hay: Điều gì cản bước Việt Nam phát triển?

Tưởng rằng xem chém gió tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013 thì chẳng có gì thú vị, song không ngờ đến chiều tối nay Vietnamnet.vn lại đăng một phát biểu thật tuyệt của TS Lê Đăng Doanh. Có lẽ đây là phát biểu duy nhất có giá trị tại diễn đàn (và thêm một gợi mở dụt dè của TS Trần Đình Thiên về nhu cầu phải thực hiện đổi mới lần 2). Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của TS Doanh phát biểu được tóm tắt trong bài dưới đây.
Nhân đây tôi nhớ tới chuyện cách đây 4-5 năm bác Doanh và 
một số bác có tâm có khác đã gửi email đề nghị tôi nghiên cứu xem làm sao VN có thể tiếp tục phát triển được trong bối cảnh sẽ hết sạch tài nguyên, nguồn vốn viện trợ, nguồn nhân lực trẻ rẻ tiền... trong khi sức ép dân số ngày càng tăng, đất đai chật hẹp, ô nhiễm tràn lan...  Lúc đó thấy các bác này quyền lực không có, mình có vất vả nghiên cứu tư vấn các bác một vài ý tưởng mới thì các bác cũng chẳng thể áp dụng được, nên đành thôi. 
Mình đã dự thảo thư trả lời (nhưng cân nhắc rồi không gửi), trong đó có nhấn mạnh để giải quyết vấn đề này, nhất thiết phải nghiên cứu chính trị học của phát triển kinh tế. Để các nước nghèo tiến lên, bây giờ dùng chính sách chỉ khoanh ở kinh tế, nhất là kinh tế vĩ mô (cách sử dụng các nguồn lực đất đại, lao động cơ bắp, vốn đầu tư... sao cho hiệu quả nhất), là không thể được. Cần mở rộng sang lĩnh vực xã hội, trước hết là phải tìm cách huy động bằng được lao động trí tuệ. Và từ đó dẫn đến nhu cầu phát huy tinh thần tự nguyện, chủ động sáng tạo của con người. Muốn người ta hy sinh tất cả cho đất nước phát triển thì nhà nước phải trả lại cho họ các quyền con người, tức là nhân quyền. Con người được tự do thể hiện, được nói và viết theo ý mình; mỗi suy nghĩ, ý tưởng có lợi cho đất nước đều được thực sự trân trọng thì tự dưng họ muốn lao động, muốn cống hiến... Theo mình, nhân quyền có ý nghĩa rộng hơn dân chủ vì nói đến dân chủ người ta hay tập trung vào xây dựng thể chế vĩ mô, phân chia quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức mà ít chú ý đến người dân.
Thế nhưng ở VN, đụng đến từ nhân quyền là phạm húy. Mình đã đọc một số sách về chính trị học của kinh tế, như ảnh hưởng của chiến tranh, hòa bình, đảo chính, đa nguyên, đa đảng, độc tài, khủng bố, dân chủ..., và đặc biệt là nhân quyền tới phát triển kinh tế. Thậm chí đã nghĩ đến quan hệ nhân quả giữa nhân quyền và phát triển trong trường hợp nước ta; trước hết là thử kiểm định chiều quan hệ nhân quả đi từ đâu: Tăng trưởng ảnh hưởng tới nhân quyền hay mở rộng nhân quyền sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Muốn cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị như bác Doanh mong muốn thì phải đọc sách về nhân quyền, các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn thế giới. Sau đó mới nghiên cứu trường hợp các nước đang phát triển châu Á, nơi có đủ loại mô hình nhân quyền khác nhau (các châu khác không có đặc điểm như vậy), thiết lập một số mô hình toán học, áp dụng thử tính toán, đưa ra kết luận về vai trò, ảnh hưởng của các loại nhân quyền và các yếu tố nhân quyền tới phát triển. So sánh vai trò của các nhân tố nhân quyền với các nhân tố tăng trưởng truyền thống và dự báo tương lai. Cuối cùng là nghiên cứu cụ thể cho trường hợp Việt Nam.
Sau phần phát biểu của bác Doanh thì đến đoạn chém gió của bác Võ Trí Thành, đọc quá chán. Không hiểu sao Vietnamnet.vn lại thòng thêm mấy câu chém gió của bác Thành vào đây làm gì; đọc xong mất cả hứng viết tiếp.
Điều gì cản bước Việt Nam phát triển?
- Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu vừa diễn ra ở Huế trong hai ngày 26-27/9, TS Lê Đăng Doanh đã thẳng thắn đề cập đến câu chuyện cốt lõi, đó là phải cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị để góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu là hoạt động thường niên của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do UNDP tài trợ.

Cần cải cách mạnh mẽ để xóa bỏ độc quyền
trong khu vực DNNN. Ảnh minh họa
Chưa có lộ trình thích hợp
Thay vì nói đến những dấu hiệu trì trệ của nền kinh tế, ông Lê Đăng Doanh đi sâu phân tích câu chuyện mang tầm chiến lược lớn hơn, đó là việc chậm trễ trong cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị đang góp phần "cản bước" phát triển.

Kinh tế tư nhân cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ

TS Quang A: "tôi chỉ e ngại những người tham dự hội thảo cũng lại chỉ là nói với nhau cho vui chứ không có quyền quyết định gì cả.”
Câu kết của bài: "Mỗi năm Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức hai Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân và mùa Thu. Hàng ngàn ý kiến được các chuyên gia, học giả đóng góp nhằm tìm kiếm giải pháp cho con bệnh thập tử nhất sinh là nền kinh tế Việt Nam. Cho tới nay hàng ngàn ý kiến được nêu ra nhưng có vẻ vẫn chưa được tiếp thu, vì ở Việt Nam, như các chuyên gia nói, khi nào đảng Cộng sản chưa muốn cải tổ thì chẳng thể làm gì".

Kinh tế tư nhân cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Thực tế tồi tệ và dự báo đầy bi quan của nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu khai mạc ngày 26/9 tại Huế.
Cảnh báo tiền đề của sự sụp đổ
Nếu đọc các bài báo về các cuộc hội thảo, hội nghị và diễn đàn trình bày thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, thì hẳn những nhà quan sát, những người ở vị thế trung lập đều đặt ra một câu hỏi, đây có phải là những cảnh báo, tiền đề của sự sụp đổ nền kinh tế nếu không có đối sách thích hợp và kịp thời.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS đã tự giải thể, từ Hà Nội đưa ra nhận định rất đặc biệt. Ông nói rằng ông không tin về một sự sụp đổ nào cả vì trên thực tế kinh tế tư nhân đóng góp tới 70% GDP Tổng sản phẩm nội địa và chính phủ thì đã tới ngưỡng không thể nào làm hại khu vực tư nhân hơn nữa.

Xem chém gió tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013

Thư giãn cuối tuần:
Xem chém gió tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013
Hôm nay 28.9 bắt đầu được nghỉ 2 ngày cuối tuần, thay vì đi xem hài kịch hay nằm dài xem phim hoạt hình giải trí, mình liệt kê một loạt ý đẹp lời hay của các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013 để đọc cho vui và nhớ lại những ngày đi nghe các bác nhà ta chém gió. Dĩ nhiên, vì mình làm bên cơ quan Chính phủ nên không được phép tham gia chém cùng mà chỉ ngồi dưới nghe rồi cười và vỗ tay. Đọc 1 loạt bài dưới đây các bạn sẽ thấy chỉ có các bác về hưu hay đang công tác tại viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và một số bác đại biểu chuyên trách sắp về hưu ở Quốc hội mới có quyền chém kiểu này. Tiếc là khi mọi người đang hăng thì bị chị Kim Ngân dội cho thùng nước lạnh: "Phải nhìn cả điểm sáng chứ không thể chỉ nhìn vào điểm tối của nền kinh tế" và "Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt, đất nước vẫn tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân vẫn được quan tâm, cho dù có khó khăn có trì trệ", rồi chị “phê” "báo chí đưa tin chỉ nói mặt trái", "làm Diễn đàn u ám quá"...
Có điều đáng buồn là bài này còn đưa tin các bác tố cáo mạnh mẽ hệ thống thông tin số liệu đểu và riêng bác Thiên còn nhắc tới cụm từ "đổi mới lần 2" chứ tất cả các bài khác tôi đọc được đều không hề thấy nhắc đến 2 chuyện trên. Đáng buồn nữa là hai trang mạng có số người xem đông nhất (vnexprest.net và vietnamnet.vn) đưa tin về sự kiện này rất hời hợt vì vẫn đang say sưa với bà Tưng và những người đẹp khác. Dưới đây là ý đẹp lời hay của các bác.
Cập nhật: Vừa vào trang của bác Trần Hữu Dũng, thấy bác làm thơ:
Chuyên gia hăng hái cãi nhau, 
Các nhóm lợi ích đứng sau cười thầm.
Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013:
Nói rất hay về yếu kém, nhưng thiếu giải pháp