Không nên khuyến khích loại "bằng giỏi nhưng cực dốt"
Sau vụ bác Thăng giao thông tuyển thẳng một cậu sinh viên “loại giỏi thất nghiệp” vào làm việc tại Viện KHCNGTVT, một số Thượng thư khác cũng bắt đầu quan tâm đến việc này, như một sự a dua. Nào là quyết định tuyển thẳng vào đại học, nào là tài trợ cho quá trình đi học đại học,…Ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc cho thạc sĩ
Sự việc tưởng chừng như lắng đi sau kỳ thi đại học, lại được khuấy lên khi bác Thanh Bá bút phê xin việc cho một Thạc sỹ văn chương loại giỏi thất nghiệp phải đi làm công nhân.
(Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet)
Những việc làm trên của các vị tưởng là hay, là đi sâu sát thực tiễn. Những ngẫm kỹ ra, lại là một việc rất hồ đồ và phản cảm.
Tại sao lại nói vậy? Rõ ràng trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc gia tăng thất nghiệp là không tránh khỏi. Khi mà vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ vẫn đang hoành hành, thì những người không có tiền và quan hệ không xin được vào cơ quan nhà nước là điều dễ hiểu.
Trách nhiệm của các bộ ban ngành, đặc biệt là những người đứng đầu là phải xây dựng được cơ chế, chính sách, tạo ra những đột phá để giúp đất nước vượt qua khó khăn, giải quyết việc làm, hạn chế tham nhũng, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức.
Rõ ràng kinh tế đất nước vẫn đang rất khó khăn, tham nhũng cửa quyền tiếp tục hoành hành làm mục nát chính quyền. Các bộ ngành bị vướng cơ chế, luật chồng chéo luật, giải quyết công việc cứ rối như gà mắc tóc. Vậy mà các vị không lo giải quyết, lại thích thể hiện ở những việc tủn mủn như ký tuyển dụng hay bút phê xin việc.
Thế mới nói hồ đồ và phản cảm là vậy.
Quay lại việc cô Thạc sỹ văn chương loại giỏi phải đi làm công nhân. Theo quan điểm của người viết, cô này là loại “bằng giỏi nhưng cực dốt”. Có bằng giỏi mà lại cực dốt là sao? Bởi vì cái bằng giỏi là do học vẹt nên điểm cao, nhưng thực chất không có một chút tư duy và kiến thức thực tiễn nào cả.
Người viết có loạt bài phê phán tình trạng “thợ dạy” trên giảng đường đại học đã minh chứng kiểu học thầy đọc trò chép trong giáo dục đại học. Thế nên đôi khi những sinh viên đần đần một tý, nhưng chăm chỉ một tý, chịu khó mài đít trên giảng đường học vẹt thì kiểu gì điểm cũng rất cao. Thầy nào thì trò nấy. “Bằng giỏi nhưng cực dốt” chính là thế.
Một người giỏi thực sự, có trong tay bằng Đại học sư phạm ngành Văn loại giỏi, có trong tay bằng Thạc sỹ ngành Văn học Việt Nam loại giỏi mà phải đi làm công nhân thì chắc chắn là loại “bằng giỏi nhưng cực dốt”.
Rõ ràng, nếu một người giỏi thực sự, có học vị Thạc sỹ, thì không thiếu gì việc làm để kiếm tiền, đâu nhất thiết phải xin vào nhà nước.
Đơn cử, với một Thạc sỹ văn chương văn chương loại giỏi, lại có kỹ năng sư phạm, chỉ cần ngồi viết báo, viết bài phê bình văn học, thậm chí là viết bài đưa tin bằng đúng chuyên môn của mình để gửi cộng tác với hơn 700 tờ báo lớn nhỏ, chưa kể các tạp chí văn chương thơ phú của xứ An-nam cũng đã sống thoải mái. Không thì chí ít cũng đi dạy hợp đồng cho mấy trường dân lập để xứng đáng với cái bằng loại giỏi và công sức đi học. Chứ sao Thạc sỹ văn chương loại giỏi lại đi làm gia sư, rồi đi làm công nhân thời vụ như thế.
Thế nên, bác Thanh Bá chả chịu suy trước nghĩ sau gì cả. Ai lại đi phê đơn xin việc cho những loại “bằng giỏi nhưng cực dốt” như thế, làm vậy quá bằng hại đất nước này.
Chính bác đang phải cầm thuyền trượng đi dẹp tham nhũng, mà tham nhũng toàn do các quan tham và quan dốt là con cái của quan tham và quan dốt đi trước. Bài học nhãn tiền như thế, bác không tránh đi mà lại giúp những kẻ dốt vào cơ quan nhà nước là làm sao?
Người viết đã từng có một entry: “Không thất nghiệp mới là lạ” để nói chuyện này. Người viết còn nhìn ra được thế, lẽ nào bác không nhìn thấy.
Vẫn còn đó những hậu quả do “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mà Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã ví von “dắt qua Liên Xô một con bò khi về được một tiến sĩ” đã tàn phá đất nước này (đặc biệt là đối với nền giáo dục và khoa học công nghệ).
Vì vậy, dù biết điều này chả đến được tai bác, nhưng vì sự phát triển của nước nhà, người viết đành cố gào vậy.
Không nên khuyến khích loại "bằng giỏi nhưng cực dốt" tàn phá đất nước này nữa, bác Thanh Bá ạ!
(@ by Baron, 2013)
Trách nhiệm của các bộ ban ngành, đặc biệt là những người đứng đầu là phải xây dựng được cơ chế, chính sách, tạo ra những đột phá để giúp đất nước vượt qua khó khăn, giải quyết việc làm, hạn chế tham nhũng, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức.
Rõ ràng kinh tế đất nước vẫn đang rất khó khăn, tham nhũng cửa quyền tiếp tục hoành hành làm mục nát chính quyền. Các bộ ngành bị vướng cơ chế, luật chồng chéo luật, giải quyết công việc cứ rối như gà mắc tóc. Vậy mà các vị không lo giải quyết, lại thích thể hiện ở những việc tủn mủn như ký tuyển dụng hay bút phê xin việc.
Thế mới nói hồ đồ và phản cảm là vậy.
Quay lại việc cô Thạc sỹ văn chương loại giỏi phải đi làm công nhân. Theo quan điểm của người viết, cô này là loại “bằng giỏi nhưng cực dốt”. Có bằng giỏi mà lại cực dốt là sao? Bởi vì cái bằng giỏi là do học vẹt nên điểm cao, nhưng thực chất không có một chút tư duy và kiến thức thực tiễn nào cả.
Người viết có loạt bài phê phán tình trạng “thợ dạy” trên giảng đường đại học đã minh chứng kiểu học thầy đọc trò chép trong giáo dục đại học. Thế nên đôi khi những sinh viên đần đần một tý, nhưng chăm chỉ một tý, chịu khó mài đít trên giảng đường học vẹt thì kiểu gì điểm cũng rất cao. Thầy nào thì trò nấy. “Bằng giỏi nhưng cực dốt” chính là thế.
Một người giỏi thực sự, có trong tay bằng Đại học sư phạm ngành Văn loại giỏi, có trong tay bằng Thạc sỹ ngành Văn học Việt Nam loại giỏi mà phải đi làm công nhân thì chắc chắn là loại “bằng giỏi nhưng cực dốt”.
Rõ ràng, nếu một người giỏi thực sự, có học vị Thạc sỹ, thì không thiếu gì việc làm để kiếm tiền, đâu nhất thiết phải xin vào nhà nước.
Đơn cử, với một Thạc sỹ văn chương văn chương loại giỏi, lại có kỹ năng sư phạm, chỉ cần ngồi viết báo, viết bài phê bình văn học, thậm chí là viết bài đưa tin bằng đúng chuyên môn của mình để gửi cộng tác với hơn 700 tờ báo lớn nhỏ, chưa kể các tạp chí văn chương thơ phú của xứ An-nam cũng đã sống thoải mái. Không thì chí ít cũng đi dạy hợp đồng cho mấy trường dân lập để xứng đáng với cái bằng loại giỏi và công sức đi học. Chứ sao Thạc sỹ văn chương loại giỏi lại đi làm gia sư, rồi đi làm công nhân thời vụ như thế.
Thế nên, bác Thanh Bá chả chịu suy trước nghĩ sau gì cả. Ai lại đi phê đơn xin việc cho những loại “bằng giỏi nhưng cực dốt” như thế, làm vậy quá bằng hại đất nước này.
(Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet)
Chính bác đang phải cầm thuyền trượng đi dẹp tham nhũng, mà tham nhũng toàn do các quan tham và quan dốt là con cái của quan tham và quan dốt đi trước. Bài học nhãn tiền như thế, bác không tránh đi mà lại giúp những kẻ dốt vào cơ quan nhà nước là làm sao?
Người viết đã từng có một entry: “Không thất nghiệp mới là lạ” để nói chuyện này. Người viết còn nhìn ra được thế, lẽ nào bác không nhìn thấy.
Vẫn còn đó những hậu quả do “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mà Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã ví von “dắt qua Liên Xô một con bò khi về được một tiến sĩ” đã tàn phá đất nước này (đặc biệt là đối với nền giáo dục và khoa học công nghệ).
Vì vậy, dù biết điều này chả đến được tai bác, nhưng vì sự phát triển của nước nhà, người viết đành cố gào vậy.
Không nên khuyến khích loại "bằng giỏi nhưng cực dốt" tàn phá đất nước này nữa, bác Thanh Bá ạ!
(@ by Baron, 2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét