Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

(3) Các loại hình âm nhạc: Techno, Jazz, Rock...

Các loại hình âm nhạc
5 Nhạc Techno (sàn điện tử)
Techno là một loại nhạc dance điện tử (electric dance music) được phát triển vào đầu những năm thập niên 1980 và rất đã được ưa chuộng ở Detroit, Michigan, USA. Nhiều người vẫn còn chưa hề biết về dòng nhạc này nhưng nó xuất hiện khá nhiều ở những game Âm nhạc hay MO (music online), ví dụ như Audition và SDO.
Giữa những năm của thập niên 1980, các nghệ sĩ của vùng Detroit đã phân nhánh dòng Techno từ loại nhạc Electric House Dance. Ngay cái tên của Techno cũng cho biết nó có phần nào dính dáng đến nhạc cụ điện tử và các công cụ tạo âm thanh khác. Techno là nhạc dance electronic nhưng có một chuẩn riêng. Các nhà sản xuất và các DJ (Disc jockey) đầu tiên của Techno là Kevin Saunderson, Juan Atkins và Derrick May. Ngoài ra còn có các nghệ sĩ của dòng nhạc khác phát triển thành techno như Afrika Bambaataa từ dòng nhạc electro-funk hay Kraftwerk của dòng nhạc Synth-rock. Ở Mỹ, techno phát triển mạnh nhưng không được dùng nhiều. Nhưng ở Anh, đầu những năm 90 techno phát triển mạnh và nó phân nhánh thành những thể loại như hardcore, ambient, and jungle. Trong thể loại Hardcore-techno, nhịp trong từng phút của thể loại này được đẩy nhanh một cách quá đáng, nực cười khiến cho mọi người không thể nhảy theo nó được. Nếu nhảy theo thì chắc chỉ có cách giật đùng đùng. 

Ambient thì ngược lại, các beat chậm hẳn xuống và âm nhạc lắng hẳn xuống và trong lúc này tiếng âm thanh điện tử được sự dụng tối đa nhưng không quá nhiều. Các câu lạc bộ thường chơi thể loại nhạc này khi họ muốn làm giảm độ nóng của các sàn nhảy xuống và thoát ra khỏi hardcore techno. Hầu hết các nhánh phụ của nhạc techno chỉ được sử dụng trong các vũ trường và sàn nhảy, nơi mà tại đó các DJ sẽ chỉnh lại nó cho phù hợp với họ. Cho đến giữa các năm 90 các nghệ sĩ mới liên tiếp ra đời như The Orb và Aphex Twin nhưng chủ yếu họ chơi theo ambient.
Bên cạnh đó là những ban nhạc, nghệ sĩ có thiên hướng đi theo trường phái mạnh mẽ là Prodigy và Goldie. Và cũng không ngạc nhiên khi Prodigy trở thành một nhóm có tiếng tăm đầu tiên của thể loại Techno trên toàn thế giới. Đặc điểm của nhóm nhạc này là họ sáng tác và mix những album của mình mà không một DJ nào có thể mix lại được, họ định vị những tác phẩm của mình.

6 Nhạc Jazz

Một số chuyên gia âm nhạc cho rằng nhạc Jazz là một quà tặng tuyệt vời nhất của châu Mỹ đối với nền âm nhạc thế giới. Thể loại nhạc này bắt nguồn từ chính cuộc sống của những người Mỹ - Phi.
Gần đây, có rất nhiều bộ phim chiếu tại các kênh truyền hình Mỹ nói về lịch sử của nhạc Jazz và các thời kỳ phát triển của nó. Các nhà làm phim thông qua những bộ phim để nói về sự ra đời một thể loại âm nhạc mới của những người da đen, người lai da đen và người Mỹ da trắng.
"Jazz" là sự hòa trộn của ba dòng nhạc Swing, Bebop và Fusion. Nhạc Jazz đem đến cho người nghe nhiều cảm xúc khác nhau, lúc buồn vui, khi trầm lắng sôi động. Riêng với thể loại nhạc này, các nhạc công chính là người sáng tác những bản Jazz mới bằng cách vừa chơi nhạc, vừa ngẫu hứng thổi hồn mình phiêu lãng qua những nốt nhạc. Mỗi lần họ chơi, bản nhạc dường như có một sức sống mới mẻ hơn tùy vào cảm xúc của họ. Các nhạc công nhạc Jazz thực sự khiến cho khán giả đi từ những bất ngờ này đến những bất ngờ khác, rất thú vị, cuốn hút bằng sự phá cách trong các giai điệu truyền thống và những xúc cảm lớn trong từng khoảnh khắc bay bổng, phiêu du, da diết lạ kỳ.
Nhạc Jazz có từ thế kỷ 19. Người Mỹ - Phi bắt đầu phát triển thể loại nhạc này vào cuối những năm 1880. Từ âm nhạc của người Mỹ da đen và những bài hát buồn về những năm tháng sống cuộc đời nô lệ, họ đã tạo ra thể loại nhạc Blue. Bên cạnh nhạc Blue, nhạc Ragtime (nhạc ractim của người Mỹ da đen) cũng có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của nhạc Jazz. Thể loại nhạc này vào những năm 1890 rất được ưa chuộng tại miền Nam nước Mỹ.
Các nhạc sĩ người Mỹ - Phi và những người lai da đen ở New Orleans, Louisiana là người phát triển thể loại nhạc Jazz vào đầu những năm 1900. Các nhạc công này trong những buổi trình diễn tại các lễ kỷ niệm và cuộc diễu hành ngày hội đã ngẫu hứng sáng tạo thêm vào những bản nhạc đã viết từ trước. Thể loại nhạc khởi xuất từ New Orleans này thường được gọi là nhạc Jazz cổ điển, Jazz truyền thống hay còn gọi là nhạc Jazz Dixieland. Từ New Orleans, các nhạc sĩ như Jelly Roll Morton, Sidney Bechet và King Oliver đã đưa nhạc Jazz đến nhiều nơi khác. Từ đó, nhạc Jazz ngày càng được ưa chuộng và được thế giới biết đến.
Các nhà sử học thường gọi những năm 1920 là thời đại nhạc Jazz hay còn gọi là thời kỳ hoàng kim của thể loại nhạc Jazz Mỹ. Trong thời kỳ này, lớp thanh niên ở miền Tây đã tạo ra một thể loại nhạc mới. Người ta gọi đây là thể loại nhạc Jazz phong cách Chicago. Sau đó, thể loại nhạc Jazz có tên gọi là Swing cũng trở nên rất phổ biến ở Mỹ.
Sau Thế chiến II, nhạc Jazz phong cách swing không được ưa chuộng nữa. Người ta đã thay đổi sở thích để đến với những thể loại nhạc mới lạ. Một trong những loại nhạc đó là bebop, hay còn gọi là nhạc pop. Thể loại nhạc này xuất hiện vào đầu những năm 1940, do những nhạc sĩ trẻ như nhạc công chơi kèn trompet Dizzy Gillespie, tay kèn saxaphone Charlie Parker, nghệ sĩ dương cầm Thelonious Monk và Bud Powell khởi nguồn. Sau đó, Bebop dần trở nên phố biến. Thể loại nhạc này có những biến tấu đem lại cho người nghe nhiều điều bất ngờ.
Cho đến những năm 1950, nhạc cool Jazz cũng rất phổ biến. Tay kèn Saxophone Lester Young và tay ghi-ta Charlie Christian là những người đầu tiên khởi nguồn loại nhạc này. Các nhạc cụ của cool jazz đem lại những giai điệu âm thanh nhẹ nhàng du dương hơn nhạc bebop.
Thời kỳ này người ta rất yêu chuộng nhạc Jazz. Có khá nhiều câu lạc bộ nhạc Jazz xuất hiện và các đĩa nhạc Jazz bán rất chạy. Việc đưa ra những đĩa nhạc có thời lượng dài hơn đã thu hút được nhiều người khiến nhạc Jazz càng trở nên nổi tiếng. Với những đĩa nhạc này, người ta có thể nghe một bản nhạc dài hay nhiều bản nhạc ngắn mà không phải thay đổi đĩa nhạc. Buổi hoà nhạc Jazz lớn nhất nước Mỹ đã được tổ chức tại Newport, Rhode Island vào năm 1950. Ngày nay, những buổi hoà nhạc như thế được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới.
Trong thời kỳ những năm 1950, nhạc Jazz phát triển theo các xu hướng khác nhau. Nhạc sĩ chơi nhạc cổ điển Gunther Schuller đã viết những bản nhạc kết hợp nhạc jazz hiện đại với những âm thanh hoà phối của nhạc cổ điển.
John Coltrane vào thập kỷ 60 đã khởi nguồn một thể loại nhạc mới. Anh đã kết hợp nhạc Jazz cùng với nhạc Ấn Độ. Nhưng một thể loại nhạc mới có tên gọi rock & roll cũng khởi sắc vào thời kỳ này và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Khắp thế giới đâu đâu người ta cũng nghe nhạc rock của Elvis Presley và của ban nhạc nổi tiếng Beatles. Thể loại âm nhạc mới này đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến nhạc Jazz.
Vào thập kỷ 70, nhạc jazz đã có những ảnh hưởng của Rock. Sự phát triển của các nhạc cụ điện tử góp phần tạo nên sự kết hợp này.
Nhạc Jazz quay trở lại với những âm thanh tryền thống của nó vào thập kỷ 80. Tay kèn trumpet Wynton Marsalis chính là người tiên phong trong phong trào này. Dòng nhạc Jazz này kết hợp các dòng nhạc swing, bebop và cool jazz.
Ngày nay, các nhạc công nhạc Jazz chơi rất nhiều thể loại nhạc mang phong cách Jazz. Âm nhạc của họ có sự pha trộn của phong cách swing và bebop do vậy nghe giống như nhạc rock & roll hay như âm nhạc của những người cao bồi miền tây nước Mỹ (theo Nghiêm Ngọc Lan).

7. Nhạc Rock
Nhạc rock là một thể loại âm nhạc thường được trình diễn bởi các nhạc cụ chính như ghita, ghita bass và trống. Bên cạnh, một số phong cách nhạc rock còn sử dụng các nhạc cụ dùng phím như organ, piano. Một số nhạc cụ khác thỉnh thoảng cũng được sử dụng trong nhạc Rock như harmonica, vĩ cầm, kèn flute, banjo, kèn melodica và trống timpani.
Sự hình thành của nhạc rock được bắt đầu vào những năm của thập niên 1940 và thập niên 1950 với thể loại nhạc rock 'n roll và phong cách rockability, được phát triển từ giữa nhạc blues, nhạc country và một số thể loại nhạc khác. Từ khi hình thành, nhạc rock liên tục phát triển và đi sâu vào lòng người hâm mộ. Rock&roll thuở ban đầu được định hình nên từ rất nhiều dòng nhạc: blues nguyên thủy, R&B, nhạc đồng quê, pop truyền thống, jazz, nhạc dân gian. Tất cả các dòng này cùng kết hợp một cách đơn giản, dựa chủ yếu trên kết cấu một bản blues nhanh, nhịp nhàng và dễ thuộc
Vào những năm cuối của thập niên 1960, nhạc rock pha trộn với nhạc folk tạo thành folk rock, với blues tạo nên blue rock và cùng jazz, làm nên jazz-rock fusion, và dứt khỏi ràng buộc thời gian tạo nên "rock phiêu phiêu" (psychedelic rock).
Trong thập niên 1970, rock đã sát nhập chặt chẽ nhiểu thể loại soul, funk và nhạc latin. Cũng trong thập niên này, rock phát triển về số lượng thể loại nhánh, như soft rock, heavy metal, hark rock, progressive rock và punk rock. Các thể loại nhánh nổi lên trong thập niên 1980 gồm synthpop, hardcore punk và alternative rock. Trong thập niên 1990, các thể loại nhánh bao gồm grunge, Britpop, indie rock và nu metal.
Một nhóm nghệ sĩ chơi nhạc rock là ban nhạc rock hoặc nhóm nhạc rock. Rất nhiều nhóm rock bao gồm một người chơi guitar, một ca sĩ chính, một người chơi guitar bass (bassist) và một tay trống (drummer), tạo nên một nhóm bốn người. Một số nhóm bỏ qua một vài vai trên hoặc tận dụng ca sĩ chính chơi nhạc cụ trong khi hát, tạo thành nhóm ba hoặc hai người; mặt khác lại có những ban có thêm một số người chơi khác như tay guitar rhythm và tay keyboard. Hiếm hơn, có những ban sử dụng cả nhạc cụ dây như cello hoặc violin, hay bộ hơi như saxophone, trumpet hoặc kèn trombone.

1 nhận xét: