Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Sẽ đặt tên Sài Gòn cho 1 thị trấn trong TPHCM?

Đến lúc cần lấy lại tên Sài Gòn cho TPHCM thì sẽ có tâm lý lẫn lộn giữa Sài Gòn nhỏ và Sài Gòn lớn.
Sẽ đặt tên Sài Gòn cho 1 thị trấn trong TPHCM?
SAIGON -- Danh xưng Sài Gòn sẽ đặt cho một thành phố tân lập tại Việt Nam?
Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn trong bản tin tưạ đề “Muốn có thêm thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn” hôm Thứ Sáu 27-9-2013 ghi nhận:
“Ngoài 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc theo đề án thí điểm chính quyền đô thị TPHCM, một đại biểu HĐND thành phố còn đề xuất thành lập thêm 3 thành phố khu vực 13 quận nội thành với các tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn.
Đây là ý kiến đề xuất của đại biểu HĐND thành phố Lâm Thiếu Quân tại kỳ họp HĐND thành phố khóa 8 diễn ra sáng nay (27-9) về chuyên đề “Đề án thí điểm chính quyền đô thị TPHCM”.
Theo ông Quân, mô hình trong tương lai sẽ là “thành phố trong thành phố; 13 quận nội thành nên được tổ chức thành 3 thành phố nhỏ có tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn với mô hình chính quyền 2 cấp giống như mô hình 4 thành phố ngoại thành Đông, Tây, Nam và Bắc. “Các thành phố này sẽ có tính chủ động, gần dân và có quy mô phù hợp để tổ chức quản lý tốt hơn”, ông Quân phát biểu tại kỳ họp sáng nay....”.

Nếu như thế, thành phố tân lập Sài Gòn sẽ là một phần nhỏ trong Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi có cấp đô thị?
----------

Muốn có thêm thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn
Văn Nam
Chủ Nhật, 29/9/2013, 16:33 (GMT+7)
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM tặng hoa cho ông Lê Thanh Liêm, người vừa được HĐND thành phố bầu bổ sung vào chức vụ phó chủ tịch UBND thành phố tại kỳ họp sáng nay - Ảnh: Văn Nam

(TBKTSG Online) – Ngoài 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc theo đề án thí điểm chính quyền đô thị TPHCM, một đại biểu HĐND thành phố còn đề xuất thành lập thêm 3 thành phố khu vực 13 quận nội thành với các tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn.
Đây là ý kiến đề xuất của đại biểu HĐND thành phố Lâm Thiếu Quân tại kỳ họp HĐND thành phố khóa 8 diễn ra sáng nay (27-9) về chuyên đề “Đề án thí điểm chính quyền đô thị TPHCM”.

Theo ông Quân, mô hình trong tương lai sẽ là “thành phố trong thành phố; 13 quận nội thành nên được tổ chức thành 3 thành phố nhỏ có tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn với mô hình chính quyền 2 cấp giống như mô hình 4 thành phố ngoại thành Đông, Tây, Nam và Bắc. “Các thành phố này sẽ có tính chủ động, gần dân và có quy mô phù hợp để tổ chức quản lý tốt hơn”, ông Quân phát biểu tại kỳ họp sáng nay.

Theo ông Quân, việc thành lập thêm 3 thành phố nội thành (tức không còn 13 quận nữa mà chia mỗi thành phố gồm 3-4 quận) sẽ giúp giảm biên chế, giải quyết công việc nhanh hơn vì chỉ còn cấp thành phố và cấp phường chứ không còn cấp quận như hiện nay.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online lên quan đến đề xuất của đại biểu Quân, ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố (đại diện ban soạn thảo đề án) cho biết, hiện nay 13 quận nội thành có chung kết cấu hạ tầng đô thị nên cần được quản lý, khai thác thống nhất và đồng bộ.

Theo ông Lắm, sở dĩ ban soạn thảo đề xuất chọn một số khu vực ngoại thành lập nên các thành phố vì từng khu vực có kết cấu hạ tầng khác nhau; trong khi đó, 13 quận nội thành được thiết kế như một đô thị “lõi”, các khu vực xung quanh hiện là những địa bàn đang đô thị hóa nên tùy khu vực mà có mô hình quản lý khác nhau.

Phát biểu tổng kết tại kỳ họp sáng nay, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị ban soạn thảo đề án tiếp thu ý kiến góp ý của đại biểu HĐND để hoàn thiện đề án. Bà Tâm cũng lưu ý ban soạn thảo cần sớm đưa ra lộ trình triển khai đề án cụ thể hơn để thành phố có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực thực hiện theo mô hình chính quyền đô thị; đồng thời đánh giá đầy đủ những tác động đến đời sống người dân khi triển khai đề án, tránh gây xáo trộn đến các mặt kinh tế xã hội.

Còn theo ông Trương Văn Lắm, sau khi được Chính phủ phê duyệt và Quốc hội thông qua đề án, thành phố sẽ tính đến bước tiếp theo là đánh giá những tác động từ việc triển khai đề án đến người dân, việc phân công chức năng và nhiệm vụ từng sở ngành, thành phố ra sao sẽ được soạn thảo trong giai đoạn 2014 – 1015. Định hướng của thành phố là sẽ giảm tối đa sự xáo trộn của cuộc sống người dân khi triển khai đề án.

Ngoài ra, theo đề án thì sắp tới sẽ tăng trách nhiệm của các sở quản lý chuyên ngành trong giải quyết công vụ. Theo đó, các sở quản lý chuyên ngành sẽ có chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết các công việc cho dân, giảm bớt tầng nấc trung gian, giảm thời gian chờ đợi của người dân.

Theo dự thảo đề án được ban soạn thảo trình bày tại kỳ họp sáng nay, thành phố sẽ có 4 thành phố trực thuộc gồm thành phố Đông (quận 2, 9, Thủ Đức); thành phố Tây (quận Bình Tân, một phần phường 7, phường 16 quận 8, 4 xã An Phú Tây, Tân Kiên, Vĩnh Lộc A, Vĩnh LỘc B huyện Bình Chánh); thành phố Nam (quận 7, Nhà Bè, một phần phường 7 quận 8, 2 xã Bình Hưng, Phong Phú huyện Bình Chánh); thành phố Bắc (quận 12, Hóc Môn).

Sau khi lập 4 thành phố trực thuộc, địa bàn nông thôn còn lại được tổ chức thành 3 huyện gồm Cần Giờ, Củ Chi và một phần Bình Chánh bao gồm 35 xã và 3 thị trấn (chiếm 62% diện tích tự nhiên của thành phố).

TPHCM có thêm một phó chủ tịch UBND

HĐND TPHCM sáng nay (27-9) ban hành nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND thành phố nhiệm kỳ 2011 – 2016 đối với ông Lê Minh Trí theo đơn từ nhiệm của ông Trí (do ông Trí được chuyển về công tác tại Ban Nội chính Trung ương từ tháng 2-2013 theo điều động của Ban Bí Thư).

Đồng thời, HĐND thành phố cũng ban hành nghị quyết bầu bổ sung ông Lê Thanh Liêm, (đang giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố) vào chức vụ Phó chủ tịch UBND thành phố nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Như vậy, hiện nay thành phố có 5 phó chủ tịch gồm bà Nguyễn Thị Hồng, ông Nguyễn Hữu Tín, ông Lê Mạnh Hà, ông Hứa Ngọc Thuận và ông Lê Thanh Liêm.
http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/103202/

1 nhận xét: