Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường
Tại Việt Nam, một số trí thức trẻ bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường, mà ví dụ minh chứng là một làn sóng nhỏ đang nổi lên phản đối dự án xây đập thủy điện tại Cát Tiên. Đối với tác giả bài viết trên tờ The New York Times, được tuần san Courrier International trích dịch lại qua hàng tựa “Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường ”, sự việc cho thấy có thay đổi dần dần trong tâm thức người dân ở một đất nước quá quen thuộc với quan niệm « Cha chung không ai khóc ».
Vườn Quốc gia Cát Tiên Vyacheslav Stepanyuchenko/Wikipedia
« Vì lợi ích mười năm, phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, phải trồng người ». Đây là câu châm ngôn rất phổ biến của Hồ Chí Minh, xuất hiện tại hầu hết các lớp học ở Việt Nam. Thế nhưng, ngày càng có nhiều trí thức trong nước bắt đầu tự vấn phải chăng là vế đầu của câu châm ngôn đó đã không được quan tâm đúng mức.Như ý thức được vấn đề đó, một số trí thức trẻ bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường, mà ví dụ minh chứng là một làn sóng nhỏ đang nổi lên phản đối dự án xây đập thủy điện tại Cát Tiên. Đối với tác giả bài viết trên tờ The New York Times, được tuần san Courrier International trích dịch lại qua hàng tựa “Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường ”, sự việc cho thấy có thay đổi dần dần trong tâm thức người dân ở một đất nước cộng sản quá quen thuộc với quan niệm là « Cha chung không ai khóc ».
Tác giả ký tên Liên Hoàng (một nữ ký giả và là nhà văn Việt Nam sinh sống tại New York) cho biết vừa qua tại Việt Nam, hơn 4700 người đã ký vào một bản kiến nghị trên trang mạng change.org, đề nghị chính phủ Việt Nam ngăn cấm dự án xây dựng hai đập thuỷ điện do tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư.
Vấn đề ở chỗ là để thực hiện dự án trên, tập đoàn này phải cho san bằng khoảng 400 ha đất rừng thuộc khuôn viên vườn quốc gia Cát Tiên, cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía đông bắc. Đây lại là một khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đa dạng nhất tại Việt Nam, nơi trú ngụ nhiều loài sinh vật quý hiếm như các loại lan rừng và gấu mã lai.
Từ năm 2006, nhà nước Việt Nam đã vận động để UNESCO xếp khu vực này vào danh mục Di sản Thế giới. Những người phản đối còn gởi một thư ngỏ lên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Phong trào phản đối còn nhận được sự ủng hộ từ nhiều chính quyền địa phương cũng như báo giới trong nước.
Xét từ bên ngoài, sự việc cũng có vẻ rất tầm thường : Một doanh nghiệp lớn đe dọa nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nhà bảo vệ môi sinh phản đối, và chính phủ phải chọn lựa giữa lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, người Việt Nam còn có một đặc tính khá đặc biệt, họ chỉ phàn nàn về các vấn đề môi trường nếu có đụng chạm đến quyền lợi của mình.
(RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét