Các loại hình âm nhạc
1 Nhạc Classic (cổ điển)
Là một thể loại âm nhạc “bác học”, phong cách nhạc mang tính cổ điển, âm điệu thiên về trầm ấm, tạo ra sự liên tưởng dồi dào. Quá trình hình thành và phát triển nhạc cổ điển tôi sẽ trình bày ở phần “sơ lược quá trình phát triển âm nhạc thế giới” bên dưới.
Classic là một danh từ mang nghĩa rộng, vì thế trong Classic còn có các phân loại nhỏ hơn về các thể loại nhạc.
2 Nhạc Opera (nhạc kịch)
Opera là một loại hình nghệ thuật biểu diễn, cũng là một dạng của kịch mà những hành động diễn xuất của nhân vật hầu hết được truyền đạt toàn bộ qua âm nhạc và giọng hát. Opera bắt đầu xuất hiện và biết đến nhiều vào tầm khoảng những năm 1600.
Opera đồng thời cũng sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhà hát như là: cảnh nền trang trí, y phục, và nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu. Mặc dù thế, nhìn chung ta nhận thấy Opera cũng có điểm phân biệt với các thể loại nhạc kịch khác, đó chính là việc sử dụng sức mạnh của các nhạc điệu và sự hoà nhịp của kĩ thuật âm thanh điêu luyện. Người ca sĩ trình bày tác phẩm cùng với sự đệm nhạc của một dãy dàn nhạc được sắp xếp từ một nhóm các công cụ nhỏ cho đến cả một ban nhạc giao hưởng đầy đủ. Thêm vào đó, Opera cũng có thể được kết hợp với khiêu vũ và nhảy múa (đây là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước Pháp).
Opera được biểu diễn trong một nhà hát riêng biệt cùng với những trang bị thiết yếu cho việc biểu diễn, mà ta được biết đến dưới tên gọi là “Opera House” (Nhà hát Opera)
Trong một vài hình thức khác của Opera, như là Singspiel, ópera comique, ca vũ kịch Opera và semi-opera, phần hát nói sẽ được thay thế hầu hết cho những đoạn văn trò chuyện. Giai điệu hoặc là một phần giai điệu sẽ được dạo lên vào khúc giữa hoặc là thay thế một phần nào đó trong khi hát nói, mà hầu hết đều là những giai điệu âm nhạc nắm vai trò chủ đạo.
Trong suốt thời kì phong trào nghệ thuật Baroque (tầm khoảng cuối thế kỉ 16 ở Châu Âu) và thời kì Cổ điển, hát nói thường được xuất hiện qua 2 loại hình cơ bản:
- Secco (hát nói nhanh), thường được hợp tấu với lối hát bè chạy nối đuôi nhau, trong đó thường được biểu diễn vùng với đàn davico.
- Accompagnato (có nghĩa là hát nói hợp tấu, cũng được hiểu như là “stromentato”) mà trong đó cả ban nhạc sẽ cùng hợp tấu với nhau. Do đó, trong thể loại này có ít sự ứng khẩu qua lại và tính chất hùng biện hơn thể loại secco, nhưng lại thường có nhiều âm điệu hơn. Đây là loại hình thường xuyên được biểu diển trong dàn nhạc để nhấn mạnh những phần diễn tiến đặc sắc của nhạc kịch. Vào thế kỉ 19, accompagnato đạt được những bước phát triển nhảy vọt, do đó ban nhạc ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn.
3 Giao hưởng – Symphony
Symphony bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp - có nghĩa là hòa hợp âm hưởng. Symphony là từ kết hợp giữa Sym nghĩa là cùng nhau, phone nghĩa là phát âm. Qua quá trình lâu dài suy tưởng các thuật ngữ, "giao hưởng" được dùng để đặt cho các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm có các đàn chính: đàn dây (violin, viola, cello, contrabass), dàn kèn trong đó có kèn gỗ (sáo, oboa, claninet, basoon), kèn đồng (trompet, trombone, cor, tube, fagotte) và bộ gõ. Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ những năm 30 thế kỷ XVIII, khi các khúc dạo đầu trong các vở opera ngày càng phát triển và mang tính độc lập, từ đó, giao hưởng như một thể loại âm nhạc độc lập đã ra đời.
Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của nhạc đàn, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc. Đầu tiên, giao hưởng được sáng tác ở hình thức tổ khúc sonate gồm 3 chương theo phong cách trường phái Napoli - ý. Dần dần, qua quá trình phát triển, trong thành phần của tác phẩm giao hưởng bắt đầu có thêm khúc dạo đầu (của chương I) và menuett (một loại vũ điệu) đóng vai trò chương cuối của giao hưởng 3 chương. Sau đó, giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonate hoặc rondo - sonate. Các chương chậm (chương II hoặc chương III) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã hình thành nên nhiều tác phẩm giao hưởng ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème). Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphonie). Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng balê, giao hưởng thanh xướng kịch v.v...Điều quan trọng nhất trong giao hưởng, đó là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logich kết hợp với sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc.
Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Joseph Haydn, chính vì vậy ông được gọi là "cha đẻ của giao hưởng". Có thể nói, nghệ thuật giao hưởng đã tìm thấy đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Haydn, Mozart, Betthoven). Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C - dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "...vượt lên trên khả năng của con người". Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9, Betthoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Schubert, Traicovsky, Berlioz, List, Debbussy, Maler, Prokhôngfiev, Vivaldi và Soxtakhôngvic v.v...
Trong dòng nhạc hàn lâm của nước ta, nghệ thuật giao hưởng tuy còn non trẻ nhưng đã cống hiến cho nền âm nhạc của đất nước những tác phẩm đặc sắc như các giao hưởng "Quê hương Việt Nam" (Hoàng Việt), "Đồng Khởi" (Nguyễn Văn Thương), "Trăm sông đổ về biển đông" (Trần Ngọc Sương), "Rapdodie Việt Nam" (Đỗ Hồng Quân) v.v...Đặc biệt là nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, người đã viết giao hưởng nhiều nhất Việt Nam cho đến nay, rất nhiều bản giao hưởng nổi tiếng như: Tặng đồng bào miền Nam anh dũng (số 1), Mẹ Việt Nam (số 5), Quê hương đất nước tôi (số 8)…
Nhạc giao hưởng của nước ta có thể nói là sinh sau đẻ muộn những cũng đã tiến bộ khá nhiều. Hy vọng trong thời gian tới, nhạc giao hưởng Việt Nam sẽ tiến xa hơn nữa về cả chất lượng lẫn số lượng, vươn xa thế giới để sánh vai cùng các nền âm nhạc lớn trên thế giới.
4 Nhạc thính phòng
Ý nghĩa của ngôn từ "âm nhạc thính phòng" có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latinh (Musica da camera), musique de chambre" (tiếng Pháp), hoặc "chamber music" (tiếng Anh) - có nghĩa là nhạc để biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ (như phòng hòa nhạc) để phân biệt với nhạc giao hưởng, nhạc sân khấu (thí dụ opera, oratoria, cantata) dành cho các gian hòa nhạc lớn.
Thuật ngữ này được hình thành từ thời Trung cổ nhưng mãi đến cuối thời đại Phục Hưng mới được khẳng định rõ ý nghĩa mà hiện nay chúng ta vẫn hiểu về nó. Trước kia, Âm nhạc thính phòng theo nguyên tắc được trình diễn ở các buổi hòa nhạc trong phạm vi gia đình, chính từ đây đã hình thành nên thành phần các nhạc công của loại hình nghệ thuật này: từ một độc tấu (hay được gọi là solist) cho đến vài ba nhạc công đủ để biểu diễn trong phạm vi nhỏ và liên kết với nhau thành nhóm nhạc thính phòng.
Bởi nhạc được trình diễn trong "phòng", và diện tích của "phòng" có giới hạn, nên số lượng nhạc sĩ không thể đông đảo. Thông thường, nhạc thính phòng được trình diễn bởi những nhóm có từ hai nhạc sĩ (duet=song tấu) đến tám nhạc sĩ (octet=bát tấu), chứ không có nhiều người hơn nữa, và mỗi bè nhạc chỉ được tấu bởi một người; và vì nhóm hoà nhạc có ít người, nên nhạc thính phòng thường không cần có nhà chỉ huy dàn nhạc (conductor). Theo truyền thống, nhạc thính phòng được viết cho những nhóm nhạc cụ bộ dây hay bộ hơi, thường kết hợp với đàn piano, harpsichord, lute hay guitar; nhạc thính phòng cũng là những ca khúc cho đơn ca hay nhóm hợp ca rất ít người, và có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm.
Khi sáng tác cho Âm nhạc thính phòng, các nhạc sĩ thường chú trọng đến từng phương thức biểu cảm của từng cấu trúc âm nhạc phù hợp với từng loại nhóm cụ thể. Đặc tính của Âm nhạc thính phòng biểu hiện ở sự cân bằng giữa các giọng nhạc (khác biệt với các tác phẩm trong đó phân biệt rõ bè chính, bè đệm) và tính chất cô đọng, tinh tế trong từng ngữ điệu, giai điệu, nhịp điệu và phương thức biểu cảm.
Vai trò vô cùng quan trọng ở đây là sự phát triển của các "chủ đề âm nhạc" mang giàu hình tượng nghệ thuật, Âm nhạc thính phòng có ưu thế đặc biệt biệt về khả năng biểu hiện những cảm xúc trữ tình với tất cả các mặt nhạy cảm và tinh tế nhất của tâm hồn con người.
Giữa thế kỷ XVI, hình thành rõ sự phân biệt giữa nhạc nhà thờ và nhạc thính phòng trong các thể loại nhạc dành cho giọng hát. Một trong những tác phẩm đầu tiên tiêu biểu nhất của Âm nhạc thính phòng phải kể đến "L'antica musica ridotta alla moderna" của Nicolo Vitrentino (1555).
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, Âm nhạc thính phòng bắt đầu phát triển mạnh ở các loại hình âm nhạc dành cho nhạc cụ hay còn gọi là khí nhạc. Ở những giai đoạn đầu tiên này giữa nhạc cho giọng hát và khí nhạc hầu như không phân biệt về phong các nghệ thuật.
Cho đến giữa thế kỷ XVIII, sự phân biệt giữa chúng mới được thể hiện rõ nét đúng như lời nhận định của nhà âm nhạc học trứ danh Kvanz "Âm nhạc thính phòng đòi hỏi sự sống động và tự do trong ý tưởng âm nhạc hơn âm nhạc nhà thờ". Thể loại cao nhất của Âm nhạc thính phòng dành cho khí nhạc thời kỳ này là “tổ khúc sonate” (sonata da camera) có nguồn gốc từ tổ khúc vũ điệu.
Nửa sau thế kỷ XVIII cùng với tên tuổi các thiên tài Haydn, Mozart, Betthoven đã hình thành các thể loại Âm nhạc thính phòng cổ điển - độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu.v.v. trong đó ý nghĩa đặc biệt quan trọng là các nhóm dành cho các đàn dây (violông, viola, viôlôngxen).
Chính bởi vì ở các thể loại này hội tủ mọi điều kiện để có thể diễn tả cảm xúc, hình tượng nghệ thuật một cách phong phú nên chúng đã thu hút nhiều nhạc sĩ thiên tài từ cổ điển cho đến hiện đại, ngoài các nhạc sĩ đã kể trên còn có Bramhs, Dvozak, Smetana, Grieg, Frank, Borodin, Rachmaninov (thế kỷ XIX), Debussy, Ravel, Reger, Bartok, Prokhôngfive, Soxtakhôngvich… (thế kỷ XX).
Quá trình phát triển của phong cách Âm nhạc thính phòng đã trải qua nhiều biến đổi trong đó đặc biệt phải kể đến mối liên quan tương tác giữa Âm nhạc thính phòng và âm nhạc giao hưởng. Từ đó đã nảy sinh ra các tác phẩm Âm nhạc thính phòng mang ảnh hưởng của nhạc giao hưởng (như sonate dành cho violông - "Kreisler" của Betthoven, sonate dành cho violông của Frank) và ngược lại - âm nhạc giao hưởng của Âm nhạc thính phòng (như giao hưởng số 14 của Soxtakhôngvich).
Chính vì vậy đã xuất hiện khái niệm âm nhạc mới - "Dàn nhạc thính phòng" và "Giao hưởng thính phòng" để chỉ những tác phẩm giao hưởng dành cho các dàn nhạc nhỏ với số lượng nhạc cụ hạn chế. Vai trò vô cùng quan trọng trong Âm nhạc thính phòng phải kể đến các tiểu phẩm dành cho các loại nhạc cụ trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm dành cho dàn pianô bao gồm nhiều thể loại khác nhau: valse, nocturne, prelude… của Schubert, Schuman, Sopanh, Skryabin, Rachmaninov, Prokhôngfie…
Tuy dòng nhạc hàn lâm du nhạc vào nước ta chưa được lâu nhưng các nhạc sĩ Việt Nam cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc thính phòng ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong đó nổi bật phải kể đến các tác phẩm của Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Tấn...góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.
Nhạc giao hưởng của nước ta có thể nói là sinh sau đẻ muộn những cũng đã tiến bộ khá nhiều. Hy vọng trong thời gian tới, nhạc giao hưởng Việt Nam sẽ tiến xa hơn nữa về cả chất lượng lẫn số lượng, vươn xa thế giới để sánh vai cùng các nền âm nhạc lớn trên thế giới.
4 Nhạc thính phòng
Ý nghĩa của ngôn từ "âm nhạc thính phòng" có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latinh (Musica da camera), musique de chambre" (tiếng Pháp), hoặc "chamber music" (tiếng Anh) - có nghĩa là nhạc để biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ (như phòng hòa nhạc) để phân biệt với nhạc giao hưởng, nhạc sân khấu (thí dụ opera, oratoria, cantata) dành cho các gian hòa nhạc lớn.
Thuật ngữ này được hình thành từ thời Trung cổ nhưng mãi đến cuối thời đại Phục Hưng mới được khẳng định rõ ý nghĩa mà hiện nay chúng ta vẫn hiểu về nó. Trước kia, Âm nhạc thính phòng theo nguyên tắc được trình diễn ở các buổi hòa nhạc trong phạm vi gia đình, chính từ đây đã hình thành nên thành phần các nhạc công của loại hình nghệ thuật này: từ một độc tấu (hay được gọi là solist) cho đến vài ba nhạc công đủ để biểu diễn trong phạm vi nhỏ và liên kết với nhau thành nhóm nhạc thính phòng.
Bởi nhạc được trình diễn trong "phòng", và diện tích của "phòng" có giới hạn, nên số lượng nhạc sĩ không thể đông đảo. Thông thường, nhạc thính phòng được trình diễn bởi những nhóm có từ hai nhạc sĩ (duet=song tấu) đến tám nhạc sĩ (octet=bát tấu), chứ không có nhiều người hơn nữa, và mỗi bè nhạc chỉ được tấu bởi một người; và vì nhóm hoà nhạc có ít người, nên nhạc thính phòng thường không cần có nhà chỉ huy dàn nhạc (conductor). Theo truyền thống, nhạc thính phòng được viết cho những nhóm nhạc cụ bộ dây hay bộ hơi, thường kết hợp với đàn piano, harpsichord, lute hay guitar; nhạc thính phòng cũng là những ca khúc cho đơn ca hay nhóm hợp ca rất ít người, và có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm.
Khi sáng tác cho Âm nhạc thính phòng, các nhạc sĩ thường chú trọng đến từng phương thức biểu cảm của từng cấu trúc âm nhạc phù hợp với từng loại nhóm cụ thể. Đặc tính của Âm nhạc thính phòng biểu hiện ở sự cân bằng giữa các giọng nhạc (khác biệt với các tác phẩm trong đó phân biệt rõ bè chính, bè đệm) và tính chất cô đọng, tinh tế trong từng ngữ điệu, giai điệu, nhịp điệu và phương thức biểu cảm.
Vai trò vô cùng quan trọng ở đây là sự phát triển của các "chủ đề âm nhạc" mang giàu hình tượng nghệ thuật, Âm nhạc thính phòng có ưu thế đặc biệt biệt về khả năng biểu hiện những cảm xúc trữ tình với tất cả các mặt nhạy cảm và tinh tế nhất của tâm hồn con người.
Giữa thế kỷ XVI, hình thành rõ sự phân biệt giữa nhạc nhà thờ và nhạc thính phòng trong các thể loại nhạc dành cho giọng hát. Một trong những tác phẩm đầu tiên tiêu biểu nhất của Âm nhạc thính phòng phải kể đến "L'antica musica ridotta alla moderna" của Nicolo Vitrentino (1555).
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, Âm nhạc thính phòng bắt đầu phát triển mạnh ở các loại hình âm nhạc dành cho nhạc cụ hay còn gọi là khí nhạc. Ở những giai đoạn đầu tiên này giữa nhạc cho giọng hát và khí nhạc hầu như không phân biệt về phong các nghệ thuật.
Cho đến giữa thế kỷ XVIII, sự phân biệt giữa chúng mới được thể hiện rõ nét đúng như lời nhận định của nhà âm nhạc học trứ danh Kvanz "Âm nhạc thính phòng đòi hỏi sự sống động và tự do trong ý tưởng âm nhạc hơn âm nhạc nhà thờ". Thể loại cao nhất của Âm nhạc thính phòng dành cho khí nhạc thời kỳ này là “tổ khúc sonate” (sonata da camera) có nguồn gốc từ tổ khúc vũ điệu.
Nửa sau thế kỷ XVIII cùng với tên tuổi các thiên tài Haydn, Mozart, Betthoven đã hình thành các thể loại Âm nhạc thính phòng cổ điển - độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu.v.v. trong đó ý nghĩa đặc biệt quan trọng là các nhóm dành cho các đàn dây (violông, viola, viôlôngxen).
Chính bởi vì ở các thể loại này hội tủ mọi điều kiện để có thể diễn tả cảm xúc, hình tượng nghệ thuật một cách phong phú nên chúng đã thu hút nhiều nhạc sĩ thiên tài từ cổ điển cho đến hiện đại, ngoài các nhạc sĩ đã kể trên còn có Bramhs, Dvozak, Smetana, Grieg, Frank, Borodin, Rachmaninov (thế kỷ XIX), Debussy, Ravel, Reger, Bartok, Prokhôngfive, Soxtakhôngvich… (thế kỷ XX).
Quá trình phát triển của phong cách Âm nhạc thính phòng đã trải qua nhiều biến đổi trong đó đặc biệt phải kể đến mối liên quan tương tác giữa Âm nhạc thính phòng và âm nhạc giao hưởng. Từ đó đã nảy sinh ra các tác phẩm Âm nhạc thính phòng mang ảnh hưởng của nhạc giao hưởng (như sonate dành cho violông - "Kreisler" của Betthoven, sonate dành cho violông của Frank) và ngược lại - âm nhạc giao hưởng của Âm nhạc thính phòng (như giao hưởng số 14 của Soxtakhôngvich).
Chính vì vậy đã xuất hiện khái niệm âm nhạc mới - "Dàn nhạc thính phòng" và "Giao hưởng thính phòng" để chỉ những tác phẩm giao hưởng dành cho các dàn nhạc nhỏ với số lượng nhạc cụ hạn chế. Vai trò vô cùng quan trọng trong Âm nhạc thính phòng phải kể đến các tiểu phẩm dành cho các loại nhạc cụ trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm dành cho dàn pianô bao gồm nhiều thể loại khác nhau: valse, nocturne, prelude… của Schubert, Schuman, Sopanh, Skryabin, Rachmaninov, Prokhôngfie…
Tuy dòng nhạc hàn lâm du nhạc vào nước ta chưa được lâu nhưng các nhạc sĩ Việt Nam cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc thính phòng ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong đó nổi bật phải kể đến các tác phẩm của Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Tấn...góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.
cảm ơn bạn bài viết hay và ý nghĩa
Trả lờiXóa