Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

"Chưa phồn vinh mà giả tạo"

Có một đặc điểm nổi bật ở nước ta là ai cũng biết nhưng không ai dám nói; chỉ khi lãnh đạo cấp cao nói thì mọi người mới dám nói theo và thường dẫn lời vị lãnh đạo đó làm chiếc bùa hộ mệnh. Ví dụ trong bài này, nói tới nền kinh tế đang tụt hậu là phải kèm thêm đây là thừa nhận của người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương (bác Vương Đình Huệ). Tôi cứ bị ám ảnh chuyện này suốt vì nhớ trước năm 1988, đám "kinh tế gia" trẻ làm mô hình toán kinh tế khi báo cáo quen mồm hay dùng từ "lạm phát" và thường xuyên bị chấn chỉnh vì thời đó chúng ta chưa gọi "tăng giá" là "lạm phát". Chỉ sau khi từ này được đưa vào Nghị quyết Trung ương năm 1988 thì mới chính thức được dùng. Hiện nay từ "thâm hụt ngân sách" vẫn chưa được sử dụng trong văn bản chính thức; chúng ta vẫn phải viết là "bội chi ngân sách". Còn có một số từ khác cũng vậy, ví như nhân quyền hay quyền con người được tôi đề cập trong mấy bài lưu vừa rồi.
Đọc đoạn này cũng hay: "Đại đa số dân ta thì chẳng biết gì hết. Có người thấy xây cầu to, làm đường lớn còn hoan hô nữa , khen là lãnh đạo có tài xoay xở, biết lo cho dân. Họ hoàn toàn không biết rằng trong tương lai gần thì không khéo chúng ta chẳng có gì để mà làm ăn, lại còn sưu cao thuế nặng để trả nợ nước ngoài". Quả thực trước đây nhìn ông bà, bố mẹ anh em trong nhà và các bác hàng xóm chăm chú xem tivi mỗi tối rồi phấn khởi vì thấy lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ họp hành (để làm chính sách có lợi cho dân) và đi nước ngoài liên miên (để vay tiền ODA), mình thấy xót xa và thương quá; họ có được dự đâu mà biết người ta họp hành kiểu gì, đi vay tiền thế nào và rồi tiêu thế nào. Cũng may mà chuyện này đã xưa rồi. Từ đầu thế kỷ XXI, dân ta đã bắt đầu biết và rồi ngày càng biết rõ để rồi cứ nhìn thấy các bác trên tivi là họ chuyển sang kênh khác hay tắt tivi.
Nền kinh tế "chưa phồn vinh mà giả tạo"

Hiện nay, cả xã hội đang gánh nặng nỗi lo về một nền kinh tế đang tụt hậu - như thừa nhận của người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương tại một hội thảo mới đây. Sau hai bài viết liên quan về chủ đề này đăng trên VietNamNet, hàng trăm độc giả đã cảm nhận thấy "nỗi đau" mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.

Tôi đã đọc và đồng cảm với một comment của bạn Đinh Lê Việt trên một trang mạng: “Hệ quả là, bệnh thành tích và tham nhũng đã làm Việt Nam kém hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế, trong khi các nước cùng khu vực như Indonesia, Thái Lan... hay nền kinh tế mới mở cửa như Myamar lại hấp dẫn hơn.

Chính vì vậy mà dầu tư quốc tế vào Việt Nam càng giảm. Mặt khác, nền kinh tế Việt Namlại phụ thuộc khá lớn vào đầu tư nước ngoài nên kéo theo cả nền kinh tế phát triển chậm lại. Lý do là vì những nguyên nhân quá cũ, năm nào cũng nói nhưng chẳng cải thiện được là bao như bệnh thành tích, tham nhũng, thủ tục hành chính lòng vòng” …
Tôi xem chương trình trên Discovery chiếu về cuộc đời của Lý Quang Diệu và Lịch sử của Singapo mới biết được rằng việc phát triển của một quốc gia không hề dể dàng. Ông là người được cả các nhân vật lãnh đạo xuất sắc trên thế giới kính nể khi đưa một đảo quốc thuộc địa nhỏ bé, nghèo nàn trở thành một quốc gia giàu có, văn minh.

Theo suy nghĩ của tôi thì một đất nước muốn được phát triển cần rất nhiều yếu tố nhưng không thể thiếu những yếu tố chủ chốt sau:


- Một người chỉ huy thông minh, có tầm nhìn xa trông rộng, không bị bó hẹp trong những định kiến hẹp hòi, cũ kỹ, lạc hậu với thời cuộc.
- Một ban lãnh đạo được tinh gọn, có đủ tri thức, năng lực, luôn trung thực và toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước.
- Một hệ thống chính quyền luôn quan tâm đến quyền lợi của tòan thể cộng đồng.và thực hiện nghiêm minh các thể chế luật pháp. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí của công.
- Một chính sách phát triển đúng đắn dưa trên cơ sở hoàn cảnh thực tế của quốc gia, dân tộc trong từng thời điểm.
- Biết dựa vào ngoại lực nhưng chủ yếu là phải phát huy được nội lực của cộng đồng và của mỗi cá nhân, lấy năng suất và hiệu quả lao động của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp cụ thể làm chỉ số đánh giá mức độ phát triển của đất nước.
- Biêt hỗ trợ và kích thích sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân làm giàu cho chính mình cũng chính là làm giàu cho đất nước.
- Biết khơi dậy ý thức trách nhiệm của công dân và tinh thần thượng tôn pháp luật.
- Tôn trọng các ý kiến phản biện, thực hiện dân chủ hóa trong mọi mặt đời sống chính trị - xã hội.

Trong các tiêu chí ấy, liệu Việt Nam của chúng ta đã đạt được những tiêu chí nào? Tôi nghĩ là không có hoặc dù có cũng chỉ là hình thức. Vậy thì làm sao mà ta có thể phát triển được.

Có thể nhận thấy những tồn tại của nước ta hiện nay như sau:

- Bộ máy lãnh đạo cồng kềnh, kém hiệu quả từ TU cho đến địa phương.không xoay xở kịp với những thay đổi rất nhanh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội thời hiện đại.

- Đường lối chính sách chưa gắn liền với thực tế và chưa có cơ sở khoa học.

- Tệ nạn tham nhũng tràn lan từ cấp thấp cho đến cấp cao, tình trạng quan liêu, lãng phí phổ biến làm suy kiệt nguồn lực quốc gia cũng như các nguồn hổ trợ từ bên ngoài.

- Quan chức trình độ kém cỏi, kết bè kết phái cùng với giới tài phiệt tạo ra các nhóm lợi ích từng ngành, từng địa phương đục khoét, vơ vét của công.

- Pháp luật còn nhiều thiếu sót lại không được thực hiện nghiêm chỉnh dẫn đến tình trạng phạm tội tràn lan trong xã hội như phá rừng, phá biển, côn đồ hoành hành....Ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và của mỗi người dân đều bị xuống cấp.

- Tình trạng dân chủ hình thức tạo nên phản ứng ngược trong xã hội. Người dân không còn tin vào các cấp chính quyền, không còn muốn tham gia xây dựng đất nước.

- Các ý kiến phản biện dù với nhiều thiện ý cũng không được lắng nghe, thậm chí còn bị đàn áp.

Thử hỏi như vậy thì làm sao mà đất nước ta không bị ngày càng tụt hậu?
Tôi biết chuyện này, một số người cũng biết chuyện này.
Người có lương tâm thì lên tiếng phản bác.
Người có quyền lợi riêng tư thì ngậm miệng ăn tiền.

Đại đa số dân ta thì chẳng biết gì hết. Có người thấy xây cầu to, làm đường lớn còn hoan hô nữa , khen là lãnh đạo có tài xoay xở, biết lo cho dân. Họ hoàn toàn không biết rằng trong tương lai gần thì không khéo chúng ta chẳng có gì để mà làm ăn, lại còn sưu cao thuế nặng để trả nợ nước ngoài.

Rõ ràng, những công trình cầu – đường, những khu công nghiệp, phố xá mọc lên, đô thị phình to, nhà cao san sát… nhưng tiền của ai? Lấy tiền ở đâu? - Tiền đi vay. Thực lực ta có được bao nhiêu? Cho nên, đừng vơ vào để “lập thành tích chào mứng Đại hội Đảng”, đừng trương lên ầm ĩ loa phường là đổi mới đang có hiệu quả, rằng đảng ta lãnh đạo giỏi, tài tình, nhà nước vẫn chủ động quả lý, quán xuyến, chính phủ điều hành giỏi… Tất cả chỉ là ‘tự vỗ ngực‘ mà thôi. Rõ ràng nền kinh tế của nước ta hiện nay không thể gọi khác hơn là đang ‘Chưa phồn vinh mà giả tạo’.

Với đám tài phiệt thì lợi nhuận là trên hết, giống như xã hội đen vậy thôi. Với tính toán siêu lợi nhuận cho các phe như vậy thì lãi suất chính thức là hình thức còn hiệu quả kinh tế chỉ là con số âm khủng khiếp. Dù đã trên cả tỉ phú, của cải bề bề, nhưng vì ‘lòng tham vô đáy’, ngươi ta cứ liên tục nghĩ kế để ra nhiều dự án rồi moi vào nguồn vốn ODA mà bên cho vay khá là dễ dãi, mệnh danh như sự “giúp đỡ”! Đó là vốn dài hạn, có lợi cho phía chủ nợ, nhưng lại kéo dài thời gian cam go, khốn khó cho con nợ, đời con cháu sau này phải lo mà trả nợ; và như thế tức là “bộ phận không nhỏ” đang dành ăn với con nít. Họ đưa ra những lập luận dưới vỏ bọc vì sự phát triển của đất nước, vì đổi mới, vì tái cấu trúc… Nhưng vay được vốn rồi thì vung tay tiêu xài, cho vào túi riêng của cac nhóm lợi ích, ăn chơi thoải mái. Đây không chỉ là suy thoái, mà là vi pham đạo đức nghiêm trọng, là tội ác:

ODA là ÔNG DÀNH ĂN

Tham nhũng chỉ ở ngoài da
Bắt mấy con ghẻ lại là sạch thôi
Bắt xong thì lại than trời
Sao mà lại ngứa ngay nơi óc mình
Thì ra ghẻ chủ thông minh
Nó chui tận não, tim mình làm hang
Bó tay chịu trói xin hàng
Van lạy con ghẻ cho chàng ngủ yên
Chừng nào tim óc tan hoang
Thì con ghẻ sẽ hết đàng trú thân
Mong sao ngày ấy đến gần
Cho nước được lợi cho dân được nhờ

Bình Thuận (Blog BVB )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét