Phủ định Tiền Nhân quốc gia khó phát triển
Tuấn Trần: La Quán Trung mở đầu Tam Quốc Diễn Nghĩa bằng một câu mang tính khẳng định “Phàm việc lớn trong thiên hạ cứ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp”. Đây là một triết lý trong tư tưởng Á Đông có ảnh hưởng đến các nước như Việt Nam trong nhiều mặt của đời sống xã hội.
Tuy chỉ gói gọn trong tám chữ “hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp”, nhưng thực chất triết lý này đã định hình nền tảng trong “cách tư duy” của chúng ta với quan điểm triết học cho rằng xã hội luôn luôn vận động và thay đổi theo chu trình nhất định và không có gì là vĩnh viễn cả. Sự trỗi dậy của một triều đại này để thay thế triều đại kia thực ra là tuân theo quy luật của triết lý này.
Ảnh: phủ nhận kinh tế tư nhân, thực thi kinh tế tập thể
trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội (nguồn Internet)
Nếu nhìn nhận trên khía cạnh về sự vận động và thay thế thì quan điểm của La Quán Trung cũng phù hợp với triết học phương tây – đặc biệt là chủ nghĩa Marx (quy luật biện chứng thứ ba). Tuy nhiên cái khác biệt nhất giữa quan điểm Á Đông so với Phương Tây chính là tính kế thừa sau mỗi lần thay đổi.
Người Phương Tây tuân theo sự vận động, thay đổi và phát triển, không phủ nhận/tàn phá các thành tựu của quá khứ mà kế thừa các di sản do các triều đại khác để lại.
Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng có quan điểm vận động và thay đổi là việc bắt đầu cho một vòng quay mới, một chu trình thịnh – suy mới. Các thay đổi này chỉ là sự lặp lại theo quy luật và phải bắt đầu lại từ đầu chứ không phải là bước tiến mới theo hướng phát triển. Đây là nguyên nhân cốt lõi khiến cho chúng ta cứ xây rồi lại phá, phá rồi lại xây để rồi một ngày đẹp trời, ngoảnh đầu nhìn lại, ngoài mấy di sản văn hóa phi vật thể đang ngắc ngoải chờ bảo tồn, chúng ta chẳng có gì được gọi là văn hóa vật thể xứng tầm hay hoành tráng như các quốc gia khác.
Hồi còn nhỏ, tôi luôn tự hỏi tại sao ngày xưa các Cụ làm đồ gỗ tinh xảo thế, mà bây giờ (lúc đấy đất nước đang còn trong chế độ Hợp Tác Xã) không ai có thể đục đẽo hay làm được một cái cột nhà tinh xảo như thời phong kiến cả. Lớn lên tôi hiểu các nghệ nhân phần lớn đã thất lạc và rất nhiều các kỹ năng đã ra đi cùng với các Đền Chùa, Miếu Mạo trong công cuộc “đào tận gốc, trốc tận rễ” các tàn dư của Chế độ Phong kiến thối nát và lạc hậu (!). Đây chính là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng nguyên lý, hay thuận theo quy luật “phủ định của phủ định” theo kiểu Á Đông đã từng làm mất đi bao nhiêu cơ hội phát triển của nước Đại Việt.
Bản thân các triều đại ở Việt Nam khi tiến hành phủ định triều đại khác cũng tuyệt đối áp dụng phương châm phá hết và triệt tiêu toàn bộ ảnh hưởng của triều đại đã mất trong mọi mặt của đời sống xã hội. Một ví dụ cho vấn đề này là Vua Quang Trung trong lần đầu tiến quân ra bắc để tiêu diệt họ Trịnh, đã cho đốt hết cung điện của phủ chúa (công sức của bao nhiêu thế hệ) và mãi gần hai tháng cung điện này mới cháy xong. Vậy nếu phải xây mới thì cần bao nhiêu công sức và tiền bạc, thậm chí là sinh mạng quần chúng? Nhà Nguyễn khi lấy lại được nước thì mọi thứ hầu như đã kiệt quệ hết rồi, nhưng Vua Gia Long vẫn cho tìm và phá hết các di tích có yếu tố của triều Quang Trung.
Một ví dụ khác là việc nhà Hồ rời đô về Thanh Hóa. Tuy Thăng Long dưới thời Nhà Trần đã được xây dựng và phát triển trong vài trăm năm (lại còn được chuyển giao tư thời Nhà Lý) nhưng khi nắm quyền, Hồ Quý Ly lại quyết định chuyển Kinh Đô về Tây Đô (Thanh Hóa) ngay khi có ý định cướp ngôi nhà Trần. Tính phủ định thành tựu của quá khứ đã làm cho nhà Hồ mất rất nhiều công sức của dân chúng cho các công trình xây dựng mới đồng thời lãng quên cái cũ dẫn đến việc nhân dân không theo phục. Cuối cùng Triều đại này chỉ tồn tại được 7 năm.
Gần đây, đất nước đã giành được nền độc lập sau bao nhiêu năm bị đô hộ và chia cắt bởi phương Tây. Thế nhưng đối với vấn đề trong nước thì tinh thần phủ định những thứ “của chế độ cũ”, thứ được coi là lỗi thời đã làm cho đất nước chúng ta một lần nữa rơi vào khủng hoảng, “gần như mất hết kết nối với quá khứ”. Chúng ta đã quá tự hào về bản thân trong lĩnh vực quân sự, trong lý tưởng và ý chí của mình. Chúng ta muốn xây dựng xã hội mới trên một nền tảng “không có bóng dáng của chế độ cũ.” Việc này không chỉ dẫn đến hậu quả lãng phí và thiếu hụt nguồn lực trong phát triển đất nước, mà còn tạo ra tư duy sợ các ảnh hưởng từ “quá khứ”, “bên ngoài” có thể dẫn đến bất ổn định cho thể chế.
Bài học từ Tiền Nhân trong việc ứng xử với quá khứ theo hướng phủ định triệt để và sẵn sàng làm lại từ đầu có thể giúp ích cho chúng ta những gì trong cuộc sống hôm nay?
Thứ nhất nó giúp chúng ta thấy rằng có thể Tiền Nhân có những quyết định sai lầm, nhưng di sản của dân tộc thì không. Quyết định sai lầm là những gì chúng ta cần khắc phục và thay đổi chứ không phải phủ nhận hay phủ định tất cả các nỗ lực và di sản của họ, vì chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thay đổi theo hướng tiến lên. Các giá trị dân tộc thuộc về nhân dân, xã hội và quá khứ chứ không phải thuộc về triều đại hay chế độ nào. Nghĩ như vậy chính là duy trì nền tảng để chúng ta dựa vào và xây cho to lớn thêm.
Thứ hai nó cho chúng ta một cái nhìn về tính thực dụng, muốn tồn tại và phát triển thì ngoài việc phát huy các giá trị của dân tộc mình, đất nước mình thì chúng ta phải kế thừa các giá trị của thời đại. Chúng ta không thể phủ nhận thế giới và sống một mình trong thế giới “phẳng” ngày nay. Nếu tiếp tục phủ định hay ngắt các kết nối với thế giới, chúng ta lại trở thành dị biệt, và tự xây đất nước mình trong sự thiếu hụt nền tảng và định hướng tương lai.
Cuối cùng, nó giúp chúng ta tránh được những hành động cực đoan, định kiến trong đối xử với quá khứ, hoặc những khác biệt trong cuộc sống hiện tại. Thay vì phá bỏ hay loại bỏ, chúng ta cần hợp sức, lấy nhau làm điểm tựa để tiến lên. Chỉ có như vậy, sức mạnh dân tộc mới không bị phân tán, mà hội tụ để phát triển.
Hồi còn nhỏ, tôi luôn tự hỏi tại sao ngày xưa các Cụ làm đồ gỗ tinh xảo thế, mà bây giờ (lúc đấy đất nước đang còn trong chế độ Hợp Tác Xã) không ai có thể đục đẽo hay làm được một cái cột nhà tinh xảo như thời phong kiến cả. Lớn lên tôi hiểu các nghệ nhân phần lớn đã thất lạc và rất nhiều các kỹ năng đã ra đi cùng với các Đền Chùa, Miếu Mạo trong công cuộc “đào tận gốc, trốc tận rễ” các tàn dư của Chế độ Phong kiến thối nát và lạc hậu (!). Đây chính là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng nguyên lý, hay thuận theo quy luật “phủ định của phủ định” theo kiểu Á Đông đã từng làm mất đi bao nhiêu cơ hội phát triển của nước Đại Việt.
Bản thân các triều đại ở Việt Nam khi tiến hành phủ định triều đại khác cũng tuyệt đối áp dụng phương châm phá hết và triệt tiêu toàn bộ ảnh hưởng của triều đại đã mất trong mọi mặt của đời sống xã hội. Một ví dụ cho vấn đề này là Vua Quang Trung trong lần đầu tiến quân ra bắc để tiêu diệt họ Trịnh, đã cho đốt hết cung điện của phủ chúa (công sức của bao nhiêu thế hệ) và mãi gần hai tháng cung điện này mới cháy xong. Vậy nếu phải xây mới thì cần bao nhiêu công sức và tiền bạc, thậm chí là sinh mạng quần chúng? Nhà Nguyễn khi lấy lại được nước thì mọi thứ hầu như đã kiệt quệ hết rồi, nhưng Vua Gia Long vẫn cho tìm và phá hết các di tích có yếu tố của triều Quang Trung.
Một ví dụ khác là việc nhà Hồ rời đô về Thanh Hóa. Tuy Thăng Long dưới thời Nhà Trần đã được xây dựng và phát triển trong vài trăm năm (lại còn được chuyển giao tư thời Nhà Lý) nhưng khi nắm quyền, Hồ Quý Ly lại quyết định chuyển Kinh Đô về Tây Đô (Thanh Hóa) ngay khi có ý định cướp ngôi nhà Trần. Tính phủ định thành tựu của quá khứ đã làm cho nhà Hồ mất rất nhiều công sức của dân chúng cho các công trình xây dựng mới đồng thời lãng quên cái cũ dẫn đến việc nhân dân không theo phục. Cuối cùng Triều đại này chỉ tồn tại được 7 năm.
Gần đây, đất nước đã giành được nền độc lập sau bao nhiêu năm bị đô hộ và chia cắt bởi phương Tây. Thế nhưng đối với vấn đề trong nước thì tinh thần phủ định những thứ “của chế độ cũ”, thứ được coi là lỗi thời đã làm cho đất nước chúng ta một lần nữa rơi vào khủng hoảng, “gần như mất hết kết nối với quá khứ”. Chúng ta đã quá tự hào về bản thân trong lĩnh vực quân sự, trong lý tưởng và ý chí của mình. Chúng ta muốn xây dựng xã hội mới trên một nền tảng “không có bóng dáng của chế độ cũ.” Việc này không chỉ dẫn đến hậu quả lãng phí và thiếu hụt nguồn lực trong phát triển đất nước, mà còn tạo ra tư duy sợ các ảnh hưởng từ “quá khứ”, “bên ngoài” có thể dẫn đến bất ổn định cho thể chế.
Bài học từ Tiền Nhân trong việc ứng xử với quá khứ theo hướng phủ định triệt để và sẵn sàng làm lại từ đầu có thể giúp ích cho chúng ta những gì trong cuộc sống hôm nay?
Thứ nhất nó giúp chúng ta thấy rằng có thể Tiền Nhân có những quyết định sai lầm, nhưng di sản của dân tộc thì không. Quyết định sai lầm là những gì chúng ta cần khắc phục và thay đổi chứ không phải phủ nhận hay phủ định tất cả các nỗ lực và di sản của họ, vì chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thay đổi theo hướng tiến lên. Các giá trị dân tộc thuộc về nhân dân, xã hội và quá khứ chứ không phải thuộc về triều đại hay chế độ nào. Nghĩ như vậy chính là duy trì nền tảng để chúng ta dựa vào và xây cho to lớn thêm.
Thứ hai nó cho chúng ta một cái nhìn về tính thực dụng, muốn tồn tại và phát triển thì ngoài việc phát huy các giá trị của dân tộc mình, đất nước mình thì chúng ta phải kế thừa các giá trị của thời đại. Chúng ta không thể phủ nhận thế giới và sống một mình trong thế giới “phẳng” ngày nay. Nếu tiếp tục phủ định hay ngắt các kết nối với thế giới, chúng ta lại trở thành dị biệt, và tự xây đất nước mình trong sự thiếu hụt nền tảng và định hướng tương lai.
Cuối cùng, nó giúp chúng ta tránh được những hành động cực đoan, định kiến trong đối xử với quá khứ, hoặc những khác biệt trong cuộc sống hiện tại. Thay vì phá bỏ hay loại bỏ, chúng ta cần hợp sức, lấy nhau làm điểm tựa để tiến lên. Chỉ có như vậy, sức mạnh dân tộc mới không bị phân tán, mà hội tụ để phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét