Tại sao suy thoái tốt cho nền kinh tế ?
Graham Young • Suy thoái, mặc dù gây nhiều đau đớn khi diễn ra, lại là một điều bình thường và có lợi cho nền kinh tế. Nhưng hiện nay, các chính phủ đang cố gắng né tránh các cuộc suy thoái, và các hành vi xấu xa của họ khiến chúng ta có thể phải đối mặt với một cuộc Đại khủng hoảng mới.Một đám đông người gửi tiền bên ngoài Ngân hàng Liên hiệp Mỹ ở New York. Họ không thể rút tiền tiết kiệm trước khi ngân hàng sụp đổ vào ngày 30/06/1931. (Ảnh: FPG/Hulton Archive/Getty Images)
1. Suy thoái kinh tế khắp nơi
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã gây ra rất nhiều tổn thất trong những năm gần đây khi cố gắng né tránh suy thoái thay vì tập trung vào công việc thực sự của họ là kiểm soát lạm phát.
Thay vì sợ hãi và tránh né, chúng ta nên coi suy thoái là yếu tố không thể tránh khỏi và cần thiết cho bất kỳ nền kinh tế nào.
Trên thực tế, chúng ta luôn gặp phải tình trạng suy thoái trong nhiều ngành khác nhau và những gì thể hiện trong dữ liệu GDP như là suy thoái thực sự là thời kỳ mà nhiều ngành đang thoái lùi hơn là tiến lên.
Bất kỳ ai ở độ tuổi của tôi đều được nuôi dưỡng bởi cha mẹ đã từng trải qua cuộc Đại khủng hoảng. Đây là thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng mà trong trường hợp của Mỹ, nó đã kéo dài cho đến khi Thế chiến II kết thúc.
Ở Úc, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 30% và GDP giảm khoảng 24% trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1933.
Quãng thời gian đó chắc chắn đã thay đổi thói quen của bố mẹ tôi. Sự bảo thủ về tài chính đi cùng với thói quen tiết kiệm, chẳng hạn như luôn tắt đèn khi bạn rời khỏi phòng.
Điều đó đã định hình một thời kỳ khi tài chính cá nhân và doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường do trải nghiệm tồi tệ khi chúng không như vậy.
Trong những năm tuổi trẻ của mình, tôi đã trải qua một số giai đoạn suy thoái - mặc dù không giống như những năm 1930.
Gần nhất là cuộc suy thoái năm 1982, được coi là “cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng”.
Có một quý tăng trưởng âm vào cuối năm 1965 do hạn hán gây ra (tôi thực sự nhớ hình ảnh trên trang nhất về một con đập khô và nứt với xác một con cừu chết, trong khi không có ấn tượng về căng thẳng tài chính).
Sau đó là cuộc suy thoái năm 1974 do cú sốc dầu mỏ ở Ả Rập gây ra, tiếp theo là cuộc suy thoái năm 1977.
Có giai đoạn suy thoái từ quý tháng 12 năm 1981 cho đến quý tháng 3 năm 1983, một phần do hạn hán gây ra, nhưng cũng do doanh thu khai thác mỏ sụt giảm cùng với việc tăng lương do bãi bỏ quy định và thương lượng theo khuôn mẫu.
Cho tới nay, tôi đã làm việc trong lĩnh vực tài chính và sau đó là bất động sản, cả hai lĩnh vực đều đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi suy thoái. Năm 1986 tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng âm, và sau đó là “cuộc suy thoái mà chúng ta buộc phải có” của cựu Thủ tướng Paul Keating vào năm 1990-91.
2. Suy thoái là một điều bình thường
Có nhiều lý do cho những cuộc suy thoái và suy giảm kinh tế này, nhưng thực sự chỉ có một nguyên nhân cơ bản.
Các nền kinh tế vận động một cách ngẫu nhiên, và trong khi chúng có xu hướng cân bằng, kết quả hoạt động của chúng có liên quan đến việc vượt quá và không đạt tới năng lực tối ưu của chúng.
Vượt quá quá nhiều khả năng ít nhất sẽ mang lại một phản ứng ngang bằng và ngược lại vì khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế bị đặt dưới áp lực quá lớn.
Cuộc Đại khủng hoảng xảy ra do nguồn tiền dễ dãi dẫn đến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và sau đó là sự sụp đổ khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất và các ngân hàng phá sản.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán có lẽ một phần là do tâm lý đám đông khi những người mua mới không thể đáp ứng được mức giá được yêu cầu, và sau đó nỗi sợ thua lỗ đã đẩy giá xuống khi các nhà đầu tư hoảng sợ và đồng loạt tìm cách thoát khỏi thị trường.
Các biện pháp được thực hiện để khắc phục tình hình, chẳng hạn như dựng lên các hàng rào thuế quan, thực sự khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Và sau đó, có sự chuyển hướng các nguồn lực có giá trị của chính phủ vào các dự án tạo công ăn việc làm, nhưng không mang tính kinh tế, để giữ cho người lao động có việc làm — ngay từ đầu họ đã thất nghiệp do các chính sách của chính phủ.
Vì vậy, với mong muốn tránh suy thoái, các chủ ngân hàng và chính phủ đã làm cho nó tồi tệ hơn.
Thế hệ các quan chức ngân hàng trung ương này không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc Đại khủng hoảng bằng những cú sốc lạm phát của những năm 70. Ở Úc, những cú sốc này là do hoàn cảnh và các chính trị gia, những người đã học sai bài học từ cuộc Đại khủng hoảng.
Điều mà các quan chức ngân hàng trung ương hiện tại của chúng ta đã học được là họ muốn tránh ngân hàng đổ vỡ bằng mọi giá và lạm phát giá tài sản tốt hơn giảm phát giá tài sản.
Cả hai đều không đúng.
Các ngân hàng không thể sụp đổ sẽ chấp nhận mức rủi ro cho vay quá mức, và giá tài sản leo thang vô hạn làm giảm lợi nhuận thực, khuyến khích đầu cơ không chính đáng và loại trừ rất nhiều người tham gia mới (ví dụ: người mua nhà lần đầu).
Họ cũng sai lầm khi nghĩ rằng doanh thu trong nền kinh tế bằng với tăng trưởng, và trong một thời điểm, họ đã bị Thuyết tiền tệ hiện đại (MMT) dụ dỗ để nghĩ rằng họ có thể cho phép các chính phủ vay không giới hạn.
Những chính sách này đã mang lại cho chúng ta mức tăng trưởng GDP và năng suất dưới mức trung bình, đồng thời khiến chúng ta chịu rủi ro quá mức trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và một cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng.
3. Mô hình tồi tệ về tránh suy thoái
Mô hình tránh suy thoái xấu xa của các chính phủ đã được thiết lập sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ở Úc, người ta đã mạnh tay cắt giảm lãi suất và chi tiền của chính phủ cho các công trình công cộng.
Việc cắt giảm lãi suất đã làm tăng giá nhà đất, khiến nhiều thanh niên Úc không thể tiếp cận thị trường vì họ không đủ tiền đặt cọc. Chi tiêu được tài trợ bằng khoản vay của chính phủ, điều này cuối cùng đã dẫn đến lạm phát gia tăng.
Chi tiêu chính phủ đến quá muộn để có tác động đến cuộc suy thoái thực, do đó điều này chứng tỏ rằng nền kinh tế thực sự đủ kiên cường để tự điều chỉnh mà không cần sự trợ giúp của chính phủ.
Úc đã lặp lại mô hình đó liên tục mỗi khi có dấu hiệu của bất kỳ vấn đề nào, dẫn đến sự vô lý trong phản ứng đối với COVID khi Úc đóng cửa phần lớn nền kinh tế trong 12 tháng trở lên và vay nhiều hơn quy mô ngân sách liên bang để duy trì mọi thứ hoạt động như bình thường.
Điều đó, kết hợp với quá trình chuyển đổi năng lượng, việc mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng được thúc đẩy bởi MMT và mức nhập cư kỷ lục, là nguyên nhân gây ra các vấn đề lạm phát hiện tại của Úc. Và Ngân hàng Dự trữ Úc hiện đã tăng lãi suất lên 4%, điều này có thể đẩy Úc vào cuộc suy thoái mà họ đã cố gắng tránh trong 15 năm.
Nhưng mọi thứ còn tồi tệ hơn thế. Giảm lãi suất xuống 0,15% (như trước đây) có nghĩa là giá của đồng tiền thấp hơn nhiều so với mức đáng lẽ phải có.
Lợi nhuận dài hạn từ tiền mặt trong lịch sử nằm trong khoảng từ 4 đến 6%. Đây là một mức hợp lý.
Những người tiết kiệm có được một khoản tiền lãi phù hợp trên số tiền của họ. Lãi suất đầu tư thực sự là một yếu tố trong việc đánh giá dự án.
Giảm tỷ lệ tiền lãi và trả cho những người tiết kiệm quá ít, và bạn sẽ khuyến khích các khoản vay rủi ro trong các dự án có lợi nhuận thấp [do người dân không muốn gửi tiết kiệm và phải tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án rủi ro], vốn không thể hoàn trả giá trị vốn của chúng trong bất kỳ khoảng thời gian hợp lý nào.
Vì vậy, bằng cách cố gắng tránh suy thoái, chúng ta đã làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Đồng thời, chúng ta đã hạ thấp tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, khiến nó dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc.
Chúng ta tiếp tục như thế này càng lâu thì khả năng xảy ra một cuộc Đại khủng hoảng khác càng lớn. Đó là kiểu suy thoái mà lẽ ra chúng ta không cần phải trải qua.
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã gây ra rất nhiều tổn thất trong những năm gần đây khi cố gắng né tránh suy thoái thay vì tập trung vào công việc thực sự của họ là kiểm soát lạm phát.
Thay vì sợ hãi và tránh né, chúng ta nên coi suy thoái là yếu tố không thể tránh khỏi và cần thiết cho bất kỳ nền kinh tế nào.
Trên thực tế, chúng ta luôn gặp phải tình trạng suy thoái trong nhiều ngành khác nhau và những gì thể hiện trong dữ liệu GDP như là suy thoái thực sự là thời kỳ mà nhiều ngành đang thoái lùi hơn là tiến lên.
Bất kỳ ai ở độ tuổi của tôi đều được nuôi dưỡng bởi cha mẹ đã từng trải qua cuộc Đại khủng hoảng. Đây là thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng mà trong trường hợp của Mỹ, nó đã kéo dài cho đến khi Thế chiến II kết thúc.
Ở Úc, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 30% và GDP giảm khoảng 24% trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1933.
Quãng thời gian đó chắc chắn đã thay đổi thói quen của bố mẹ tôi. Sự bảo thủ về tài chính đi cùng với thói quen tiết kiệm, chẳng hạn như luôn tắt đèn khi bạn rời khỏi phòng.
Điều đó đã định hình một thời kỳ khi tài chính cá nhân và doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường do trải nghiệm tồi tệ khi chúng không như vậy.
Trong những năm tuổi trẻ của mình, tôi đã trải qua một số giai đoạn suy thoái - mặc dù không giống như những năm 1930.
Gần nhất là cuộc suy thoái năm 1982, được coi là “cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng”.
Có một quý tăng trưởng âm vào cuối năm 1965 do hạn hán gây ra (tôi thực sự nhớ hình ảnh trên trang nhất về một con đập khô và nứt với xác một con cừu chết, trong khi không có ấn tượng về căng thẳng tài chính).
Sau đó là cuộc suy thoái năm 1974 do cú sốc dầu mỏ ở Ả Rập gây ra, tiếp theo là cuộc suy thoái năm 1977.
Có giai đoạn suy thoái từ quý tháng 12 năm 1981 cho đến quý tháng 3 năm 1983, một phần do hạn hán gây ra, nhưng cũng do doanh thu khai thác mỏ sụt giảm cùng với việc tăng lương do bãi bỏ quy định và thương lượng theo khuôn mẫu.
Cho tới nay, tôi đã làm việc trong lĩnh vực tài chính và sau đó là bất động sản, cả hai lĩnh vực đều đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi suy thoái. Năm 1986 tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng âm, và sau đó là “cuộc suy thoái mà chúng ta buộc phải có” của cựu Thủ tướng Paul Keating vào năm 1990-91.
2. Suy thoái là một điều bình thường
Có nhiều lý do cho những cuộc suy thoái và suy giảm kinh tế này, nhưng thực sự chỉ có một nguyên nhân cơ bản.
Các nền kinh tế vận động một cách ngẫu nhiên, và trong khi chúng có xu hướng cân bằng, kết quả hoạt động của chúng có liên quan đến việc vượt quá và không đạt tới năng lực tối ưu của chúng.
Vượt quá quá nhiều khả năng ít nhất sẽ mang lại một phản ứng ngang bằng và ngược lại vì khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế bị đặt dưới áp lực quá lớn.
Cuộc Đại khủng hoảng xảy ra do nguồn tiền dễ dãi dẫn đến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và sau đó là sự sụp đổ khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất và các ngân hàng phá sản.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán có lẽ một phần là do tâm lý đám đông khi những người mua mới không thể đáp ứng được mức giá được yêu cầu, và sau đó nỗi sợ thua lỗ đã đẩy giá xuống khi các nhà đầu tư hoảng sợ và đồng loạt tìm cách thoát khỏi thị trường.
Các biện pháp được thực hiện để khắc phục tình hình, chẳng hạn như dựng lên các hàng rào thuế quan, thực sự khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Và sau đó, có sự chuyển hướng các nguồn lực có giá trị của chính phủ vào các dự án tạo công ăn việc làm, nhưng không mang tính kinh tế, để giữ cho người lao động có việc làm — ngay từ đầu họ đã thất nghiệp do các chính sách của chính phủ.
Vì vậy, với mong muốn tránh suy thoái, các chủ ngân hàng và chính phủ đã làm cho nó tồi tệ hơn.
Thế hệ các quan chức ngân hàng trung ương này không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc Đại khủng hoảng bằng những cú sốc lạm phát của những năm 70. Ở Úc, những cú sốc này là do hoàn cảnh và các chính trị gia, những người đã học sai bài học từ cuộc Đại khủng hoảng.
Điều mà các quan chức ngân hàng trung ương hiện tại của chúng ta đã học được là họ muốn tránh ngân hàng đổ vỡ bằng mọi giá và lạm phát giá tài sản tốt hơn giảm phát giá tài sản.
Cả hai đều không đúng.
Các ngân hàng không thể sụp đổ sẽ chấp nhận mức rủi ro cho vay quá mức, và giá tài sản leo thang vô hạn làm giảm lợi nhuận thực, khuyến khích đầu cơ không chính đáng và loại trừ rất nhiều người tham gia mới (ví dụ: người mua nhà lần đầu).
Họ cũng sai lầm khi nghĩ rằng doanh thu trong nền kinh tế bằng với tăng trưởng, và trong một thời điểm, họ đã bị Thuyết tiền tệ hiện đại (MMT) dụ dỗ để nghĩ rằng họ có thể cho phép các chính phủ vay không giới hạn.
Những chính sách này đã mang lại cho chúng ta mức tăng trưởng GDP và năng suất dưới mức trung bình, đồng thời khiến chúng ta chịu rủi ro quá mức trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và một cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng.
2. Suy thoái tốt cho nền kinh tế
Có một số lý do tại sao suy thoái là cần thiết và có lợi, mặc dù gây đau đớn vào thời điểm nó diễn ra.
Nếu không có suy giảm kinh tế, sẽ có quá nhiều công ty hoạt động kém hiệu quả tồn tại - chúng ta cần cái mà ông Schumpeter gọi là “sự hủy diệt sáng tạo”, nơi các công ty, hoặc đôi khi là toàn bộ ngành, bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh.
Suy thoái kiểm tra xem cấu trúc của bạn mạnh đến mức nào. Bạn đang vay mượn quá nhiều? Bạn có dòng tiền đều đặn, đáng tin cậy và có thể dự đoán được không? Bạn có hệ thống việc làm linh hoạt? Bạn đã thuê những nhà quản lý và chuyên gia giỏi nhất chưa?
Suy thoái khiến các nhà đầu tư và người cho vay phải trở nên thực tế. Chúng cũng kiểm tra nhu cầu thực sự đối với sản phẩm của bạn.
Trong thời kỳ suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tiền lương bị trì trệ hoặc giảm sút. Người tiêu dùng trở nên ý thức hơn về chi phí hoặc giá trị. Điều này sau đó sẽ tác động trực tiếp lên bạn nếu bạn là nhà bán lẻ và sau đó là toàn bộ chuỗi cung ứng.
Suy thoái cho phép các công ty tốt hơn mở rộng và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, tăng năng suất hoặc chúng dọn chỗ cho các đối thủ cạnh tranh mới, những người đã tìm ra những cách tốt hơn để cung cấp sản phẩm và dịch vụ, một lần nữa nâng cao năng suất.
Nếu không có suy thoái, quyền lực thị trường có xu hướng tập trung vào các công ty lâu đời, khiến họ trở nên tự mãn và lười biếng, đồng thời thường cung cấp cho họ quyền lực chính trị để gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường của họ.
Có một số lý do tại sao suy thoái là cần thiết và có lợi, mặc dù gây đau đớn vào thời điểm nó diễn ra.
Nếu không có suy giảm kinh tế, sẽ có quá nhiều công ty hoạt động kém hiệu quả tồn tại - chúng ta cần cái mà ông Schumpeter gọi là “sự hủy diệt sáng tạo”, nơi các công ty, hoặc đôi khi là toàn bộ ngành, bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh.
Suy thoái kiểm tra xem cấu trúc của bạn mạnh đến mức nào. Bạn đang vay mượn quá nhiều? Bạn có dòng tiền đều đặn, đáng tin cậy và có thể dự đoán được không? Bạn có hệ thống việc làm linh hoạt? Bạn đã thuê những nhà quản lý và chuyên gia giỏi nhất chưa?
Suy thoái khiến các nhà đầu tư và người cho vay phải trở nên thực tế. Chúng cũng kiểm tra nhu cầu thực sự đối với sản phẩm của bạn.
Trong thời kỳ suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tiền lương bị trì trệ hoặc giảm sút. Người tiêu dùng trở nên ý thức hơn về chi phí hoặc giá trị. Điều này sau đó sẽ tác động trực tiếp lên bạn nếu bạn là nhà bán lẻ và sau đó là toàn bộ chuỗi cung ứng.
Suy thoái cho phép các công ty tốt hơn mở rộng và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, tăng năng suất hoặc chúng dọn chỗ cho các đối thủ cạnh tranh mới, những người đã tìm ra những cách tốt hơn để cung cấp sản phẩm và dịch vụ, một lần nữa nâng cao năng suất.
Nếu không có suy thoái, quyền lực thị trường có xu hướng tập trung vào các công ty lâu đời, khiến họ trở nên tự mãn và lười biếng, đồng thời thường cung cấp cho họ quyền lực chính trị để gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường của họ.
3. Mô hình tồi tệ về tránh suy thoái
Mô hình tránh suy thoái xấu xa của các chính phủ đã được thiết lập sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ở Úc, người ta đã mạnh tay cắt giảm lãi suất và chi tiền của chính phủ cho các công trình công cộng.
Việc cắt giảm lãi suất đã làm tăng giá nhà đất, khiến nhiều thanh niên Úc không thể tiếp cận thị trường vì họ không đủ tiền đặt cọc. Chi tiêu được tài trợ bằng khoản vay của chính phủ, điều này cuối cùng đã dẫn đến lạm phát gia tăng.
Chi tiêu chính phủ đến quá muộn để có tác động đến cuộc suy thoái thực, do đó điều này chứng tỏ rằng nền kinh tế thực sự đủ kiên cường để tự điều chỉnh mà không cần sự trợ giúp của chính phủ.
Úc đã lặp lại mô hình đó liên tục mỗi khi có dấu hiệu của bất kỳ vấn đề nào, dẫn đến sự vô lý trong phản ứng đối với COVID khi Úc đóng cửa phần lớn nền kinh tế trong 12 tháng trở lên và vay nhiều hơn quy mô ngân sách liên bang để duy trì mọi thứ hoạt động như bình thường.
Điều đó, kết hợp với quá trình chuyển đổi năng lượng, việc mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng được thúc đẩy bởi MMT và mức nhập cư kỷ lục, là nguyên nhân gây ra các vấn đề lạm phát hiện tại của Úc. Và Ngân hàng Dự trữ Úc hiện đã tăng lãi suất lên 4%, điều này có thể đẩy Úc vào cuộc suy thoái mà họ đã cố gắng tránh trong 15 năm.
Nhưng mọi thứ còn tồi tệ hơn thế. Giảm lãi suất xuống 0,15% (như trước đây) có nghĩa là giá của đồng tiền thấp hơn nhiều so với mức đáng lẽ phải có.
Lợi nhuận dài hạn từ tiền mặt trong lịch sử nằm trong khoảng từ 4 đến 6%. Đây là một mức hợp lý.
Những người tiết kiệm có được một khoản tiền lãi phù hợp trên số tiền của họ. Lãi suất đầu tư thực sự là một yếu tố trong việc đánh giá dự án.
Giảm tỷ lệ tiền lãi và trả cho những người tiết kiệm quá ít, và bạn sẽ khuyến khích các khoản vay rủi ro trong các dự án có lợi nhuận thấp [do người dân không muốn gửi tiết kiệm và phải tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án rủi ro], vốn không thể hoàn trả giá trị vốn của chúng trong bất kỳ khoảng thời gian hợp lý nào.
Vì vậy, bằng cách cố gắng tránh suy thoái, chúng ta đã làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Đồng thời, chúng ta đã hạ thấp tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, khiến nó dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc.
Chúng ta tiếp tục như thế này càng lâu thì khả năng xảy ra một cuộc Đại khủng hoảng khác càng lớn. Đó là kiểu suy thoái mà lẽ ra chúng ta không cần phải trải qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét