Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Luật sư phải tố giác là 'tín hiệu đáng sợ'

Luật sư phải tố giác là 'tín hiệu đáng sợ'
Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam, gửi cho BBC từ TP. HCM
Qui định tổng quát buộc công dân phải tố giác tội phạm, buộc cả luật sư tố giác các tội xâm phạm anh ninh quốc gia, là một tín hiệu thực sự đáng sợ gửi đến cộng đồng quốc tế. Quyết định tiết lộ thông tin của thân chủ hay tố giác tội phạm, là quyết định tự nguyện của luật sư, không phải nghĩa vụ luật định.
Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Đã thành thông lệ, mỗi khi có luật mới, hay sửa đổi luật, công luận lại tranh luận, thảo luận sôi nổi. Hình thành văn hóa thảo luận, góp ý công khai như vậy là tốt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy khiếm khuyết nghiêm trọng khiến cho bất cứ một sự sửa đổi, bổ sung bộ luật nào cũng sẽ dẫn đến nghịch lý, mâu thuẫn, thường là không thể dung hòa. Nguyên nhân sâu xa là do Việt nam không có Triết lý pháp lý xây dựng luật, cho toàn bộ hệ thống pháp luật, cũng như cho từng bộ luật.

Yên Bái: Từ bịt mồm báo chí tới bịt mồm FBkers ?

Bịt mồm: UBND tỉnh Yên Bái lại yêu cầu báo chí tạm ngừng đưa tin vụ “ôm trọn” 13.000m2 đất rừng
Quả là một cách làm việc kì lạ khi UBND tỉnh Yên Bái lại yêu cầu báo chí tạm ngừng đưa tin để đảm bảo cho quá trình thanh tra được "thuận lợi, hiệu quả, công bằng, khách quan". Tôi tưởng báo chí vào cuộc sẽ giúp quá trình thanh tra mới thực sự thuận lợi và khách quan hơn chứ nhỉ. Liệu một ngày nào đó UBND tỉnh Yên Bái sẽ có công văn yêu cầu các FBkers hãy im lặng để quá trình thanh tra được thuận lợi, hiệu quả, công bằng và khách quan?

Tháng 9/2016, ông Phạm Sỹ Quý được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh Báo Tài nguyên Môi trường.

Nhóm lợi ích là đó chứ phải tìm đâu xa

Nhóm lợi ích là đó chứ phải tìm đâu xa
“Nếu giao được đất đó cho doanh nghiệp xây dựng sân golf làm biệt thự, nhà hàng thì tại sao lại không giao cho ngành hàng không Việt Nam mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất?” - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi bên hành lang Quốc hội. Xin hãy trả lời giúp cử tri, giúp nhân dân câu hỏi tưởng đơn giản: Tại sao giao được để làm sân golf lại không thể thu hồi (?!) Nếu chẳng hạn có một nghị quyết của Quốc hội về vấn đề sân bay thì hẳn nhiên nghị quyết đó sẽ nhận được sự tán thành tuyệt đối từ cử tri, từ nhân dân.

Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: LĐO 
Phải nói đây là câu hỏi gãi “trúng chỗ ngứa” của hàng triệu cử tri, nhân dân. Chỉ có điều, nếu sau kỳ họp này, cử tri đặt lại chính câu hỏi đó thì xem ra các vị ĐBQH không dễ trả lời.

Chặt cây ở Hà Nội: làm đường hay còn mục đích khác?

Chặt 1.300 cây xanh ở Hà Nội: làm đường hay còn mục đích khác?
Những ngày qua thời tiết ở Hà Nội vô cùng khắc nghiệt vì cái nắng oi bức, nhiệt độ có lúc lên tới đỉnh điểm 60 độ C, khiến cuộc sống hàng ngàn người dân đảo lộn, vật vã chống chọi với cái nắng nóng chưa từng có trong lịch sử. Thế nhưng, trong tình cảnh này chưa thấy chính quyền Hà Nội có động thái nhằm giúp người dân xử lý, mà lại đưa ra quyết sách “chặt hạ 1.300 cây xanh phần lớn là xà cừ lâu năm” để làm đường. Liệu đây có phải là giải pháp đúng đắn? Thực chất của việc chặt cây là mở đường hay còn toan tính gì khác?

Hàng trăm cây xà cừ cổ đã bị đốn hạ để phục vụ thi công tuyến đường sắt trên cao và hầm chui khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Trường hợp tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng

Trường hợp tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng
09/06/2017 Lê Công Định - Tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất Phạm Minh Hoàng khỏi Việt Nam sẽ tạo nên một tiền lệ pháp lý nguy hiểm, đó là 91 triệu công dân Việt Nam đều cùng ở trong tình huống có thể bị tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam bất cứ lúc nào. Tiền lệ này tuy bất khả thi, nhưng chắc chắn sẽ gây thêm nhiều bất ổn xã hội, vì tính tùy tiện trong việc áp dụng luật và thiếu thượng tôn pháp luật trong hoạt động cai trị của nhà cầm quyền.
Ông Phạm Minh Hoàng.
Theo anh Phạm Minh Hoàng tường thuật, ông Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn gọi anh đến gặp và thông báo rằng vào ngày 17/5/2017 Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam của công dân Phạm Minh Hoàng.

Bà Đàm Bích Thủy làm Chủ tịch Đại học Fulbright

Cựu CEO ANZ Việt Nam làm Chủ tịch Đại học Fulbright
07/06/2017 HỒ MAI - (VNF) - Bà Đàm Bích Thủy - cựu CEO Ngân hàng ANZ đang giữ chức Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Theo thông tin từ trang web chính thức của ĐH Fulbright Việt Nam (FUV), bà Đàm Bích Thủy được giới thiệu là Chủ tịch của ĐH này. Trước đó bà Thủy giữ chức Hiệu trưởng đồng thời là thành viên sáng lập FUV. Đại học Fulbright Việt Nam chiều qua 6/6 đã chính thức nhận hai khoản tài trợ với tổng trị giá 15,5 triệu USD từ Chính phủ Mỹ.

Đại sứ Ted Osius (trái) trao quyết định tài trợ từ USAID cho bà Đàm Bích Thuỷ (giữa), Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam.

Tin cực vui: Bob Kerrey đã cút khỏi Đại học Fulbright Việt Nam

Tôi đọc tin này đã mấy hôm, rất vui, nhưng giờ mới có một bài viết bằng tiếng Việt để lưu ở đây. Trong Blog này, cách đây 1 năm, tôi đó có hàng chục bình luận về sai lầm chính trị, giáo dục và nhân văn nếu để tên sát nhân này làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (VFU). Tuy nhiên, rất nhiều nhân vật "tân tiến", cao cấp và các giáo sư, trí thức lừng danh của Việt Nam đã bày tỏ ủng hộ nhân vật này. Đến nay kết cục đã rõ. Chính hắn phải thừa nhận sự thật, chấp nhận âm thầm cút khỏi VFU. Công lý đã được thực thi. Trời có mắt; đừng tưởng khi trẻ gây tội ác man rợ thì lúc già muốn làm gì thì làm. Xem một sô bài trong toithichdoc liên quan tới BK ở cuối bài này.
Bob Kerrey đã phải rời khỏi Đại học Fulbright Việt Nam
06/06/2017 Hãy nhớ rằng Bob Kerrey là một người đàn ông có tỳ vết khiếm nhã và ô nhục khi có những tội ác chiến tranh của mình được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh, một trong nhiều vụ giết người đẫm máu bằng “quy mô công nghiệp” của Mỹ ở Việt Nam. 
Image result for Bob Kerrey
Hơn 48 năm sau vụ Thảm sát Thạnh Phong, công lý đã lên tiếng giúp cho 21 nạn nhân – những cụ già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai ở một ngôi làng yên tĩnh thuộc tỉnh Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long, những nạn nhân bị tàn sát một cách man rợ bởi một biệt đội lính Mỹ dưới sự chỉ huy của Trung úy Bob Kerrey. Cuối cùng thì công lý, công bằng đã lên tiếng, buộc Bob Kerrey, một tội phạm chiến tranh, phải lẳng lặng rời bỏ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín thác, tương tự như Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam.

Sân golf TSN: Tại sao Tổng bí thư, Bí thư Quân ủy im lặng ?

Sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất: Lãnh đạo cấp cao cần có ý kiến
MAI ANH 09/06/17 (GDVN) - Theo Trung tá Lê Trọng Sành, lãnh đạo cấp cao cần có ý kiến về vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Ông Sành khẳng định: “Không có đất nào của quốc phòng, đất là của nhân dân. Quân đội cũng từ nhân dân mà ra, người lính chiến đấu đổ máu gìn giữ từng tấc đất tổ quốc, vì nhân dân”. “Trước bất cập này, theo tôi, Quân ủy Trung ương cần lên tiếng và có chỉ đạo về vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhât”, ông Sành đề nghị.
Trước việc sân bay Tân Sơn Nhất quá tải nhiều chuyên gia hàng không cho rằng, phải thu hồi đất sân golf để cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất - ảnh Hoàng Lực.

Dân Việt Nam bất an khi tham nhũng nhiều, biển gần chết…

Dân Việt Nam bất an khi tham nhũng nhiều, biển gần chết…
HÀ NỘI, Việt Nam – Hôm 9 Tháng Sáu, ông Đặng Thuần Phong nói trước Quốc Hội về sáu điều bất an mà dân chúng Việt Nam bất bình suốt thời gian qua. Cuối cùng, ông kết luận, mọi thứ đều do người Việt hại người Việt! Ông Phong là đại biểu của tỉnh Bến Tre tại Quốc Hội và đang đảm nhiệm vai trò phó chủ nhiệm Ủy Ban Về Các Vấn Đề Xã Hội của Quốc Hội, theo báo Tuổi Trẻ. 

Nhóm côn đồ xông vào chém người ở tiệm quần áo trên đường Lộ Tẻ, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, Sài Gòn, tối 7 Tháng Năm. Những vụ truy sát kiểu này diễn ra ở khắp mọi nơi. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

ĐBQH Phong: Người Việt chạy chọt từ bụng mẹ

ĐB Đặng Thuần Phong: Người Việt chạy chọt từ bụng mẹ
"Ở trong bụng mẹ đã phải chạy chỗ sinh đẻ, rồi chuyện chạy trường, chạy lớp, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy điều tra, chạy truy tố..."

Chạy chọt từ trong bụng mẹ
Ngày 9/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Việt Nam tham gia trò chơi lobbying

Việt Nam tham gia trò chơi lobbying
Nguyễn Quang Dy - Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (xét cả “nhân và quả”) đã làm rõ hơn một nhân tố mới (trong chính trị quốc tế) là “vận động hành lang” (lobbying). Trong chính trị đối nội người ta còn gọi là “môi giới chính trị”, nhưng người Việt thì hay gọi nôm na cho dễ hiểu là “chạy chọt” (ví dụ chạy chức chạy quyền, như nhân vật “Hưng Tano”).
Image result for Nguyễn Quang Dy
Hoạt động “lobbying” diễn ra ở nhiều nước, đặc biệt phổ biến là ở Mỹ. Các chính phủ, các tập đoàn hay chính khách, thường thuê công ty (lobbying firm) hay cá nhân (lobbyist) đại diện cho họ để chạy chọt và dàn xếp những việc họ không tự mình làm được. Tại Mỹ, hoạt động lobbying là hợp pháp nếu đăng ký với Bộ Tư pháp và đóng thuế. Tuy nhiên hoạt động này có thể trở thành tai tiếng nếu bị điều tra, truy cứu do vi phạm luật hay quy định.

"Sức đâu mà bảo vệ nhiều thế, tốn kém lắm!"

"Sức đâu mà bảo vệ nhiều thế, tốn kém lắm!"
TRINH PHÚC - QUỐC TOẢN 09/06/17
(GDVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nêu quan điểm như vậy trước đề nghị đưa Chủ tịch và Bí thư các tỉnh cũng trở thành đối tượng được cảnh vệ. Mới đây, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật cảnh vệ, trong đó có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh quy định đối tượng được cảnh vệ (bảo vệ đặc biệt).
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Ảnh. media.quochoi.vn
Theo đó, ngoài các đối tượng cảnh vệ được quy định như trong dự thảo, nhiều địa phương còn đề nghị đưa Chủ tịch và Bí thư các tỉnh cũng trở thành đối tượng được cảnh vệ. Trao đổi bên hành lang Quốc hội hôm 8/5, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh có thể là đối tượng bảo vệ, nhưng bảo vệ và cảnh vệ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Dương Công Minh – ông chủ sân golf Tân Sơn Nhất

Chân dung đại gia Dương Công Minh – ông chủ sân golf Tân Sơn Nhất
Ông Dương Công Minh sinh năm 1960, quê Quế Võ, Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 tại Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Trước khi ra kinh doanh, ông Minh từng là thiếu tá trong quân đội và có hơn 13 năm làm quản lý tại các doanh nghiệp quân đội.

“Chủ soái” Him Lam
Tháng 4.2014 tại Đại hội Hoàng Anh Gia Lai, Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Sự cho biết họ vừa chuyển nhượng một dự án bất động sản thành công, mang lại nguồn tiền mặt 1.050 tỉ đồng. Đối tác nào có hơn một ngàn tỉ đồng tiền mặt để “chồng” cho HAGL trong giai đoạn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản đang ngập trong nợ nần, là câu hỏi mà giới đầu tư hết sức quan tâm. Phải chăng là nhà đầu tư nước ngoài?

Lừa dân , hại nước đến bao giờ ?

Lừa dân , hại nước đến bao giờ ?
Hà Văn Thịnh - Trên trái đất này, chưa hề thấy có đất nước nào, thời nào, máy bay phải bay vòng, bay chờ, đáp nhờ sân bay khác vì thiếu chỗ đỗ - trong khi ĐẤT CỦA SÂN BAY, người ta, tức Bộ QUỐC PHÒNG lại đem đi làm sân golf, xây biệt thự, mở nhà hàng...

"Người ta" không cần biết mỗi chiếc máy bay phải bay vòng quanh hàng tiếng đồng hồ để chờ các quan tham đút tiền vô túi xong xuôi, như thế, là mất hàng trăm triệu đồng tiền của Dân, của của Nước.

Tướng ĐBQH Cò: “Trồng rừng là dân, phá rừng cũng là dân”

Đọc cái tiêu đề thấy lộn ruột. Dân phá rừng liệu có bằng các quan hợp tác cùng lâm tặc phá rừng? Lâm tặc mà không có bảo kê, chống lưng ăn chia của cán bộ kiểm lâm, công an, các quan chức địa phương thì làm sao mà phá được. Tướng Cò là người dân tộc, lại là lính thì không lạ gì chuyện này ở miền núi. Thủ tướng Lào Bun Nhăng Vorachit (nay là Tổng bí thư Đảng NDCM Lào) đã từng khen lính VN quá giỏi, cây nằm cheo leo trên đỉnh núi dốc cao hàng nghìn mét, nhưng vẫn chặt được hết. Ngoài ra, phải thấy các dự án thủy điện, các dự án công nghiệp phá rừng còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với dân phá.
“Trồng rừng là dân, phá rừng cũng là dân”
Phó tư lệnh quân khu 2, thiếu tướng Sùng Thìn Cò cho rằng “trồng rừng là dân, phá rừng cũng là dân”, do vậy phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Dẫn câu chuyện từ thực tế của Hà Giang, có những thời điểm người dân vác một khúc gỗ đi bán là mua được cái điện thoại 1-2 triệu, ông Sùng Thìn Cò nói việc mua bán này khuyến khích người dân phá rừng.
Image result for thiếu tướng Sùng Thìn Cò
Giữ rừng phải dựa vào dân
Theo ông, ở Hà Giang trước đây có những loại cây rừng như nghiến, đinh, thông đá… toàn là gỗ quý, "nhưng dân mình không giữ được, phá hết". Với các khu vực rừng đặc dụng, theo quy định pháp luật thì không được bố trí dân cư ở gần. Nhưng vùng núi cao, người đông, đất ít. Trên núi nhiều đá, người dân không ở được, mà khu vực rừng đặc dụng thì "có một chút đất", và thực tế ở đây là "không ai bỏ cuộc sống được, ai cũng phải kiếm kế sinh nhai".

Luật sư Lê Văn Luân: NHỮNG KỲ VỌNG TƯƠNG LAI

Luật sư Lê Văn Luân: NHỮNG KỲ VỌNG TƯƠNG LAI
Luân Lê, 7 - 6 - 2017 - Hàng trăm luật sư tương lai này là những người có trách nhiệm với nghề của chính họ và cả số phận của luật pháp mà sau này họ là người mang mặc nó trên mình.
Ở thành phố HCM, có một cái hội luật lệ nọ lớn nhất cả nước mà họ tự hào là cái nôi của Hội nghề này của quốc gia, hiện tại với hơn 5.000 thành viên và cộng thêm khoảng 5.000 những người tập sự nghề nghiệp chờ ngày cấp chứng chỉ hành nghề. Nhưng trong sự đòi hỏi của luật pháp và thực tiễn, họ im lặng tuyệt nhiên và còn yêu cầu các văn phòng, công ty hành nghề báo cáo hoạt động về hội.

Chủ tịch Quang hút thuốc: Còn gì là kỷ cương phép nước?

"Chính cái tâm lý cho phép lãnh đạo có biệt lệ đối với luật pháp của người dân đã khiến lãnh đạo tin rằng họ có đặc quyền, và rằng luật pháp làm ra chỉ cho dân đen, không thể được áp dụng cho họ. Cái chết của nền pháp quyền bắt đầu từ chính cái thứ tâm lý thảo dân này."
CÒN GÌ KỶ CƯƠNG PHÉP NƯỚC?
Nguyễn Anh Tuấn - Năm 2007, nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Khung của Tổ chức Y tế Thế giới về Kiểm soát Thuốc lá, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 12 quy định: (1) Cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà; (2) Vận động cán bộ nhà nước phải gương mẫu không hút thuốc; Tiếp đó, năm 2012, ở một cấp pháp lý cao hơn, Quốc Hội ban hành Luật Phòng, Chống Tác hại Thuốc lá nêu rõ không được hút thuốc tại nơi làm việc (Điều 6).

Chủ tịch Quang hút thuốc khi tiếp Tổng thống Cộng hòa Czech 
Milos Zeman ngày 8/6/2017 (Nguồn ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà)
Phủ Chủ tịch là nơi làm việc trong nhà, vậy nên Chủ tịch Quang hút thuốc trong đó là vi phạm pháp luật.
Không ai cao hơn luật, vậy nên hành vi này Chủ tịch dứt khoát phải bị xử lý.

Hổ thẹn với "chân dung 99 nhà văn đương đại" của NK

Đoạn này hay: Nhà văn Hoàng Công Khanh có một số phận kì lạ. Mọi diễn biến của đời ông đều gắn chặt với hai chữ tự do. (...) Nhớ lần trong Hội nghị chỉnh huấn "đánh" Nhân văn- Giai phẩm, ông lại buột miệng nói: "Viết văn không có tự do thì không thể viết được!" Thế là ông lại được đi tù. Lại nhớ lần đang ở tù ông được viên giám thị trại giam gọi lên cho tự do để ngồi viết kịch phục vụ Hội diễn văn nghệ giữa các nhà tù. Nhờ "thành tích" sáng tác đó mà Hoàng Công Khanh được ra tù về với gia đình ở Hà Nội, để rồi lại được “tự do" thất nghiệp (! !!???) Và đời ông, đến cái quyền “tự do” tối thiểu nhất của con người là "Quyền được rên” cũng không có!
Ngm mà h thn vi "chân dung 99 nhà văn đương đi" ca Nguyn Khôi
Bình luận Văn học của Lê Mai
Chẳng hiểu sao, đột nhiên trên "mạng" @ và trong xã hội hồi này lại ồn ĩ lên chuyện "Chân dung các Nhà văn"...hết Xuân Sách, đến Trần Nhương, Đỗ Hoàng rồi lại Nguyễn Khôi... Lê Mai tôi thấy có cái gì đó bức xúc, không bình thường trong đời sống xã hội, mà cụ thể là trên Văn đàn đương đại của ta hôm nay. 
Image result for chân dung 99 nhà văn đương đại" của Nguyễn Khôi
Đó là ngẫu nhiên hay tất nhiên của dòng chảy lịch sử ? Thiển nghĩ, văn chương của cái thời minh họa - trại lính- "tố cáo", "nâng bi" lừa mị đến trơ trẽn ... thứ văn chương đó đã đóng góp được gì cho Nhân dân, cho Tổ Quốc ? có xứng đáng cho người đời khắc họa Chân dung các Nhà văn ? Phải chăng đó là hiện tượng "tự sướng", đầy ngộ nhận của các Văn nghệ sĩ?
Tuy nhiên, khi ta đọc Xuân Sách và Nguyễn Khôi (cách nhau 25 năm, mỗi người một vẻ) thì tưởng vậy mà không phải vậy!

Nguyễn Xuân Phúc và lá bài VN của Mỹ

Nguyễn Xuân Phúc và lá bài VN của Mỹ
 Việt Nam không phải là “Đồng minh tiềm tàng của Mỹ”.
Lữ Giang
Trước khi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ, những người trong và ngoài nước đều biết trước kết quả sẽ được loan báo như thế nào. Trong khi báo chí nhà nước loan tin “Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt kết quả toàn diện” thì báo chí đấu tranh gọi đó là “Chuyến đi thất bại của ông Phúc”… Kết quả này đã được ghi sẵn trong Quốc văn giáo khoa thư, và mỗi lần xảy ra một biến cố tương tự như thế là cứ đem ra chép lại, chẳng cần biết chuyện gì đã thật sự xảy ra.
Mặc dầu đã phải bỏ nước ra đi vì Miền Nam bị Mỹ bán cho Trung Quốc, nhiều người Việt đấu tranh vẫn giữ vững hai tín điều: tín điều thứ nhất là Mỹ chống cộng và tín điều thứ hai là Mỹ tôn trọng dân chủ và nhân quyền”, trong khi thực tế hoàn toàn khác hẳn. Bây giờ hai lãnh tụ cộng sản hàng đầu của thế giới là Putin và Tập Cận Bình đều đã trở thành “đồng chí” của Donald Trump, còn “dân chủ và nhân quyền” là chuyện ông ta chẳng cần biết đến, ông ta chỉ lo chuyện làm ăn. Do đó, phải bỏ hai tín điều nói trên mới có thể thấy được vai trò của lá bài Việt Nam trong chiến lược Đông Nam Á của Mỹ và tại sao Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phải đến Mỹ trong cảnh dầu sôi lửa bỏng như hiện nay.

Viết Từ Sài Gòn - 43 năm và bao nhiêu năm nữa?

Viết Từ Sài Gòn - 43 năm và bao nhiêu năm nữa?
Hà Nội chặt cây xanh, Sài Gòn cũng trơ trụi cây xanh vì bị chặt, đất nước này có thành phố nào, tỉnh nào không bị chặt cây xanh? Chắc chắn là không có, ngay cả thành phố Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, thời ‘vàng son’ của Đà Nẵng, vẫn có hàng xà cừ trăm tuổi (từ thời Đà Nẵng còn mang tên Tourance) trên đường Quang Trung cũng bị chặt không thương tiếc. Đó là chưa muốn nói đến những cây xanh trên dãy Trường Sơn!
Nếu như cây xanh được ví là lá phổi của thành phố thì cây xanh ở Trường Sơn được xem là lá phổi của quốc gia, cây xanh ở U Minh Thượng, U Minh Hạ hay Đất Mũi cũng được xem là lá phổi của quốc gia. Nhưng hiện tại, U Minh Thượng hay U Minh Hạ, rồi Đất Mũi, tất cả rừng đước, sú, vẹt cả mấy trăm năm tuổi, thậm chí ngàn năm tuổi đang bị khai thác một cách vô tội vạ. Mà đáng sợ nhất vẫn là sự tàn lụi của Trường Sơn.

Sẽ còn vô khối Đồng Tâm

Sẽ còn vô khối Đồng Tâm
Hội chứng “hốt cú chót” buổi chợ chiều chính thể vẫn biến diễn vũ điệu tham tàn và sôi sục - từ chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” của “đảng và nhà nước ta” đến chiến dịch lợi dụng chủ trương đó để “tiến lên, tất cả ắt về ta!”. Luận điệu mới nhất do nhóm “hốt cú chót” tung ra là “chấp nhận mất mát để tích tụ ruộng đất”. Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Trong bối cảnh nợ công như hiện nay, nếu vỡ, mà người nông dân không còn ruộng đất để bám víu thì bất ổn kinh tế sẽ nhanh chóng trở thành bất ổn chính trị, khủng khiếp”. Cứ “tập trung tích tụ ruộng đất” và bắt nông dân phải chịu thảm cảnh mất mát đi, sẽ còn vô khối vụ Đồng Tâm nổ ra trên đất nước khốn khổ này!
Một cảnh sát cúi đầu cảm tạ dân làng Đồng Tâm sau khi được phóng thích hôm 22 tháng Tư. (Hình: REUTERS/Kham)

Phát triển VN: Bắt đầu từ con người, từ niềm tin

Phát triển kinh tế nông nghiệp: Bắt đầu từ con người, từ niềm tin
08/06/2017 08:30 - Nguyễn Minh Nhị
Gần đây, có nhiều kiến nghị về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, coi đó là một yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của nông nghiệp Việt Nam. Tôi cho rằng, không hoàn toàn như vậy. Phát triển kinh tế nông nghiệp phải bắt đầu từ con người, từ niềm tin chứ không phải từ đất – hạn điền, tiền vốn hay khoa học công nghệ nào khác.
Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị đã triển khai tiêu chuẩn Sản xuất lúa gạo bền vững (Sustainable Rice Platform-SRP) với các tiêu chí đảm bảo sức khỏe, an toàn thực phẩm, môi trường… cho tới các yếu tố bình đẳng như nữ quyền, quyền trẻ em. Nguồn ảnh: TBKTSG.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

VN: ngôn từ XHCN ngày càng giảm?

VN: ngôn từ XHCN ngày càng giảm?
Dù vẫn do một đảng cộng sản lãnh đạo, Việt Nam có vẻ ngày càng bớt sử dụng các cụm từ về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, ít ra là trên các văn bản đối ngoại. Gần đây, trên các mạng trong và ngoài Việt Nam có cuộc tranh luận về phát biểu của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn rằng nhờ nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã "phát triển ngoạn mục". Nhưng hồi tháng 10 năm ngoái, ông John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ vào lúc đó lại nhận xét ông thấy ở "VN hiện nay chỉ có chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt".

Cao ốc sang trọng tại TP HCM: Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry 
từng nói hồi cuối 2016 rằng ở VN 'nay chỉ có chủ nghĩa tư bản'

VN tiếp tục xiết chặt quản lý thông tin trên Facebook

Việt Nam tiếp tục xiết chặt quản lý thông tin trên Facebook
Đấy là cái cớ thôi, còn nội dung trong Nghị Định này đã thể hiện đầy đủ hết trong Bộ Luật Hình Sự rồi, tội này tội kia là có hết kể cả tội phạm tin học. Lâu lâu họ lại đưa ra một dự luật hoặc một văn bản dưới luật gọi là Nghị Định, Thông Tư mà nó luộm thuộm, xa lạ với quyền cơ bản của người dân. Những trang cá nhân trên facebook hoặc blog cá nhân thì nó chỉ là nhật ký cá nhân người ta trao đổi với người khác ngoài xã hội, nó khác với báo chí chính thống. Xã hội luôn tồn tại nhiều quan điểm về nhiều góc độ tư duy, quyền lợi, nhận thức, cá tính vân vân... Bây giờ họ lại đẻ ra cái văn bản pháp qui mà nội dung lại dở hơi, theo dõi rình rập hở là phạt, cái đấy là cái rất tệ hại.
Biểu tượng facebook. 
Việt Nam mới đây đã đưa ra một dự thảo qui định xử phạt hành chính đối với việc cung cấp thông tin không chính xác, tin tức có tính bạo lực, bôi bác cá nhân, cơ quan hay tổ chức trong một nỗ lực nhằm xiết chặt hơn nữa việc kiểm soát mạng xã hội.

Những Phố "Tây" tuyệt vời trên đất Việt

Phố "Tây"
TĐO - Xu hướng người nước ngoài định cư, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam ngày càng tăng. Họ đến đây vì “đất lành chim đậu”, vì nhu cầu mưu sinh, hay chỉ là ý đồ “sống thử” để trải nghiệm? Dù là lý do gì, thì đó cũng là tín hiệu tích cực của một đất nước đang trên đường hội nhập. Từ năm 1995, ở các thành phố lớn của Việt Nam, phố “Tây” nhen nhóm và phát triển như những tụ điểm dân cư ngẫu nhiên, mang diện mạo và sắc thái riêng, rất sống động. Hiện ở Việt Nam có những phố “Tây” nổi tiếng như Ngã Tư Quốc Tế (Sài Gòn), Tạ Hiện (Hà Nội), Nguyễn Thiện Thuật (Nha Trang), Bạch Đằng (Đà Nẵng), Phạm Ngũ Lão (Huế), Trương Công Định (Đà Lạt)...
Ngôn ngữ bất đồng, tấm lòng rộng mở
Ngôn ngữ không hẳn là cánh cửa duy nhất của ngôi nhà toàn cầu. Trong thiên nhiên, nhiều lúc vạn vật lắng nghe, thấu hiểu, nhận biết nhau chỉ qua thị giác, xúc giác, hoặc sự thay đổi của thời tiết. Con người cũng vậy. Đôi khi nụ cười, ánh mắt, cử chỉ có khả năng truyền cảm, chuyển tải thông điệp, tinh tế, lắng đọng hơn cả lời nói. Dân “Tây” và dân “Ta” những năm đầu hội nhập cuối thế kỷ trước đã tận dụng tối đa những lợi thế đó để vượt qua sự khác biệt về ngôn ngữ, ẩm thực, tập quán, văn hóa, chính trị và cả những hận thù của chiến tranh để lại!

Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất có gì?

L’image contient peut-être : texte
Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất có gì?
08/06/2017 TTO - Trong thành phố có một sân bay. Trong sân bay có một sân golf. Trong sân golf... có gì? Sân bay Tân Sơn Nhất chật chội, quá tải nặng nề. Trong khi đó sân golf trong sân bay lại thênh thang. Phóng viên Tuổi Trẻ tìm cách vào sân golf đang "nổi tiếng" này để tìm hiểu nhiều chuyện...


Khách chơi golf trong khi máy bay lên xuống liên tục tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) - Ảnh: VÂN TRƯỜNG

Đảng và dân, ai tớ, ai thầy?

Đảng và dân, ai tớ, ai thầy?
Điều 4 của Hiến pháp là “giấy phép độc quyền” cho Đảng cầm quyền lãnh đạo, không có một đảng phái nào khác được tồn tại. Ở Việt Nam, đảng Cộng Sản đứng trên cả chính phủ và Quốc hội. Lập pháp, hành pháp, tư pháp là một. Quốc hội, chính phủ, tòa án đều là công cụ của đảng. Quốc hội làm theo chỉ thị của đảng, chính phủ thi hành triệt để chính sách của đảng, tòa án xét xử người theo bản án có sẵn của đảng. “Nộp thuế để xây dựng và bảo vệ đảng!” À ra thế! Tóm lại đảng lãnh đạo, và đảng phải bám vào dân mới có cơm ăn. Dân hì hục đóng thuế để “vỗ béo” đảng. Xin cầu nguyện cho một ngày Việt Nam không có đảng, như khẩu hiệu của dân oan biểu tình: “đảng Cộng Sản, chết đi!”
Cờ Nước và cờ Đảng trên đường phố Hà Nội. 
Đứa con hỏi cha rằng:
- Đất nước mình đã có chính phủ rồi, vì sao lại có thêm đảng, mà đảng lại có quyền hơn chính phủ? Quốc gia đã có một người đứng đầu là Chủ tịch nước rồi, vì sao lại có thêm một ông Tổng Bí thư đảng, mà Tổng Bí thư đảng lại quyền lực hơn ông Chủ tịch nước? Một tỉnh đã có ông Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh rồi, vì sao trên ông Chủ tịch này có ông Bí thư Tỉnh ủy? Trong quân đội sao cấp chỉ huy không có quyền hành mà phải thống thuộc Đảng ủy, chỉ huy chỉ biết thi hành mệnh lệnh, nhận chỉ thị, kế hoạch để điều hành đơn vị thực hiện; Đảng ủy lãnh đạo về mọi mặt, người chỉ huy chỉ có nhiệm vụ thi hành?

Biệt thự, nhà hàng, căn hộ, KS... trong sân golf TSN

Lừa dân không chừa thủ đoạn nào:
Sân golf không chỉ có... sân golf
08/06/2017 TTO - Trong khi nhiều người đề nghị thu hồi sân golf để "giải cứu" sân bay Tân Sơn Nhất, thì theo những tư liệu dự án này, những biệt thự, nhà hàng, khu căn hộ, khách sạn sẽ lần lượt mọc lên trong sân golf...

Bản công bố thông tin để đấu giá cổ phần Công ty cổ phần đầu tư Long Biên, trong đó khẳng định sân golf sẽ có cả biệt thự, căn hộ, trường học...

100 học viên Học viện Tư pháp kiến nghị bỏ Điều 19.3

100 học viên Học viện Tư pháp kiến nghị bỏ khoản 3 Điều 19
Vu Hai Tran Xin các luật sư danh tiếng, thu nhập cao hay giữ trọng trách trong những đoàn thể luật sư hãy học "tính chiến đấu" của những em luật sư tương lai này, dù các vị có thể từng là thầy của các em. Xin các vị đừng nói : tôi giữ "quyền im lặng" đối với quy định "luật sư phải tố thân chủ", vì quyền đó vốn được coi chỉ dành cho bị can, bị cáo và nghi can khác!
Trong lá đơn, gồm gần 100 chữ ký ngày 4/6/2017 của những học viên khóa đào tạo Luật sư 17.2 Học viện Tư pháp, viết: “Chúng tôi hiện là những cử nhân luật, đang theo học nghề luật sư và tương lai sẽ hành nghề luật sư – một nghề vô cùng cao quý trong xã hội, theo đuổi mục tiêu cao cả của nghề đồng thời cũng là sự kỳ vọng của xã hội đối với nghề luật sư là: “bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người yếu thế và người nghèo”. Đất nước đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hệ thống pháp luật đang dần hoàn thiện theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền con người”.

Nhục thay cho cái chính phủ "kiến tạo" của ông Phúc

Chính phủ kiến tạo, hay kiến tạo chính phủ?
Trương Duy Nhất - Sự... vô văn hoá trong công văn "yêu cầu xử lý" cùng những ứng xử sau đó của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, không cần bàn thêm. Ai cũng rõ. Thái độ trâng tráo của Tổng cục trưởng Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cũng thấy rồi. Chưa kể đến cái "công văn hoả tốc" phản văn hoá, phi đạo đức về tang lễ thân mẫu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, cùng nhiều sự thể khác.

Những cư xử và tư duy kém văn hoá ấy, đau là nó lại xảy ra ở Bộ Văn hoá - cái Bộ Lễ coi phần "hồn cốt" cho chính phủ.
Ngẫm mà thương cho cái chính phủ "kiến tạo" của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng thì... Cờ Lờ Mờ Vờ.
Bộ trưởng Văn hoá, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng... thì thiếu văn hoá, lưu manh, lừa phản, trâng tráo.
Bộ trưởng Giáo dục – đào tạo thì nói ngọng, đến chữ "nồn" cũng không phân biệt nổi.

Lại thêm một phát biểu tâm thần trong Quốc hội

Lại thêm một phát biểu tâm thần trong Quốc hội

Ông Ngọ Duy Hiểu về công tác tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
KTĐT 26/05/2017 - Sáng 26/5, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng dự lễ trao Quyết định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp nhận, bổ nhiệm đối với Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tặng hoa Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu

CẬN VỆ: Cán bộ sướng quá, được voi đòi Bà Trưng

Ở địa phương ngoài Bí thư, chủ tịch tỉnh còn có chủ tịch HĐND. Vậy là cần 3 suất cận vệ chứ không phải 2. Liệu có cần thêm cận vệ cho vợ con các quan này không ? Nhà các quan toàn biệt thự chục tỷ, tiền chất đầy trong hầm...; chắc cũng cần bảo vệ ngày đêm ? Có lẽ Quốc hội nên đặt thêm loại "thuế... cận vệ và bảo vệ" để có tiền cho việc này.
CẬN VỆ
Thương dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái ngập mồ, thối xương
Dự thảo quy định 18 nhóm đối tượng được cảnh vệ gồm tứ trụ và nguyên tứ trụ, ủy viên BCT; Bí thư TƯ Đảng, Chủ tịch TƯ MTTQ, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng.Đang bàn thảo thêm cho vị trí Chánh án TAND tối cao.
Ch
ủ 
nhiệm UB Quốc phòng an ninh Võ Trọng Việt đ
ặt 
vấn đề cấp bảo vệ cho Bí thư, chủ tịch tình
. Ảnh: VPQH
Mỗi chư vị, kèm theo một tài xế, hai thư ký. Như vậy, định biên nhân sự vây quanh mỗi vị là 4 người. 18 nhóm đối tượng, chắc có cả nghìn trợ tá. Quan khách đi đâu, lỉnh kỉnh bầu đoàn. Địa phương tiếp khách mệt nghỉ.

Chúng chỉ biết ăn cắp và phá của mà thôi...

Chúng chỉ biết ăn cắp và phá của mà thôi...
Trương Quang Thi - Tất cả những gì đang tồn tại trong nền kinh tế là của dân chứ không phải của đảng phái hay nhà nước nào cả. Bọn chúng làm gì có tài sản ? Chúng chỉ biết ăn cắp và phá của mà thôi.

Đại gia phố núi Kom Tum Nguyễn Thị Tuyết Nghĩa thoát án chung thân và chỉ nhận 10 năm tù. Ảnh: HỒNG NAM. Nguyễn Thị Tuyết Nghĩa (55 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum)

'Chính trị Việt Nam đang có sóng ngầm’

'Chính trị Việt Nam đang có sóng ngầm’
7 tháng 6 2017 - Một học giả nói vai trò Tổng Bí thư Trọng ‘ngày càng được củng cố’ và có tình trạng ‘cạnh tranh nội bộ’. Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, nói với BBC về điều ông gọi là một số diễn biến mà chúng ta nên xem xét và lưu tâm trong tình hình chính trị Việt Nam hậu Đại hội Đảng 12.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp hiện đang làm việc và nghiên cứu tại Singapore
Tiến sỹ Hiệp cho rằng vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được củng cố rất nhiều. “Trong Đại hội thì vai trò đó còn chưa được rõ nét và còn bị thách thức. Tuy nhiên sau khi kết thúc Đại hội và ông Trọng tiếp tục cương vị tổng bí thư thì kể từ đó tới nay có những dấu hiệu cho thấy ông càng ngày càng củng cố vai trò của mình." Có nhiều khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại tới cuối nhiệm kỳ tức là tới 2021. Lê Hồng Hiệp, Tiến sĩ.

Bí thư, CT tỉnh có cảnh vệ khác gì “đề phòng” người dân

Cảnh vệ = CV = Ca ve. Khi Bí thư, chủ tịch tỉnh có thêm Cảnh vệ tháp tùng thì hậu quả cũng giống như có thêm Ca ve hầu hạ hàng ngày. Cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra sẽ không chấp nhận yêu cầu của ông thượng tướng Việt, nhưng không phải vì phản đối ông, mà vì ngân sách hết tiền để trả lương cho loại ca ve mới này.
Bí thư, chủ tịch tỉnh có cảnh vệ khác gì “đề phòng” người dân
Phạm Hoàng Lan 07/06/2017 (Dân Việt) Rất nhiều phóng viên nghị trường, trong đó có tôi tại thời điểm đó giật mình trước việc Bí thư, Chủ tịch tỉnh cũng muốn là đối tượng được cảnh vệ như những “yếu nhân”.
Thượng tướng Võ Trọng Việt nêu ý kiến về Luật Cảnh vệ. Ảnh: Motthegioi
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, Thượng tướng Võ Trọng Việt mủm mỉm cười khi nhấn nhá “sau vụ việc xảy ra tại một tỉnh, nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh là đối tượng cảnh vệ”. Bên dưới hội trường, gần 500 đại biểu Quốc hội bất chợt có phút im lặng hiếm hoi.

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng cháu phải ra đi...

Cho Con Đi Du Học
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng cháu phải ra đi...
Có lần phóng viên của hai tờ báo lớn cùng phỏng vấn tôi một câu hỏi:
- Ông là người làm chương trình giáo dục và viết sách giáo khoa phổ thông, sao con, cháu ông đều học và sống ở Đức?
Ẩn ý của người hỏi thì đã rõ. Nói một cách trắng phớ ra là: “hàng”của ông làm ra toàn cho người khác dùng, còn con cháu ông thì dùng loại khác. Cũng có nghĩa là “sản phẩm” của ông chẳng ra gì, toàn là “rau quả phun hóa chất độc hại”.
Tôi cười lớn và trả lời nhỏ nhẹ:

Vì sao Bộ Văn hóa ngày càng vô văn hóa

Vì sao Bộ Văn hóa ngày càng vô văn hóa
BỘ TRƯỞNG VÀ CÁI LÒ GẠCH
Hai ông Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện và Hoàng Tuấn Anh (cựu).
Nguyễn Phan Khiêm - Những câu chuyện te tua về văn hóa những năm gần đây khiến ta phải đặt thêm câu hỏi, có phải do công tác cán bộ không?
Năm 2007, ông Hoàng Tuấn Anh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng của Bộ Văn hóa – TTDL. Tên ông lưu lại trên báo về phiên trả lời chất vấn cuối cùng tại Quốc hội, khiến hội trường cười vỡ bụng.

Kinh tế thị trường kiểu VN có giúp phát triển "ngoạn mục"?

Kinh tế thị trường kiểu Việt Nam có giúp phát triển "ngoạn mục"?
Lan Hương, phóng viên RFA, 2017-06-07
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, kiêm Phó trưởng ban Tuyên giáo Trương Minh Tuấn vừa có bài viết đăng trên báo Thanh Niên hôm 6/6 nói rằng kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã tạo ra những phát triển ngoạn mục cho đất nước. Giới quan sát nghĩ gì về nhận định này?

Một góc Hà Nội chụp ngày 12/8/2016. AFP photo
Phát triển là nhờ KTTT định hướng XHCN?
Trong bài viết, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định:
Thực tế cho thấy hơn 30 năm vận hành của KTTT định hướng XHCN đã tạo ra sự phát triển ngoạn mục của đất nước. Công cuộc Đổi mới nhanh chóng đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, duy trì tốc độ tăng trưởng vào hàng cao trên thế giới.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Thư giãn: Đô nan Trăm và Sổm Cặc là ai ?

Đô nan Trăm và Sổm Cặc là ai ?
- Thưa đồng chí giáo sư tiến sĩ lợn
- Thưa đồng chí tiến sĩ lợn
- Thưa tiến sĩ lợn
- Thưa lợn
- Thưa...
Hội thảo quốc gia hôm nay chúng ta tập trung bàn về giải cứu... tiến sĩ...

(4) Lượm lặt tiếp trong đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 4)

Đối với bác Kiệt, mình vừa thích và vừa không thích. Thích vì thời bác làm Bí thư Sài Gòn (1976-1982), bác đã tìm mọi cách để Sài Gòn được phép vượt rào (làm trái pháp luật) để phát triển; thậm chí khi bị một vài cơ quan trung ương ngăn cản cấm đoán, bác đã thẳng thừng gọi đó là "những hàng rào của chủ nghĩa bảo thủ", và bác đã trừng phạt một số cơ quan này sau khi nắm được chức Thủ tướng (1991). Trong khi bác làm Bí thư Sài Gòn thì bác Lê Văn Lương làm Bí thư Hà Nội (làm trong 10 năm 1977-1986); dân gian thường so sánh 2 bác bằng 1 câu: "Kiệt mà không kiệt; Lương mà bất lương". Bác Kiệt cũng rất quan tâm tới giới khoa học, đã từng gọi chúng tôi đến báo cáo về các mô hình kinh tế, các kết quả phân tích và dự báo dựa trên mô hình... mà chúng tôi thực hiện. Bác nghe rất chăm chú; sau đó giao cho thư ký, đồng thời là tiến sĩ toán học Nguyễn Địch, thường xuyên gặp chúng tôi để nắm thông tin và giúp đỡ. Thời bác làm thủ tướng (1991-1997) là giai đoạn đất nước phát triển rực rỡ nhất, đúng cách nhất, chủ yếu dựa vào nội lực, vào tự do hóa kinh tế và tư nhân hóa. Không thích vì bác quá địa phương chủ nghĩa. Khi làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, bác đã quá ưu ái cho Nam Bộ, ưu tiên cung cấp hàng viện trợ của Liên Xô cho Nam Bộ, tạo giá cánh kéo có lợi cho nông sản, bất lợi cho hàng công nghiệp, làm cho vùng Đông và Tây Nam bộ sản xuất toàn nông và công nghiệp tiêu dùng, lại giàu hơn vùng công nghiệp nặng phát triển ở phía Bắc; đây là một nghịch lý phát triển vì vùng nông nghiệp giầu hơn vùng công nghiệp. Do đó, dân Nam Bộ cực kỳ yêu thích bác. Thậm chí khi bác chần trừ chưa muốn cho các doanh nghiệp nào đó vượt rào, nhiều người bảo "anh cứ mần đi, trung ương bắt anh vô tù thì cả Nam bộ sẽ thăm nuôi".
Lượm lặt tiếp trong đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (kỳ 4)
Lưu Trọng Văn - Gã có nghe một nhà báo rất rành chuyện chính trường thủ thỉ rằng, mới đây có một số cán bộ lão thành cao cấp đã gặp lãnh đạo đảng bày tỏ lo ngại sự thiếu giám sát của đảng sẽ đẩy tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm không kiểm soát được dẫn tới nguy cơ tan đảng. Và nhóm lão thành đó đã kiến nghị nội bộ rằng để tránh sự tan đảng cần thiết phải tái lập đảng Lao động song song với đảng Cộng sản để có thể giám sát xây dựng nhau.
Có bạn của gã trách gã, đến đám giỗ nhà người ta tại sao kể chuyện linh tinh, linh ta về những người đều là người thân của nhà người ta trong đám giỗ nhà người ta làm gì?
Rõ là lời trách chính đáng lắm.

Bảy mẩu truyện thật ngắn và thật buồn

Bảy mẩu truyện thật ngắn và thật buồn
1 - Con khoe ...
Ngày xưa, khi có ai hỏi con: "Bố làm nghề gì ?" .... Bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố đã cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. 
Con thành đạt rồi lấy chồng. 
Mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là "Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận."
Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố ...

2 - Ước mơ 
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì? 
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa. 
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón.

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
Lê Hồng Hiệp: Việt Nam và Nhật Bản đều có nhiều điểm tương đồng về lợi ích, đây sẽ là những động lực, nền tảng để hai quốc gia tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Mối quan hệ này không chỉ mang lại lợi ích cho Nhật Bản và Việt Nam, mà nó còn có những tác động tích cực cho mạng lưới quan hệ song phương và đa phương trong khu vực.
Tóm tắt
- Mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản từ lâu đã được định hướng bởi các lợi ích kinh tế, nhưng sự hợp tác chiến lược gần đây đã nổi lên như một trụ cột quan trọng nữa của mối quan hệ này.

TPP đến BTA, từ tuyệt vọng đến vô vọng

TPP đến BTA, từ tuyệt vọng đến vô vọng
Trump không đề cập đến nhân quyền, nhưng cũng chẳng nói gì về “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”. Mục tiêu lớn nhất của chính thể Việt Nam cũng bởi vậy vẫn là con số 0 - tương tự kết quả Đối thoại nhân quyền Mỹ Việt vòng 21 đã gần như zero. Giờ đây, khó khăn, nếu không nói là bế tắc, bắt đầu chồng chất lên Thủ tướng Phúc. Trong chuyến công du Mỹ, ông Phúc đã không có được thành tích chính trị và kinh tế nổi bật nào để loại thẳng các đối thủ chính trị khác, trở thành tổng bí thư mới. BBC cho biết trong cuộc họp ngày 31/5 tại Phòng Bầu Dục, dường như ông Nguyễn Xuân Phúc đã được người bên cạnh nhắc 'thôi để sau', khi ông định chia sẻ với ông Trump về '7 vấn đề ngắn'.

Ông Phúc và ông Trump tại Tòa Bạch Ốc. (Hình: REUTERS/Kevin Lamarque)

Basa vs Boeing: Đọc báo lề phải cười đau cả bụng

"....Việt Nam vẫn phải xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế mà Mỹ không có. Đó là rau củ quả, cá basa, tôm..." Nghe muốn phì cười! Đúng là phì cười thật. VN làm gì có lợi thế tuyệt đối so với Mỹ. VN sản xuất bất cứ hàng gì cũng có chi phí cao hơn ở Mỹ và chất lượng kém hơn của Mỹ. Do đó, không có mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế mà Mỹ không có. VN chỉ có thể xuất khẩu sang Mỹ nhờ lợi thế so sánh, tức là người Mỹ hoàn toàn có thể SX rau củ quả, cá basa, tôm... để tiêu dùng, nhưng họ không làm vì không có lợi so với SX máy bay, hàng công nghiệp rồi bán cho VN, sau đó nhập các mặt hàng nông sản trên với giá rẻ, giá áp đặt để tiêu dùng. Mặt khác, bán cho VN quá lãi, nên họ cũng phải nhập cái gì đó của VN để VN có tiền Mỹ và qua đó có thể mua hàng Mỹ.
Basa đấu với Boeing
Cuộc đời quả thật tẻ nhạt nếu bạn không lâu lâu ghé mắt đến mấy trang báo lề phải của đảng. Ở đó nhiều khi bạn có thể tìm được những trận cười muốn đau cả bụng.

Bạn không tin ư? Mời bạn đọc đoạn văn ca tụng công đức của Thủ Tướng Phúc trong chuyến Mỹ du vừa qua nhé. Bài viết của Lưu Thủy đăng trên VTC. Tựa đề: "Câu nói đặc biệt của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiến tổng thống Donald J.Trump bị thuyết phục hoàn toàn"