Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Người Giao Chỉ có phải là người Việt ?

Người Giao Chỉ có đặc điểm gì và người Giao Chỉ có phải là người Việt
25/12/2016 Người Giao Chỉ có đặc điểm gì và người Giao Chỉ có phải là người Việt là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc bởi những đặc điểm của người Giao Chỉ ngày nay không còn nhiều. Từ xa xưa, Giao Chỉ đã là tên dùng để gọi một Bộ trong 15 Bộ của Nhà nước Văn Lang. Bộ Giao Chỉ thời bây giờ có thể so sánh giống như Thủ đô Hà Nội và miền hữu ngạn sông Hồng bây giờ.

Người Giao Chỉ có đặc điểm hai ngón chân cái choãi vào nhau
Theo sách Tiền Hán thư có ghi chép lại, Giao Chỉ gồm có 10 huyện: Luy Lâu, An Định, Cẩu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên và Chu Diên.

Thời Tây Hán, trụ sở quận Giao Chỉ đặt tại huyện Luy Lâu, thời Đông Hán đặt tại Long Biên. Theo nhận định của Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2005) dựa vào các sách cổ thì quận Giao Chỉ phủ kín đất Bắc Bộ ngày nay, trừ vùng thượng lưu sông Đà và thượng lưu sông Mã, đồng thời ăn sang cả vùng tây nam Quảng Tây (Trung Quốc) ngày nay. Riêng góc Tây Nam tỉnh Ninh Bình là địa đầu của quận Cửu Chân (nay thuộc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Sau này nhà Hán đặt thêm quận Nhật Nam ở phía nam quận Cửu Chân (khoảng từ đèo Ngang vào đến Bình Định).


bản đồ Giao Chỉ xưa

Giao Chỉ không chỉ là tên một Bộ mà còn được dùng để gọi người Việt cổ. Chữ Giao nghĩa là giao nhau, qua lại, kết hợp với nhau. Ý kiến quan trọng khác chữ Giao trong Giao chỉ liên quan đến Giao Long là một linh vật của vùng này mà sau này phổ biến rộng rãi hơn trong vùng được biết như là con Rồng. Riêng chữ Chỉ không được chép và lý giải thống nhất.

Người Giao Chỉ có đặc điểm gì

Người Giao Chỉ có đặc điểm khác so với người Việt hiện nay. Nếu như ngày xưa, người Việt cổ có đặc điểm chân hình gót sen, ngón chân cái bị choãi ra thì ngày nay những đặc điểm này gần như không còn hoặc chỉ còn ở những người lớn tuổi.


Người Giao Chỉ có đặc điểm gì một phần ảnh hưởng của tục bó chân Trung Quốc

Sở dĩ người Giao Chỉ có đôi bàn chân kì lạ như vậy là vì chịu ảnh hưởng của tục bó chân để làm đẹp từ người Trung Quốc. Thời đó, đây được xem là biện pháp giúp cho đôi bàn chân trở nên xinh đẹp, cuốn hút hơn trong mắt nam giới.

Truyền thuyết Trung Quốc lưu lại rằng từ thời kỳ Nam Đường (937 - 975), một vị vua thời kỳ này đã đem lòng say mê một cung phi với đôi chân nhỏ gọn như vầng trăng khuyết, quấn trong lụa, uyển chuyển di chuyển trong điệu múa. Vì được vua sủng ái nên cung phi đó được hưởng vinh hoa phú quý, ân sủng của vua.


Người Giao Chỉ là người Việt cổ

Kể từ đó trào lưu bó chân được những người phụ nữ thời kỳ này chuyền tay nhau, họ tin rằng với cách làm này sẽ biến đôi bàn chân của họ trở nên đẹp hơn. Điều đó là biểu hiện của sự cao quý, may mắn, chóng đổi đời lấy được chồng giàu sang.

Không chỉ các thiếu nữ thời bấy giờ mới ưa chuộng mà chính các bậc phụ huynh của họ cũng khuyến khích con em làm điều này. Cứ tử 2 đến 5 tuổi những em bé gái sẽ được bó chân lại vì đây là khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện sẽ dễ dàng cho việc uốn nắn.


Bàn chân của thiếu nữ bó chân có kích cỡ lý tưởng là 7,5cm

Các bước bó chân rất đơn giản nhưng người bó chân sẽ phải chịu sự đau đớn trong suốt quá trình. Đầu tiên, bàn chân thiếu nữ sẽ được ngâm trong nước nóng pha thảo dược và máu động vật. Tiếp đến, người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép chúng vào lòng bàn chân.

Xương bàn chân sẽ được bẻ gãy và được quấn chặt trong băng vải. Thậm chí đôi khi lòng bàn chân bé gái còn bị cắt vài vết rất sâu để các ngón chân dễ dàng nằm gọn trong đó.


Người Giao Chỉ có đặc điểm gì, đó là đôi bàn chân với ngón cái quặp vào trong

Rồi sau đó, cứ hai ngày một lần chiếc băng sẽ được thay một lần và thắt chặt thêm nữa. Các cô gái sau khi bó chân sẽ sắm cho mình những chiếc giày với kích cỡ nhỏ và được khuyến khích đi bộ nhiều mỗi ngày để đôi bàn chân phát triển theo hình dạng mong muốn.

Vào thời điểm đó, kích thước của bàn chân nhỏ chỉ 7,5cm được xem là kích thước lý tưởng của một đôi "gót sen vàng". Các thiếu nữ chỉ cần bó chân 2 năm bàn chân sẽ giữ nguyên trạng cho đến hết cuộc đời.



6 nhận xét:

  1. Tìm cách chứng minh mối liên hệ đặc điểm di truyền của xương ngón và bàn chân người Giao Chỉ thời xưa,và cổ tục bó chân (không hề có tính di truyền ) của tầng lớp quý tộc Trung Hoa xưa là một luận cứ khập khễnh nếu không nói là dốt của tác giả bài viết .
    Một lần nữa xác định,người viết bài này dốt đặc cán mai .Vãi !

    Trả lờiXóa
  2. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn "Nặc danh 15:29 17 tháng 6, 2017". Xem hình ảnh thì rõ: cái bàn chân bó trông như một con ốc mà ngón cái chìa thẳng ra phía trước, tạo thành một cái cuống phễu chứ còn bàn chân giao chỉ thì tòe rộng ra như hình 1 chiếc quạt, ngón cái xòe ngang ra tạo thành một góc tù với trục tâm của bàn chân. Hai trường hợp này chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Đấy là chưa nói đến: Cái bàn chân "TAM THỐN KIM LIÊN" do NHÂN TẠO mà thành còn bàn chân giao chỉ do gene, do giống di truyền mà có. Tác giả cho rằng bàn chân giao chỉ là hậu quả từ việc bó chân của người tàu xưa thì quả rất khiên cưỡng, nếu không muốn nói... DỐT ĐẶC CÁN MAI, DỐT DÀI CÁN THUỔNG như bạn "Nặc danh 15:29 17 tháng 6, 2017" ở trên đã nhận xét trực diện.

    Trả lờiXóa
  3. bài này ở đâu ra.... nhìn qua thì rõ là quá vớ vẩn về kiến thức các mặt, nhưng điều bài viết muốn ám chỉ(nếu có) thì là một chủ đề hay... hê hê hê....

    Trả lờiXóa