Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Tiếu lâm đầu tuần: Tham nhũng lớn là người có chức, có quyền

Cả năm 2013 có 36 lãnh đạo bị xử lý vì tham nhũng, trong đó chỉ có 4 người bị xử lý hình sự, còn lại đều bị xử lý hành chính; có 364 cán bộ, công chức nộp, trả lại quà tặng, với tổng giá trị 178 triệu đồng, tức là mỗi đối tượng nộp 489 nghìn đồng, dưới mức 500 nghìn đồng theo quy định của pháp luật để có thể bị xử lý nghiêm, quyết liệt. Thật là những thông tin tốt lành đáng cười sung sướng vào đầu tuần làm việc mới.
Tham nhũng lớn là người có chức, có quyền
(Chính trị Việt Nam) - Theo Chính phủ, hầu hết án tham nhũng bị "dây dưa" kéo dài, không được xử lý dứt điểm đều là vụ án lớn, nhưng trên thực tế đối tượng phạm tội thường là người có chức, có quyền, thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện...
36 lãnh đạo bị xử lý vì tham nhũng
Bản báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2013 gửi tới UB Tư pháp của Quốc hội để thẩm tra, phục vụ kỳ họp Quốc hội cuối năm, sẽ bắt đầu cuối tháng 10 tới, do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã ký nêu rõ: Trong 8 tháng đầu năm, cơ quan chức năn đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng và đạt hiệu quả nhất định.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Đã có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Cụ thể, có 4 người bị xử lý hình sự (ở Bắc Giang và Bắc Ninh), 4 trường hợp khác đang được xem xét, còn lại chỉ xử lý hành chính.

Dù vậy, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh vẫn thừa nhận, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn tình trạng chưa rõ ràng trong xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng và hành vi trực tiếp tham nhũng.

Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay, trong quá trình xác minh đã phát hiện ra ba trường hợp kê khai tài sản không trung thực và các đối tượng này đều bị xử lý cảnh cáo. Gần 60 trường hợp (trong đó đa phần ở TP.HCM) bị xử lý kỷ luật vì chậm kê khai, chậm nộp báo cáo. Đáng chú ý, rất ít nơi xác minh tính trung thực của các bản kê khai.

Từ đầu năm tới nay, đã có 364 cán bộ, công chức nộp, trả lại quà tặng, với tổng giá trị 178 triệu đồng.

Bản báo cáo đánh giá, trong suốt quá trình thanh tra, kiểm toán các cơ quan tuy đều phát hiện ra sai phạm nhưng vẫn ít chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự mà đa phần chỉ xử lý hành chính. Việc chuyển các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng từ cơ quan thanh tra, kiểm toán sang cơ quan điều tra còn bị kéo dài, nhất là những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành.

Số tiền tài sản kiến nghị thu hồi rất lớn nhưng chưa thu hồi được bao nhiêu. Đặc biệt, Chính phủ lưu ý việc rất ít người dân tham gia tố cáo tham nhũng. Tình trạng này có nguyên nhân từ việc giải quyết đơn thư còn để kéo dài, và nhất là người dân có tâm lý sợ bị trả thù nên rất ngại tố cáo tham nhũng.

Tham nhũng lớn là người có chức, có quyền

Theo Chính phủ, hầu hết án tham nhũng bị "dây dưa" kéo dài, không được xử lý dứt điểm đều là vụ án lớn, hành vi tội phạm phức tạp, nhiều bị can, quá trình điều tra thường phải trưng cầu giám định để xác định hậu quả thiệt hại. Xong trên thực tế, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, đối tượng phạm tội thường là người có chức vụ, quyền hạn, thủ đoạn phạm tội lại tinh vi, có nhiều thủ đoạn đối phó, che giấu hành vi nên việc phát hiện, truy tố gặp khó khăn. Quá trình điều tra các vụ án tham nhũng đều phải gia hạn thời gian, nhiều vụ án phải gia hạn tới ba lần.

Công tác giám định về kinh tế, đất đai hiện nay lại rất phức tạp, dẫn đến kéo dài thời gian.

Hơn nữa, trong quá trình điều tra còn nhiều bất cập, sai sót. Việc tự phát hiện tham nhũng rất yếu, đa phần do báo chí và dư luận xã hội. Trong khi đó, việc xử lý hành vi tham nhũng còn chưa nghiêm, chưa kịp thời, thậm chí có biểu hiện nương nhẹ.

“Để xảy ra tình trạng trên một phần do người đứng đầu chưa quyết liệt, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn bị buông lỏng… Kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, còn có biểu hiện nói không đi đôi với làm, hoặc thậm chí làm chiếu lệ”, bản báo cáo nêu rõ.

Chính phủ cũng cho rằng những hạn chế, tồn tại nói trên cần phải được nghiêm khắc rút kinh nghiệm, bảo đảm việc xét xử không chỉ để trừng trị, răn đe mà còn để đáp ứng yêu cầu chính trị, nhất là trong tình hình tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp như hiện nay.

Bên cạnh những giải pháp được đề ra, Chính phủ nhấn mạnh "yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, vô cảm, chấn chỉnh kỷ cương hành chính, thu hồi triệt để tài sản thất thoát. Đặc biệt là phải giám sát chặt chẽ quy trình xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm".

Ở chỗ đấu thầu, đề bạt mới nhiều tiền tham nhũng
 
Chúng ta hay nói tới tham nhũng nhưng trong xã hội phải nhũng mới tham được. Từ chỗ nhũng nhiễu đó thì anh phải tìm cách hối lộ tôi để giảm bớt cái nhũng đó.
 
Có nghĩa là cố tình duy trì cái nhũng để tham. Đó cũng là tình trạng mà chúng ta phải chống quyết liệt. Vì hiện nay tình trạng nhũng nhiễu cũng rất phổ biến. Ví dụ tôi muốn nhanh thì đưa ít tiền để được ưu tiên hơn những người khác. Tôi điểm thấp, đưa ít tiền để được điểm cao...
Nhưng đó chỉ là nhũng nhiễu còn tham nhũng lớn nó nằm ở chỗ khác. Phong bì hàng trăm triệu, vài trăm triệu lại là ở những cửa quan. Ở những chỗ đấu thầu, đề bạt chỗ đó mới nhiều tiền, còn ở bệnh viện thì tiền không nhiều nhưng lại phổ biến. 
 
Tất cả đều bắt nguồn từ sự nhũng nhiễu trong xã hội. Không ai muốn đưa phong bì đút lót cả. Tôi nghĩ rằng tình trạng này sẽ ngày càng ít đi một khi nó được minh bạch
 
Nhà báo Hữu Thọ
Xuân Tùng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét