Mới cách đây vài hôm, sau khi tâng bốc thành tích của FPT (sống dựa vào các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và được Chính phủ hỗ trợ tài chính theo các chương trình hiện đại hóa - tin học hóa bộ máy quản lý kinh tế - hành chính), bác Nguyễn Thiện Nhân đã tùy tiện đặt tên mới cho FPT là "Forward Pioneering Team", làm cho bác Trần Hữu Dũng lợi dụng, bắt chước, đổi tên bác Nhân thành "No Talent Nitwit" (tạm dịch "Thằng ngu bất tài") và tên Đảng ta (Communist Party of Vietnam) thành Corrupt Party of Vietnam. Thật là phản động hết cỡ. Trong bối cảnh này, bắt đầu tuần làm việc mới nên ôn lại bài học cũ:
Trách nhiệm và thận trọng khi phát ngôn, tránh để kẻ xấu lợi dụng
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lỡ chân gượng được, lỡ miệng thì không”. Trong sinh hoạt đời thường, đôi khi do nóng giận, người ta có thể buông ra những lời lẽ thiếu cân nhắc, khiến cho người khác hiểu lầm, biến thiện chí trở thành ác ý. Để khắc phục sự hiểu lầm, có khi chỉ cần một lời xin lỗi chân tình. Thế nhưng, trong đời sống chính trị thì những sơ suất trong phát ngôn của cán bộ, đảng viên không dễ gì có thể khắc phục, mà còn để lại những hậu quả lớn, lâu dài vì có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Điều này lại càng trở nên phức tạp, gây ra những tác động tiêu cực trong thời đại internet, trong “thế giới phẳng” hiện nay.Những ai có dịp “lang thang” trên các mạng xã hội, đều có thể nhận thấy, có không ít bài viết, bài trả lời phỏng vấn được các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài, các trang mạng "tung hê", bình luận, phân tích có nội dung cường điệu sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong các thời kỳ cách mạng đã qua; xuyên tạc, vu cáo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và bôi nhọ nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao đều dựa trên những phát ngôn nào đó, trong những bối cảnh nhất định nào đó của cán bộ, đảng viên. Nhiều khi họ coi đó là cái cớ, là dẫn đề cho những bài viết, bài nói nhằm dụng ý xấu.
Để ngăn chặn tình trạng phát ngôn thiếu trách nhiệm, thiếu cân nhắc, dễ bị lợi dụng vào muc đích tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, trong Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 về "Những điều đảng viên không được làm” của Ban Chấp hành Trung ương, đã có 3 điều quy định liên quan đến phát ngôn của cán bộ, đảng viên, đó là: “Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng (Điều 1); Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước (Điều 2); Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật (Điều 3)…
Cụ thể hóa về những điều đảng viên không được làm, Đảng đã ra Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30-3-2013 về “Xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng”. Trong văn bản này đã có những quy định cụ thể. Điều 9, Chương II “Về vi phạm kỷ luật tuyên truyền, phát ngôn”, quy định như sau: “a) Tuyên truyền, sao chép, tán phát, cung cấp thông tin,… kích động, chống Đảng, Nhà nước dưới mọi hình thức; b) Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và các phương tiện truyền thông khác”. Điều 2 đã ghi rõ những trường hợp phải xử lý kỷ luật nặng hơn, đó là: “d) Tàng trữ, tuyên truyền,… tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đ) Trả lời phỏng vấn, cho đăng tải tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung sai sự thật, mang tính kích động; e) Lợi dụng việc phát ngôn, chất vấn, trả lời chất vấn, nhân danh việc phản ánh, góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng, dự thảo Hiến pháp, pháp luật, thư ngỏ, hồi ký để đưa ra các quan điểm, thông tin gây tổn hại uy tín của Đảng, Nhà nước”.
Trong những năm qua, do tình hình kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, hàng tồn kho quá lớn, nợ xấu, thất nghiệp… cùng với những phức tạp trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Ðông, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp đã tạo ra những bức xúc về tâm tư, tình cảm trong nhân dân, nhất là đối với nhiều cán bộ, đảng viên đã từng trải qua những thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Công bằng mà nói, những bức xúc đó là có thể thông cảm được. Phải thừa nhận, không ít ý kiến đóng góp có trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là chân thành, thẳng thắn, xuất phát từ mong muốn xã hội ta lành mạnh hơn, Đảng, Nhà nước ta trong sạch hơn, đủ sức lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng…
Trong những năm qua, do tình hình kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, hàng tồn kho quá lớn, nợ xấu, thất nghiệp… cùng với những phức tạp trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Ðông, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp đã tạo ra những bức xúc về tâm tư, tình cảm trong nhân dân, nhất là đối với nhiều cán bộ, đảng viên đã từng trải qua những thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Công bằng mà nói, những bức xúc đó là có thể thông cảm được. Phải thừa nhận, không ít ý kiến đóng góp có trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là chân thành, thẳng thắn, xuất phát từ mong muốn xã hội ta lành mạnh hơn, Đảng, Nhà nước ta trong sạch hơn, đủ sức lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng…
Tuy nhiên, cũng có những phát ngôn, trong đó có những bài viết, "tâm thư", "góp ý" của cán bộ, đảng viên tự do tán phát trên mạng internet đã bị kẻ xấu lợi dụng. Chẳng hạn, lợi dụng ý kiến của một số cán bộ, đảng viên góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, người ta tuyên truyền cho quan điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được ghi trong Điều 4 Hiến pháp năm 1992. Lợi dụng việc viết hồi ký, người ta xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, tuyên truyền cho nhận thức sai trái rằng,lịch sử cách mạng Việt Nam chỉ toàn là những trang đen tối; các cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là do Đảng Cộng sản chủ trương đấu tranh bạo lực gây ra, đó là cuộc chiến “nồi da nấu thịt” (!). Lợi dụng ý kiến của một vài đồng chí cán bộ lão thành về mở rộng dân chủ, chống bệnh giáo điều về lý luận, bệnh quan liêu trong hệ thống chính trị, họ đòi xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, xóa bỏ vai trò kinh tế nhà nước, xóa bỏ con đường XHCN. Lợi dụng chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”, họ tuyên truyền cho quan điểm rằng, chỉ có xóa bỏ chế độ “độc tài đảng trị” thì mới xóa bỏ được tham nhũng. Lợi dụng những bức xúc của nhân dân ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, họ phớt lờ những nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và cố ý vu cáo Đảng, Nhà nước ta là "nhu nhược", “bán đất, bán nước” (!).
Bằng nhiều con đường và phương thức khác nhau, những phát ngôn thiếu trách nhiệm, thiếu thận trọng của một số cán bộ, đảng viên đã ngay lập tức được các hãng thông tấn, báo chí ngoài nước “bắt sóng”, post bài, sao chép, nhân bản, phỏng vấn, kèm theo những câu hỏi gợi mở, “định hướng” cho người tham gia trả lời hướng đến những mục tiêu chính trị của họ. Đó là làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam, từng bước chuyển xã hội Việt Nam sang mô hình ngoại nhập, mô hình xa lạ với truyền thống dân tộc, xóa bỏ mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta.
Trong khoa học thông tin về chính trị-xã hội, đôi khi do thiếu kinh nghiệm, do sơ suất, thiếu thông tin hay do ngộ nhận, không ít trường hợp, những thiện chí, những mục tiêu tốt đẹp của người viết, người nói đã bị kẻ xấu lợi dụng, làm tổn hại đến sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Thủ đoạn mà người ta thường dùng là đánh tráo mục tiêu với phương tiện, đồng thời tâng bốc các tác giả. Chẳng hạn người ta tảng lờ, bỏ qua động cơ tốt đẹp, những thiện chí của người viết, người nói, chỉ trích dẫn thông tin một chiều, nhấn mạnh, bình luận, khai thác những ngôn từ sơ hở, thiếu chặt chẽ, thiếu cân nhắc, những phân tích, lập luận sai trái của người viết, người trả lời phỏng vấn. Hoặc những ý kiến giản đơn của người viết, người nói được người ta bình luận là “những quan điểm lý luận sâu sắc”, “ý kiến tâm huyết, cởi mở” và cả “sự dũng cảm về chính trị” (!).
Đối với cán bộ, đảng viên thì không có biện hộ nào cho mình, trái lại phải đối diện với lương tâm và trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước lịch sử về những phát ngôn tùy tiện, cẩu thả của mình.
Luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, nêu cao trách nhiệm trước Đảng, trước đất nước và nhân dân, chủ động kiềm chế, biết vượt qua chính mình, chia sẻ với Đảng, nhận lấy một phần trách nhiệm nào đó về những sai lầm, khuyết điểm của Đảng, nhất là đối với những đảng viên lâu năm, từng giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý; bình tâm xem xét, đánh giá một cách khách quan, công bằng các quá trình và sự kiện lịch sử cơ bản; tuân thủ những nguyên tắc, quy định của tổ chức đảng, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn ở mọi lúc, mọi nơi là điều đặc biệt cần thiết đối với mọi cán bộ, đảng viên trong bối cảnh chính trị hiện nay.
BẮC HÀ - NGỌC VÂN(Báo QĐND)
Bằng nhiều con đường và phương thức khác nhau, những phát ngôn thiếu trách nhiệm, thiếu thận trọng của một số cán bộ, đảng viên đã ngay lập tức được các hãng thông tấn, báo chí ngoài nước “bắt sóng”, post bài, sao chép, nhân bản, phỏng vấn, kèm theo những câu hỏi gợi mở, “định hướng” cho người tham gia trả lời hướng đến những mục tiêu chính trị của họ. Đó là làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam, từng bước chuyển xã hội Việt Nam sang mô hình ngoại nhập, mô hình xa lạ với truyền thống dân tộc, xóa bỏ mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta.
Trong khoa học thông tin về chính trị-xã hội, đôi khi do thiếu kinh nghiệm, do sơ suất, thiếu thông tin hay do ngộ nhận, không ít trường hợp, những thiện chí, những mục tiêu tốt đẹp của người viết, người nói đã bị kẻ xấu lợi dụng, làm tổn hại đến sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Thủ đoạn mà người ta thường dùng là đánh tráo mục tiêu với phương tiện, đồng thời tâng bốc các tác giả. Chẳng hạn người ta tảng lờ, bỏ qua động cơ tốt đẹp, những thiện chí của người viết, người nói, chỉ trích dẫn thông tin một chiều, nhấn mạnh, bình luận, khai thác những ngôn từ sơ hở, thiếu chặt chẽ, thiếu cân nhắc, những phân tích, lập luận sai trái của người viết, người trả lời phỏng vấn. Hoặc những ý kiến giản đơn của người viết, người nói được người ta bình luận là “những quan điểm lý luận sâu sắc”, “ý kiến tâm huyết, cởi mở” và cả “sự dũng cảm về chính trị” (!).
Đối với cán bộ, đảng viên thì không có biện hộ nào cho mình, trái lại phải đối diện với lương tâm và trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước lịch sử về những phát ngôn tùy tiện, cẩu thả của mình.
Luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, nêu cao trách nhiệm trước Đảng, trước đất nước và nhân dân, chủ động kiềm chế, biết vượt qua chính mình, chia sẻ với Đảng, nhận lấy một phần trách nhiệm nào đó về những sai lầm, khuyết điểm của Đảng, nhất là đối với những đảng viên lâu năm, từng giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý; bình tâm xem xét, đánh giá một cách khách quan, công bằng các quá trình và sự kiện lịch sử cơ bản; tuân thủ những nguyên tắc, quy định của tổ chức đảng, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn ở mọi lúc, mọi nơi là điều đặc biệt cần thiết đối với mọi cán bộ, đảng viên trong bối cảnh chính trị hiện nay.
BẮC HÀ - NGỌC VÂN(Báo QĐND)
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/261325/Default.aspx
**********
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 'tặng' tên mới cho FPT
Tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập FPT, Phó thủ tướng đã diễn giải ba chữ viết tắt của tập đoàn là "Forward Pioneering Team" (Lực lượng tiên phong tiến về phía trước), khiến cả khán phòng vỡ oà trong tiếng vỗ tay hưởng ứng.Ngày 13/9/1988 đánh dấu sự ra đời của công ty công nghệ thông tin số một Việt Nam sau này với 13 sáng lập viên. FPT ban đầu có tên gốc là Food Processing Technology (Công ty Công nghệ Thực phẩm) và đến năm 1990 được đổi thành Financing Promoting Technology (Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ).
"25 năm qua, ngành CNTT quốc gia đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ một vài chiếc máy tính cuối những năm 80, CNTT hiện nay đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ trong Lễ kỷ niệm FPT 25 năm, diễn ra ngày 7/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). "Trong những thành tựu của ngành CNTT Việt Nam hôm nay, FPT có vị trí quan trọng với những đóng góp tích cực, trở thành một trong những doanh nghiệp CNTT hàng đầu, góp phần hình thành ngành công nghiệp CNTT và đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành".
Phó Thủ tướng đánh giá cao vai trò tiên phong trong công nghệ của FPT suốt một phần tư thế kỷ qua và nhấn mạnh Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ chính là sự ghi nhận những nỗ lực và đóng góp cho ngành, cho đất nước của tập đoàn.
Phó thủ tướng trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho lãnh đạo tập đoàn. Ảnh: Nguyên Anh.
Sự thay đổi không ngừng của công nghệ hình thành nên một thế giới thông minh, được kết nối chặt chẽ và có hàm lượng tri thức khổng lồ. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin sẽ được thành lập với vai trò là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đứng đầu. Một trong những nhiệm vụ chính của Ủy ban Quốc gia là chỉ đạo những vấn đề quan trọng nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các ngành, nghề trọng điểm. Do đó, Phó Thủ tướng mong rằng FPT sẽ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong giai đoạn mới, xứng đáng là "Forward Pioneering Team".Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập FPT diễn ra trang trọng và rực rỡ sắc cam cùng các chương trình văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá FPT. "Hôm nay chúng ta cùng nhau sống lại những khoảnh khắc FPT. Đó là khoảnh khắc 10h ngày 13/9/1988, nhóm sáng lập từ tất cả tâm trí mình viết những dòng chữ vàng sứ mệnh: FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, phát biểu. Ông cũng bồi hồi nhớ lại các dấu mốc khó quên như khi FPT đưa máy tính đến Cà Mau, tiến ra chinh phục thị trường quốc tế, ra mắt chiếc điện thoại thông minh mang thương hiệu tập đoàn...
Ngày 20/6/2013, Thủ tướng đã khẳng định CNTT là nền tảng của phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình, tiến vào nền kinh tế tri thức. "CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam, song đã đến lúc Việt Nam trở thành nhỏ bé đối với FPT. Đã đến lúc chúng ta nghĩ đến doanh thu hàng tỷ USD từ nước ngoài. Người Ấn Độ làm được, người Trung Quốc làm được, người Việt Nam sẽ làm được. Tôi tha thiết kêu gọi mỗi người FPT hãy cháy hết mình cho những khoảnh khắc FPT, đã sáng tạo hãy sáng tạo hơn nữa, đã tận tụy hãy tận tụy hơn nữa, vì một Việt Nam thông minh hơn, vì một ASEAN thông minh hơn, và vì một thế giới thông minh hơn", ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.
Chặng đường 25 năm tiếp theo của FPT sẽ gắn liền với những bước ngoặt trong công nghệ thế giới và quốc gia. "Nếu bóng bán dẫn làm nên cường quốc Nhật, con chip làm nên Đài Loan và Hàn Quốc, sự cố Y2K làm nên cường quốc phần mềm Ấn Độ thì Việt Nam có cơ hội gì trong xu hướng thông minh hóa dựa trên công nghệ di động, điện toán đám mây và dữ liệu lớn này? Chưa bao giờ FPT có cơ hội ganh đua trong thế giới 'thông minh' cùng với các Tập đoàn CNTT danh tiếng cùng từ một vạch xuất phát như hôm nay", vị Chủ tịch HĐQT FPT chia sẻ.
Khán phòng lung linh trong ánh nến và sắc áo cam. Ảnh: Nguyên Anh.Sau một phần tư thế kỷ, doanh thu của FPT giai đoạn 1988-2012 tăng trung bình 53,23% mỗi năm, lợi nhuận tăng trung bình 52,57% mỗi năm, tổng nộp ngân sách Nhà nước gần 23,562 tỷ đồng và tạo 15.000 công ăn việc làm cho đất nước. Hiện FPT đã có mặt tại 50 tỉnh thành trên toàn quốc và 14 quốc gia trên thế giới. Mục tiêu tới năm 2016 tập đoàn này sẽ có 100.000 nhân viên.
Châu An
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/pho-thu-tuong-nguyen-thien-nhan-tang-ten-moi-cho-fpt-2876147.html
Tại sao lại cso laoij Giáo sư Tiến si mà ngu lợn đến ỗi dùng tiếng Anh sai mà mặt cứ nhơn nhơn. Đúng là loài óc bã đậu. Thảo nào mà giáo dục và đào tạo đại học nát bét như bây giờ là nhờ công rất lớn của đồng chí Nhân.
Trả lờiXóa