HỒI KÝ KHRUSEV: Cái chết của Stalin
Tôi nói với họ:- Thậm chí ở những ai thực hiện những tội ác, lần này đến lúc họ có
thể thú nhận, và họ cũng được khoan hồng, không phải biện minh. Nếu thậm
chí từ quan điểm xem xét vấn đề báo cáo sự lạm quyền mà Stalin thực hiện,
thì có thể làm được ngay bây giờ, tại Đại hội 20. Để đến Đại hội 21 thì sẽ 323
muộn, nếu chúng ta còn kịp sống đến lúc đó và đòi hỏi những vấn đề trước
đây thì chẳng cần nữa. Vì thế tốt nhất làm bản báo cáo thứ hai từ bây giờ.
Khi đó nảy sinh vấn đề ai phải làm báo cáo. Tôi đề nghị Pospelov, và
lập luận đề nghị của mình là ở chỗ Pospelov nghiên cứu vấn đề này với tư
cách Chủ tịch Uỷ ban và viết tài liệu để chúng tôi sử dụng nó. Vì thế ông
không phải mất thời gian chuẩn bị: ông có thể chuyển các tài liệu này vào
báo cáo và đọc nó tại Đại hội. Những người khác (tôi không nhớ là ai) phản
đối và đề nghị là tôi làm luôn báo cáo này. Đối với tôi là bất tiện: vì trong
báo cáo tổng kết tôi không nói một lời nào về điều này, còn sau đó tôi lại làm
thêm báo cáo thứ hai? Và tôi từ chối. Nhưng họ phản đối tôi:
- Nếu bây giờ không phải là anh phát biểu, mà là Pospelov, cũng là
một trong những bí thư BCHTƯ, thì phát sinh vấn đề: Vì sao Khrusev trong
báo cáo tổng kết không nói tý gì về điều này, mà Pospelov lại phát biểu một
vấn đề quan trọng để tranh luận? Không thể Khrusev không biết tài liệu của
Pospelov hoặc không coi trọng sự cần thiết của vấn đề. Nghĩa là, về vấn đề
này có sự bất đồng trong lãnh đạo? Mà Pospelov phát biểu chỉ với ý kiến
riêng?
Luận cứ này cứ lằng nhằng mãi, cuối cùng tôi phải đồng ý. Quyết
định rằng tôi sẽ phát biểu tài liệu của Uỷ ban cùng với báo cáo. Chúng tôi tổ
chức phiên họp kín trong thời gian tranh luận về tổng kết của BCHTƯ, ở đó
tôi cũng làm bản báo cáo thứ hai.
Đại hội nghe tôi một cách im lặng. Như người ta nói có thể nghe được
tiếng ruồi bay. Mọi người đều quá bất ngờ. Cần, tất nhiên, biết rằng các đại
biểu đã sửng sốt về những câu chuyện về sự độc ác được thực hiện đối với
những người từng có công lao, những bolsevich lão thành và những người
trẻ. Bao nhiêu người lương thiện từng được điều động đến khác nhau của đất
nước đã bị giết! Đây là một thảm khốc cho Đảng và cho các đại biểu tham dự
Đại hội. Báo cáo tại Đại hội 20 ĐCSLX về sự lạm quyền của Stalin đã ra đời
như thế.
Tôi xem rằng vấn đề được đưa ra hoàn toàn đúng lúc và kịp thời.
Không những không hối hận, những một số người nghĩ, mà còn thoải mái
trong lòng rằng đã chộp đứng thời điểm và đã cố làm để bản báo cáo này
được làm. Tất cả việc này có thể đưa đến hướng khác, mọi người còn bị sốc
là còn nhiều người cũng bị giam cầm nhe trước đây trong các nhà tù và trại
cải tạo. Năm 1953 chúng tôi đã có giả thiết về vai trò Beria dường như, Beria 324
hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lạm quyền thực hiện thời Stalinе. Điều này
cũng gây sốc. Chúng khi đó tôi không cách nào gột khỏi ý nghĩ Stalin -
người bạn của mọi người, bố đẻ nhân dân, thiên tài và vân vân... Không thể
ngay lập tức hình dung rằng Stalin - kẻ sát nhân và tên hung đồ. Vì thế sau
bản án cho Beria chúng tôi lại luẩn quẩn trong giả thiết mà chúng tôi xây
dựng nên có lợi minh oan cho Stalin: Ông Trời không có lỗi, mà lỗi ở kẻ
nịnh bợ, kẻ báo cáo sai cho Trời, vì vậy Trời mới giáng mưa đá, sấm sét và
các tai hoạ khác. Nhân dân bị khổ sở không phải vì Trời muốn thế, mà do tên
nịnh nọt Nicolai, Ilia Prosok, Beria và vân vân... Và bây giờ có lần có người
đặt câu hỏi:
- Liệu có cần phải kể về Stalin không?
Đây hoàn toàn không phải là những người đồng phạm của Stalin
trong tội ác, mà thực chất họ là những người quen thói sợ Stalin, và bây giờ
họ khó xử. Thông thường các vị lão thành đặt các vấn đề như thế. Họ đã
sống với quá khứ, họ khó từ bỏ nổi những hiểu biết trước đây và luận cứ của
thời Stalin. Đây cũng một trong những khuyết điểm giáo dục Đảng viên. Tất
cả các phương pháp giáo dục trong Đảng, Stalin làm nó thích ứng với mình,
với hoạt động của mình: sự tuân lệnh không bàn cãi, sự tín nhiệm tuyệt đối.
Trong thời gian chiến tranh có chết chóc mà không nghi ngờ, tất nhiên,
nhưng sau này luôn luôn quay ngoắt theo hướng ngược lại, vì rằng một
người tin anh mà không bàn luận, khi biết, sự tín nhiệm của anh ta bị lừa, họ
sẽ là kẻ thù của anh. Điều này rất nguy hiểm. Tôi luôn luôn đã đứng, hơn nữa
bây giờ tôi đang đứng vì sự thật, vì sự đúng đắn tuyệt đối trước Đảng, Đoàn
thanh niên và tất cả nhân dân. Có một kết luận là chỉ có nguồn gốc bất tận
sức mạnh của Đảng mới có thể chiếm được sự tín nhiệm nhân dân. Người ta
biết rằng Đảng đã lừa quần chúng đông đảo, Đảng đến đường cùng.
Bây giờ tôi thường nghe đài. Radio - đó là người bạn đồng hành của
tôi trong thời gian dạo chơi. Từ radio tôi nhận cả thông tin, cả sự thoả mãn.
Tôi yêu âm nhạc, yêu dân ca. Nhạc hiện đại cũng làm tôi thích. Nhưng, tôi
cảm thấy, hình như con người độ tôi có xu hướng sống lại tời trai trẻ. Đặc
biệt trong tâm trạng tốt, tôi vừa đi bộ, nghe giọng hát của Ludmina Zykina,
ca sĩ mà tôi yêu thích, và nghe cả những buổi truyền khác. Các buổi truyền
thanh rất nhiều, đa phần là tốt, nhưng cũng gặp cả những những chuyện
nhảm nhí, chỉ có làm bẩn chương trình phát sóng thôi. 325
Một lần tôi nghe đọc một trong các chương cuối tiểu thuyết “Họ chiến
đấu vì tổ quốc” của Solokhov. Mikhail Aleksandrоvich tin bởi sự sáng tác
của mình: chuyện thời Stalin lạm quyền, ông trấn áp những cán bộ lương
thiện, được Lenin giáo dục, Solokhov tả về cuộc nói chuyện của hai ông
đánh cá. Họ ngồi và chuyện trò. Người này hỏi người kia:
- Nên hiểu đồng chí của Stalin như thế nào nhỉ? Người ta nói rằng ông
bỏ sót. Nhưng bao nhiêu người bị tội, bao nhiêu người bị hành quyết! Có thể
Stalin phạm vào điều này không?
- Đúng, khó hiểu - người kia trả lời.
Lúc đó người đầu tiên lại hỏi:
- Thế không phải Beria chính là người có lỗi à? Chính ông báo cáo tất
cả cho Stalin?
Và câu trả lời:
- Đúng, tất cả là do Beria.
Mikhail Aleksandrоvich - một người thông minh và nhà văn giỏi. Sự
thật việc ông lại bám vào cách hiểu biết tương tự theo truyền thống của
chẳng và nhân dân, trong khi bao nhiêu người chết bởi tay Stalin, tất nhiên,
không tô hồng cho ông. Lúc ấy cốt lõi là thế này: Beria không dựng Ezov,
mà từ trước đây, dựng Yagoda. Tất cả bọn họ tiếp theo chân nhau vào màn
kịch. Một “nhân vật”, được Stalin dựng lên, sẽ được thay thế bằng nhân vật
khác, và đây cũng là logic đối với Stalin. Stalin dùng tay người khác để giết
những người lương thiện và ông biết rằng họ là những người trong sạch
trước nhân dân và trước Đảng. Những người chết chỉ vì rằng ông ông sợ họ
và không tin họ. Sau đó, phải dần dần loại bỏ một đồ tể và thay bằng một đồ
thứ hai. Cứ như thế ba thê đội tiễu phạt: trước tiên Yagoda, sau đó Ezov, sau
đó Beria.
Đến Beria, thì điều này chấm dứt. Nói đúng ra, không phải chính
Beria, mà do cái chết của Stalin. Beria đứng trước toà án nhân dân như một
tội phạm. Nhưng khi đó chúng tôi vẫn còn lẩn quẩn về cái chết Stalin, thậm
chí khi mọi người biết rõ nhiều sau phiên toà xử Beria, vẫn còn đưa cho
Đảng và nhân dân những lời giải thích không đúng, tất cả đổ bớt sang đầu
Beria. Đối với chúng tôi, Beria tỏ là tiện lợi cho hình ảnh này. Chúng ta đã
làm tất cả để bào chữa cho Stalin, dù chúng ta che chở được tên tội phạm, tên
giết người, vì chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi sự ngưỡng mộ Stalin. 326
Lần đầu tiên tôi thực sự cảm thấy sự dối trá, khi tôi đến Nam Tư và
hội đàm và Tito và đồng chí khác. Khi chúng tôi đụng chạm vấn đề này và
đổ cho Beria, họ cười và đáp lại một cách nhạo báng. Điều này làm chúng tôi
ức, và chúng tôi, để bảo vệ Stalin, đã cãi nhau rất to, thậm chí suýt đến đổ vỡ
to. Sau đó tôi công khai phát biểu bảo vệ Stalin và chống Nam Tư. Bây giờ
tất cả rõ ràng là không đúng, lúc ấy tôi ở quan điểm của một người chưa
nhận thức được cần vạch mặt đến cùng những tội ác của Stalin, sao cho các
phương pháp hành xử tương tự không bao giờ có thể quay về Đảng ta nữa.
Người, quả là muốn thiết lập kỷ luật của Lenin trong Đảng ta, mình không
phải kỷ luật của Stalin, phải làm hết sức lực để phanh phui Stalin và sự kết
án các phương pháp Stalin. Cần phải minh oan những người lương thiện
trong số những người chưa được minh oan, và phanh phui những sự phi pháp
được tạo ra trước đây, để thậm chí bóng ma của những phương pháp như thế
không thể đội mồ sống lại.
Tôi sửng sốt bởi một số tướng lĩnh lớn quân đội trong hồi lý của mình
muốn minh oan cho Stalin và cho ông là người cha nhân dân, đã chứng minh
rằng nếu không có ông thì chúng tôi không chiến thắng và rơi vào ách phát
xít. Đây là lý luận ngu ngốc, mù quáng. Ngay bây giờ, khi không có Stalin,
chúng tôi vẫn bị rơi vào ảnh hưởng của Đức, Anh, Mỹ hay sao? Không,
không bao giờ. Nhân dân đưa ra những người lãnh đạo mới và có khả năng
bảo vệ mình như từng có trong quá khứ. Sự phi lý của những bàn luận như
thế không cần thiết trong những bằng chứng riêng.
Tôi nhớ, tại một hội nghị, một chỉ huy quân sự, nhân ca ngợi Stalin,
cũng tôn vinh cả Bliukher. Những người khác, tuy ca ngợi Stalin, cũng tôn
vinh Tukhachevski. Đồng chí, phải ăn nói có trước có sau! Không thể đặt kẻ
giết người và nạn nhân lên một bệ. Bliukher là ai? Anh hùng nội chiến, có
bẩm sinh quân sự, thợ nguội, nằm trong hàng ngũ tướng lĩnh lớn. Ông đã
nhận huân chương Cờ Đỏ №1. Bliukher là số một. Sau đó, là một trong số
những chỉ huy quân sự tốt nhất của Liên Xô được cử sang Trung Quốc làm
cố vấn quân sự cho Tôn Trung Sơn. Và bỗng nhiên ông bị bắn! Không thể
nói cùng một lúc về Stalin và Bliukher, mà lờ đi nguyên nhân cái chết
Bliukher. Không thể nhắm mắt cho rằng chẳng ai nhìn thấy gì cả. Sự xấu xa
tương tự có thể chỉ gây ra mất lòng tin.
Tôi có lần ở Bulgari, một trong những bài phát biểu tôi dẫn lời của
Puskin, trong tác phẩm của ông có nói về cuộc nói chuyện giữa Mozart và
Salere. Mozart không hề nghi ngờ rằng Salere chuẩn bị đầu độc mình, nói: 327
- Thiên tài và tội ác không thể là một.
Đúng vậy! Với Stalin cũng vậy. Không thể ghép thiên tài và sát nhân
vào cùng một bộ mặt. Không thể gắn hàng nghìn nạn nhân với những kẻ sát
nhân, mà không có sự giải thích về vụ việc Stalin. Không thể trên một bệ đặt
hai bức tượng. Tội ác do Stalin gây ra!
Theo lối nghĩ như thế - có câu hỏi khác. Một số người tranh luận như
thế này: điều này được làm không phải nhằm mục đích vụ lợi cá nhân, mà là
lo cho dân. Thật mọi rợ! Lo cho dân, thế mà lại giết những đứa con tốt nhất
của họ! Logic khá ngu đần. Sự thật, tìm những luận cứ để biện bạch cho kẻ
giết người, luôn luôn là phức tạp.
Trong báo cáo của tôi tại Đại hội 20, không nói gì iên quan tới những
vụ án công khai thập niên 30, trong đó có mặt đại diện Đảng cộng sản anh
em. Lúc đó người ta kết án Rykov, Bukharin, những lãnh tụ khác của nhân
dân. Họ xứng đáng để được gọi là lãnh tụ. Chẳng hạn, Rykov. Sau khi Lenin
qua đời, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Liên Xô, có công lao to
trước Đảng, trước nhân dân và xứng đáng lãnh đạo Chính quyền xô viết.
Nhưng người ta kết án và bắn ông. Còn Bukharin? Bukharin là trong những
yêu quý Đảng. Thế hệ Đảng viên lão thành РĐCS(b) từng học theo cuốn
sách của ông Khoa học Mác Lênnin. Bukharin nhiều năm là chủ bút báo Sự
Thật. Lenin gọi ông thân mật là “Bukhric của chúng ta”. Hoặc Zinovev và
Kamenov. Trong cách mạng tháng Mười 1917 họ có sai lầm. Điều này ai
cũng biết, nhưng những cái khác cũng nên biết. Zinovev và Kamenov được
Lenin đưa vào Bộ chính trị BCHTƯ Đảng và ngang hàng các vị lãnh đạo
khác Khi Chính phủ xô viết chuyển về Moskva, Zinovev còn ở Petrograd.
Ông được tin tưởng giao lãnh đạo cái nôi cách mạng và đã nâng ngọn cờ
khởi nghĩa tháng Mười năm 1917. Kamenov được Moskva tin tưởng. Ông là,
nói riêng, là Chủ tịch Mossoviet. Lenin vc quan hệ với ông sau những sai
lầm người ta đã tha thứ cho ông.
Có lần tôi nghe đài nói là: Lenin trao một cái gì đó cho Lomov.
Nhưng Lomov ở đâu nhỉ? Tôi biết rõ Lomov, không ít lần tiếp xúc với ông,
khi làm việc tại Donbass, từ sau nội chiến. Lúc đó ông lãnh đạo khai thác
than tại Donbass. Tôi thường có mặt tại các buổi họp của ông, hoặc ở
Kharkov, nơi trụ sở chính của ông. Đó là một người rất được kính trọng
trong Đảng с thâm niên bí mật trước cách mạng. Lomov đâu rồi? Ông bị bắn,
không còn Lomov nữa. Tôi nói về Kedrovе, Tukhachevski, Egorov, 328
Bliukher, và những người khác. Có thể lập một quyển sách dày thống kê chỉ
những họ tên những tướng lĩnh, Các nhà lãnh đạo Đảng, Đoàn thanh niên,
kinh tế, ngoại giao, khoa học. Tất cả đều là những người lương thiện. Họ là
nạn nhân của Stalin, nạn nhân sự chuyên quyền.
Vấn đề những vụ án công khai thập niên 30 cũng cũng có hai mặt.
Chúng tôi lại sợ nói đến tận cùng, mặc dù không gây ra nghi ngờ nào, rằng
những người này không có tội, họ là nạn nhân sự chuyên quyền. Tại các vụ
án xử công khai, có mặt những người lãnh đạo đảng anh em, mà chính họ sau
này đã chứng minh tại nước họ đây là những bản án chính đáng. Chúng tôi
không muốn làm mất uy tín về những tuyên bố của họ, và hoãn lại việc minh
oan cho Bukharin, Zinovev, Rykov và những người khác đồng chí trong một
thời hạn chưa định được. Tôi nghĩ rằng đúng là cần phải nói đến cùng. Cái
kim trong bọc cũng phải lòi ra.! Thành công chủ yếu Đại hội 20 - là nó bắt
đầu quá trình làm trong sạch Đảng và đưa Đảng trở lại chuẩn mực sinh hoạt,
mà Lenin và những đứa con thân yêu nhất của đất nước đã làm vì nó.
Một phần những người bị kết án sai đã được tha, ngay khi Stalin chết.
Beria khi đặt vấn đề này, điều chỉnh nó, đưa ra một đề nghị thích hợp, và
chúng tôi đồng ý với ông. Nhưng té ra là những người được tha lại là tội
phạm hình sự: giết người, trấn lột, bọn vô lại và đểu cáng. Khi bọn này quay
về nơi ở cũ, thì tái diễn những cảnh trộm cắp, cướp giật và giết người. Nhân
dân ca thán rằng người ta thả bọn trộm cắp và giết người và họ làm bẩn sự
nghiệp của mình. Trước đó Beria bị vạch mặt và kết án. Vì thế chính chúng
tôi phải đưa cho nhân dân những chỉ thị. Bản thân chúng tôi cũng thấy đây là
việc làm không đúng, mặc dù thông qua đề nghị của Beria, nhưng quyết định
lại do Chính phủ và BCHTƯ thông qua, như vậy tất cả chúng tôi chịu trách
nhiệm về việc này. Bao nhiêu đối tượng này được thả, tôi khó nói được, tuy
nhiên trong mọi trường hợp cũng là một đội quân lớn.
Những người bị kết án về chính trị và những người bị lưu đày vẫn còn
nằm trong các nhà tù và các trại tập trung. Beria thậm chí đề nghị thông qua
luật trao quyền cho Bộ nội vụ, nghĩa là Beria, có quyền xem xét là thả ai cho
ai sau khi hết thời hạn trừng phạt. Như tôi đã kể, tôi đã thẳng cánh phản đối
như thế nào, và mọi người ủng hộ tôi. Do đó, Beria rút đề nghị này. Số phận
tất cả những người tù chính trị ra sao, khi Viện trưởng Viện Kiểm sát
Rudenko trình tôi về sự vô tội của họ, tôi hỏi ông: 329
- Sao lại thế? Chính tôi đã nghe, họ thú nhận tội mình người ta buộc
cho họ cơ mà.
Rudenko cười:
- Đó là nghệ thuật của người điều tra và người xử. Hình như những
con người này bị dồn đến trạng thái, chỉ có một cách duy nhất để kết thúc
sớm những đau khổ và nhục nhã - là tự thú nhận, bước sau đó là cái chết”.
Sau Đại hội 20 ĐCSLX
Ngay sau Đại hội 20, trong tất cả các ĐCS, đặc biệt Pháp và Ý bắt
đầu xúc động. Cũng dễ hiểu rằng đó là những Đảng vô sản, đông quần
chúng, mà tại những phiên toà xử “kẻ thù nhân dân” lại có mặt Torez và
Toliatti, hai ông này về sau làm nhân chứng cho nước họ rằng những người
bị khép tội là đúng luật. Thế mà bây giờ tất cả xoay ngược lại! Tình tiết này
cũng ngăn họ không công bố tư liệu phiên toà công khai, mặc dù cũng chẳng
có tội ác nào cả và các bản án chỉ có tính ý nguyện và không chứng minh
được tội ác của những bị cáo “tự thú nhận”.
Bắt đầu mây đen ở Ba Lan. Sau Ba Lan, lan sang Hungary. Sau khi
người lãnh đạo Ba Lan là Berut qua đời, tôi, đại diện toàn quyền BCHTƯ
ĐCSLX, đến Warsawa, tham dự Plenum BCHTƯ Đảng công nhân thống
nhất Ba Lan. Tôi không có mặt tại các phiên họp này để người ta không buộc
tội Liên Xô can thiệp vào nội bộ Đảng anh em. Các phiên họp tiến hành rất
sóng gió, các uỷ viên BCHTƯ Đảng công nhân thống nhất Ba Lan bày tỏ
không hài lòng với Liên Xô. Những người trong BCHTƯ Đảng Ba Lan, thân
với chúng tôi, đã kể như thế. Điều này làm chúng tôi không sung sướng gì,
nhưng chúng tôi cho rằng đây là thể hiện dân chủ - một yếu tố tích cực. Tuy
nhiên, sau một thời gian, ở đấy xảy ra những sự kiện làm chúng tôi lo ngại.
Tại Plenum, Okhab được bầu làm Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng công
nhân thống nhất Ba Lan. Chúng tôi cũng có những quan hệ cá nhân tốt với
Okhab. Tôi kính trọng ông, theo tư liệu, ông hoàn toàn xứng đáng điều này.
Một người cộng sản lão thành, trải qua trường học cách mạng trong tù. Và
thoạt đầu, chúng tôi cho rằng ông xứng đáng tin cậy. Sau khi ông được bầu
làm Bí thư thứ nhất, chúng tôi hội đàm với ông, và tôi đặt vấn đề:
- Tại sao Gomumka lại ngồi ngồi tù ở Ba Lan?
Khi tôi nói điều này với Berut, thì ông ta trả lời tôi như thế này: 330
- Tôi và chính tôi cũng không biết, tại sao Gomumka ngồi tù và ông
bị buộc tội gì.
- Ông nghĩ xem, có thể tha ông ấy được không?
Thế là Okhab bắt đầu chứng minh với tôi rằng không thể tha được.
Ngồi tù không chỉ một mình Gomumka: mà còn cả Slykhanski, cả Loga-
Sovinski, Klisko và nhiều người khác. Điều này làm tôi lo ngại, và tôi không
thể nào hiểu, vì sao họ bị giữ trong tù. Tôi thảo luận hầu như với tất cả các vị
lãnh đạo Đảng công nhân thống nhất Ba Lan, và họ đều chứng minh rằng
không thể làm một cái gì cả, không thể tha những người này.
Sau một thời gian, Okhab dẫn đầu Đoàn đại biểu đến Trung Quốc.
Khi họ quay về nước, ghé qua Moskva, tôi lại bàn bạc với Okhab. Trước đó
Gomumka được tha, và tôi hỏi Okhab:
- Liệu chúng tôi chúng tôi có thể mời Gomumka đến Liên Xô, nghỉ ở
Hắc hải, ở Krym hoặc Kavkaz, nơi có khí hậu tốt lành để nghỉ hơn là ở Ba
Lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét