Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

Tại sao giá điện chỉ biết tăng chứ chưa bao giờ biết giảm ?

Tại sao giá điện chỉ biết tăng chứ chưa bao giờ biết giảm ?
Từ năm 2009 đến nay, giá điện đã trải qua 11 lần tăng mà không có giảm. Tuy nhiên, EVN lý giải rằng, cho dù giá điện tăng nhưng tập đoàn vẫn lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, nên trước mắt chưa thể giảm giá điện. Và chủ Blog này tin rằng với cơ chế hiện nay, EVN sẽ không bao giờ có thể giảm giá điện. Cụ thể trong 8 tháng đầu năm 2023, EVN ghi nhận số lỗ lũy kế hơn 28.700 tỷ đồng. Như vậy, nếu tính chung lỗ 26.500 tỷ đồng của năm 2022 (chưa bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá) và 8 tháng của năm 2023, công ty mẹ EVN lỗ tổng cộng trên 55.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích, EVN được Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ và mục tiêu chứ không chỉ là mục tiêu kinh tế. Nhiệm vụ căn bản nhất là cung ứng đủ điện cho đất nước, cho phát triển kinh tế.

Lãnh đạo EVN cho hay tập đoàn đang nỗ lực để cung cấp điện cho cả vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Khi đầu tư để thực hiện hoạt động này, giá điện bán ra có thể lên đến 7.000 đồng/kWh, tuy nhiên hiện nay EVN chỉ bán với mức giá từ 1.900 kWh.

Cùng với đó, 2022 là một năm rất khó khăn đối với EVN do những bất ổn địa chính trị ở trên thế giới. Khi chiến tranh Nga – Ukraine xảy ra, các mặt hàng đầu vào phục vụ cho sản xuất điện như than, khí, dầu… tăng đột biến. Có thời điểm, giá than đã tăng gấp 5 lần lên đến 400 USD/tấn, giá dầu cũng tăng gấp đôi.

Điều đó khiến giá vốn sản xuất điện tăng lên, đẩy giá điện mua vào cũng tăng theo, gây ra những khó khăn tài chính cho EVN. Sang đến năm 2023, giá các mặt hàng cũng đã hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao.

Đại diện EVN cho rằng, mặc dù giá điện đã tăng 3% nhưng cũng chỉ giải quyết được một phần nào.

Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau: Bậc 1 (từ 0 - 50 KWh) là 1.728 đồng (tăng 50 đồng/KWh), bậc 2 (từ 51 - 100 KWh) là 1.786 đồng (tăng 52 đồng/KWh), bậc 3 (101 - 200 KWh) là 2.074 đồng (tăng 60 đồng/KWh), bậc 4 (201 - 300) là 2.612 đồng (tăng 76 đồng/KWh), bậc 5 (301 - 400 KWh) là 2.919 đồng (tăng 85 đồng/KWh), bậc 6 (từ 401 KWh trở lên) là 3.015 đồng (tăng 88 đồng/KWh).

Theo Quyết định 1062/QĐ-BCT ngày 04-05-2023 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện, giá bán điện cho ngành sản xuất được chia theo cấp điện áp và khung giờ thấp - cao điểm và bình thường. Theo đó, cấp điện áp từ 110 KV trở lên, giá điện dao động 999 - 2.844 đồng/KWh tùy khung giờ cao, bình thường và thấp điểm.

Cấp điện áp 22 KV đến dưới 110 KV, giá 1.037 - 2.959 đồng/KWh, tùy khung giờ. Cấp điện áp 6 KV đến dưới 22 KV, giá bán 1.075 - 3.055 đồng/KWh, tùy khung giờ. Ở cấp điện áp dưới 6 KV, giá bán lẻ điện là 3.171 đồng, giờ bình thường là 1.738 đồng và thấp điểm 1.133 đồng/KWh. Với khối hành chính sự nghiệp, giá bán lẻ điện mới là 1.690 - 1.940 đồng/KWh tùy khung giờ, cấp điện áp.

Về phía người dân và doanh nghiệp, một số chuyên gia cho rằng cần phải sớm có phương án điều chỉnh mức sử dụng điện hợp lý và hiệu quả theo hướng tiết kiệm. Trường hợp mức tăng giá điện hợp lý thì phải coi đây là mức “sẵn lòng trả” để có điện sạch cho tiêu dùng.

Cũng có chuyên gia khuyên rằng, nên có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và cạnh tranh thì giá cả mới có thể rẻ và ít tăng giá được.

EVN lỗ hơn 28.000 tỷ đồng sau 8 tháng

20/09/2023 TP - Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do cơ quan này làm đại diện chủ sở hữu. Theo báo cáo, số lỗ 6 tháng đầu năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 35.400 tỷ đồng. Còn tính đến hết 8 tháng, số lỗ của EVN dự kiến lên tới hơn 28.700 tỷ đồng.

Như vậy, nếu tính chung số lỗ 26.500 tỷ đồng của năm 2022 (chưa bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá) và 8 tháng của năm 2023, công ty mẹ EVN lỗ tổng cộng trên 55.000 tỷ đồng.


EVN kinh doanh liên tục thua lỗ

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2022, Việt Nam còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Hiện nay, nếu loại trừ các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp thì chỉ còn 77 doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn gồm: 6 tập đoàn kinh tế; 53 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ-công ty con.

Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty lũy kế đến tháng 8 năm 2023 cho thấy, tổng doanh thu ước đạt 781.973 tỷ đồng (bằng 114% kế hoạch năm và tăng 5% so với cùng kỳ). Một số doanh nghiệp có tổng doanh thu lớn như PVN, EVN, TKV, Petrolimex. Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 31.236 tỷ đồng (bằng 96% kế hoạch năm và bằng 95% so với cùng kỳ). Các doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.000 tỷ đồng gồm: PVN, SCIC, ACV, Vinachem.

https://tienphong.vn/evn-lo-hon-28000-ty-dong-sau-8-thang-post1570557.tpo
nguồn: Từ thông tin báo chí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét