Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

“Thành phố đáng sống nhất VN” đang mất khách quốc tế

“Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” đang mất dần khách quốc tế
Hình ảnh Đà Nẵng ngập lụt tràn ngập báo mạng trong nước trong hai ngày 13 và 14 Tháng Mười 2023. Không chỉ vậy, thủ phủ miền Trung từng được xem là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” đang mất dần khách quốc tế. “Không riêng gì Đà Nẵng mà cả ngành du lịch Việt Nam. “Nhát cắt sắc lẹm” đối với du khách là chai nước suối 80k, tô phở 250k, ly cafe 120k… tại sân bay và ly nước mía 30k, dĩa cơm 80k, trà đá 10k… tại các trạm dừng chân cao tốc. Đến các khu du lịch thì nhiều ăn xin, vé số, đánh giầy… Ra phố thì nạn cướp giật vẫn còn nhiều”.

VnExpress ngày 13 Tháng Mười cho rằng Đà Nẵng đang thiếu sản phẩm du lịch mới, giá phòng cao…khiến khách quốc tế đến Đà Nẵng chín tháng 2023 còn kém xa so với trước dịch (2019) và có xu hướng dịch chuyển vào Nha Trang.

Thống kê của ngành du lịch Việt Nam cho biết chín tháng 2023, khách nội địa đến Đà Nẵng ước đạt hơn 4.2 triệu lượt, tăng 1.7 lần so với cùng kỳ 2022 và bằng 142% so cùng kỳ 2019. Hiện thành phố bước vào mùa mưa, khách nội địa đã vắng.

Về khách quốc tế, Đà Nẵng đón hơn 1.6 triệu lượt, gấp 5.8 lần so với cùng kỳ 2022, đạt 314% kế hoạch. Tuy nhiên con số này so với năm 2019 chỉ bằng 67%.

Điều khiến nhiều đơn vị lữ hành lo lắng là đa phần khách quốc tế đi lẻ, kiểu gia đình hoặc nhóm bạn, làm sụt giảm nguồn thu cho doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, hết quý III/2023, có đến 80% khách quốc tế đi lẻ, chủ yếu là khách Hàn Quốc (hơn 770,000 lượt), trong khi khách đi theo đoàn chỉ chiếm 15-20% tổng khách lưu trú.

Ngoài ra, lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng đông nhất là Hàn Quốc (chiếm 48% tổng lượng khách quốc tế) dường như đang có sự dịch chuyển và lựa chọn những điểm đến mới, tiêu biểu là Nha Trang.

Trong hội nghị tổng kết ngành du lịch sau chín tháng tổ chức chiều 12 Tháng Mười, ông Lương Nguyễn Minh Triết, phó bí thư Thường trực Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng, tỏ ra lo lắng:

“Khách Hàn Quốc, Nhật Bản đang đến Nha Trang (Khánh Hòa) nhiều hơn Đà Nẵng vì giá phòng. Nha Trang chỉ từ 700,000-800,000 đồng/phòng, còn Đà Nẵng giá vẫn từ 3-4 triệu đồng. Các tour du lịch, hãng lữ hành họ sẽ chọn địa điểm rẻ hơn”.

So với Đà Nẵng, trong chín tháng 2023, tỉnh Khánh Hòa đón hơn 1.45 triệu lượt khách quốc tế, gấp 9.6 lần so với cùng kỳ 2022. Trước kia, du khách Trung Quốc, Nga đến Nha Trang đông nhất, còn năm nay vị trí dẫn đầu thuộc về khách Hàn Quốc.

Tính riêng Tháng Bảy, địa phương này đón hơn 130,000 lượt khách Hàn Quốc và cả năm 2023 dự định sẽ là 900,000 lượt.

Ông Triết cho rằng, Đà Nẵng đang thiếu điểm du lịch mới, giá cả lại cao, chậm đầu tư hạ tầng cho phát triển du lịch, không cạnh tranh được với Nha Trang.

Mặt khác, nhìn toàn cảnh, chia sẻ với Tuổi Trẻ ngày 21 Tháng Chín, bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, phó tổng giám đốc Vietravel, cho biết sự hồi phục của thị trường khách quốc tế (inbound) đến Việt Nam hiện nay vẫn chưa tương xứng với nỗ lực mà các công ty du lịch đã đầu tư.

Theo bà Hoàng, lợi thế của Việt Nam hiện nay là điểm đến phổ biến, nhận được nhiều sự quan tâm của thế giới nhưng số lượng khách thực sự đặt các dịch vụ đến Việt Nam lại rất ít.

Lý do chính là du lịch thiếu chương trình hấp dẫn; giá cả khó cạnh tranh so với các quốc gia láng giềng tiêu biểu là Thái Lan; chính sách visa có vẻ như thông thoáng hơn nhưng khâu thực thi vẫn làm khó du khách.

Search tìm tại Việt Nam thì chỉ toàn những bài ca ngợi thị trấn châu Âu trên đỉnh núi Chúa của Bà Nà Hills, thế nhưng thị trấn này là sự sao chép vụng về và tham lam các kiến trúc nổi tiếng của Pháp, tạo nên một quần thể chật chội, lổn nhổn, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của Bà Nà Hills – Ảnh: Vietravel

Bình luận về tình trạng ế khách quốc tế của Đà Nẵng, độc giả VnExpress thẳng thắn: “Đà Nẵng tới bây giờ còn để tình trạng xả thải đen ngòm thẳng ra biển thì dần dần sẽ thành điểm đến xấu xí thôi” (Phụng Thiên);

“Là một du khách đã đi khắp nơi trên toàn quốc thì có một sự thật mất lòng, nếu đã đến miền Trung thì tôi sẽ chọn ở Hội An hoặc đi thẳng ra Lăng Cô, Huế” (hihihaha); “Là một du khách đã đi khắp nơi, giờ tôi toàn chọn ở Hàng Châu, Tô Châu, hoặc qua New York ngắm mùa thu lá vàng lá đỏ” (John Wick);

“Đất lành chim đậu… giá cả chỉ là một yếu tố nhỏ trong đó… Cơ sở hạ tầng tốt, vệ sinh môi trường sạch, giao thông thuận tiện, dịch vụ tốt minh bạch rõ ràng, không bán hàng rong, chèo kéo, đeo bám khách.. cái này trước đây làm rất tốt, giờ quay về vạch xuất phát” (chemgiobangck);

“Bà Nà chỉ hấp dẫn trẻ em, Hội an thì khách Âu, Mỹ thích, còn khách Á thì không vì na ná họ rồi, vậy thì còn điểm gì thu hút khách đến nghỉ và tiêu tiền nữa?” (Nguyen Vi).Chợ Hàn ở Đà Nẵng cũng nói thách với khách quốc tế chả thua gì Đồng Xuân (Hà Nội) và Bến Thành ở Sài Gòn – Ảnh: Tuổi Trẻ

Tầm nhìn rộng hơn, độc giả Hiep Vo Thanh bình phẩm: “Không riêng gì Đà Nẵng mà cả ngành du lịch Việt Nam. “Nhát cắt sắc lẹm” đối với du khách là chai nước suối 80k, tô phở 250k, ly cafe 120k… tại sân bay và ly nước mía 30k, dĩa cơm 80k, trà đá 10k… tại các trạm dừng chân cao tốc. Đến các khu du lịch thì nhiều ăn xin, vé số, đánh giầy… Ra phố thì nạn cướp giật vẫn còn nhiều”.

Độc giả Nguyên chêm vào: “Bên cạnh đó thì giá vé bay nội địa đang quá đắt đỏ. Tiền mua vé bằng cả tour đi Thái Lan, Malaysia rồi. Du lịch không có sự liên kết, mạnh ai ấy chạy thì sẽ tụt hậu, mất khả năng cạnh tranh”.

Cuối cùng, độc giả Gnas than thở: “Mấy năm trước rộ lên phong trào giành lại vỉa vè cho người đi bộ tôi đã rất mừng thì đến nay đâu lại vào đó, trong khi kinh tế ngày càng tệ đi. Trước đây chỉ tầm hơn 10 năm đi đâu cũng còn cảm nhận được sự thân thiện hiền hoà, nay thì mọi thứ dường như đã đổi khác!”.

Nguồn: Trên mạng
Xem thêm: https://vietnamnet.vn/nhung-muc-gia-tren-troi-chi-co-o-san-bay-viet-nam-128629.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét