'Ông động vào eo biển Đài Loan của tôi, tôi động vào Israel của ông'
Tác giả: Ninh Hải Chung • Lạc Á • Sau khi nhóm chiến binh Hamas đột kích Israel, chính quyền Trung Quốc đã không lên án hành động này. Nhiều tài khoản Weibo có liên kết với chính quyền Bắc Kinh đã đăng bài khen ngợi Hamas và chế nhạo cơ quan tình báo Israel là "bất tài". Có kênh truyền thông chính thống còn đăng lại bài viết "Ông động vào eo biển Đài Loan của tôi, tôi động vào Israel của ông” nhưng sau đó đã xóa bài. Những tín hiệu này đã thu hút sự chú ý từ ngoại giới. Đồng thời, ba động thái trước đó của của ông Tập Cận Bình nhằm can dự hơn vào Trung Đông cũng đang được quan tâm.Binh sĩ Israel tại Kfar Aza, phía nam Israel giáp Dải Gaza, vào ngày 10/10/2023. (JACK GUEZ/AFP via Getty Images)
1. Các 'phát ngôn viên' trên Weibo đề cao Hamas, hạ thấp Israel
Ngày 7/10, Hamas đột kích Israel và khai hỏa hàng nghìn quả rocket, lực lượng vũ trang tiến vào Israel và bắt giữ một lượng lớn binh lính và dân thường Israel. Sau đó quân Israel phản công, gây thương vong nặng nề cho cả hai bên.
Khi phương Tây lên án cuộc tấn công của Hamas, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố vào ngày 8/10 rằng họ “quan ngại sâu sắc về sự gia tăng căng thẳng và bạo lực giữa Palestine và Israel”, kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” và còn đề cập đến “giải pháp hai nhà nước”, khuyến nghị thành lập một nhà nước Palestine độc lập.
Trên Internet Trung Quốc, phần lớn cư dân mạng lên tiếng ủng hộ Palestine và không bày tỏ sự thông cảm với các gia đình dân thường Israel bị Hamas bắt làm con tin. Quan điểm của một số blogger có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thu hút sự chú ý. Họ chủ yếu hạ thấp Israel, khác hoàn toàn với quan điểm của các nước dân chủ là lên án vụ tấn công khủng bố của Hamas và cảm thông với Israel.
Ông Hồ Tích Tiến, cựu Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu - cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, nói rằng ngày càng có nhiều nước Ả Rập hòa giải với Israel và Hoa Kỳ cũng đang thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và Israel; người Palestine không thể tự mình đánh bại Israel, họ cần "làm ầm ĩ một trận" và phá vỡ bố cục hiện nay ở Trung Đông.
Sáng 8/10, ông Hồ Tích Tiến đăng trên Weibo nói rằng Hamas “tấn công bất ngờ và mạnh mẽ”, cơ quan tình báo Mossad của Israel và CIA của Mỹ đều đã trở thành “kẻ bất tài”.
Ngày 9/10, ông này lại đăng bài viết và bình luận về việc Israel tuyên bố cắt nguồn cung cấp nước cho Dải Gaza: "Gaza sẽ hứng chịu một thảm họa nhân đạo do sự phong tỏa tàn nhẫn của Israel".
Tài khoản Weibo "Niutanqin" có gắn huy hiệu màu cam (chữ “V”), tức là tài khoản được xác minh và có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội Trung Quốc, đăng vào ngày 8/10 rằng: "Israel đã mắc phải hai sai lầm chết người". Đó là thiếu sót nghiêm trọng trong công tác tình báo và phản ứng của quân đội quá chậm. Bài viết còn nói rằng cuộc đột kích "chứng tỏ sức sống mạnh mẽ và sức chiến đấu của Hamas". Tài khoản này tự giới thiệu là nhà truyền thông thâm niên, được cho là có liên kết với Tân Hoa Xã - một cơ quan ngôn luận khác của ĐCSTQ.
Ngày 7/10, trang báo Phượng Hoàng (ifeng.com) đã đăng tải một bài viết của blogger "Zhi Jian Ming Shi" có nhan đề "Ông động vào eo biển Đài Loan của tôi, tôi động vào Israel của ông! Trung Quốc sẽ có bước đột phá trên 3 khía cạnh ở Syria”. Bài viết chỉ trích các hành động của Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan và cho rằng Hoa Kỳ đã cản trở việc “trở về [với đất mẹ]” của Đài Loan, và rằng Trung Quốc đã chịu đựng điều đó đủ lâu. “Lần này Trung Quốc chuẩn bị phản công Mỹ, thiết lập hợp tác chặt chẽ với Syria và tấn công Israel - con tốt của Mỹ”.
Bài báo trên ifeng.com đã bị xóa vào chiều ngày 9/10, nhưng bài viết tương tự vẫn tồn tại trên nền tảng Toutiao.
Ảnh chụp màn hình bài viết lưu trữ "Ông động vào eo biển Đài Loan của tôi, tôi động vào Israel của ông! Trung Quốc sẽ có bước đột phá trên 3 khía cạnh ở Syria” trên trang ifeng.com.
Ông Tô Tử Vân (Su Tzu-yun), Giám đốc Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Quốc phòng và An ninh Đài Loan, nói với The Epoch Times vào ngày 9/10 rằng, ở Trung Quốc không có tự do báo chí, những blogger này đều là “người phát ngôn” của cơ quan ngôn luận chính thức, thứ họ thiếu nhất là tinh thần nhân đạo. Tuy nhiên, vấn đề Đài Loan khác với vấn đề Palestine: "Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc, từ lâu đã là một quốc gia độc lập và có chủ quyền".
Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), Phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc nói với The Epoch Times vào ngày 9/10 rằng, chế độ ĐCSTQ vốn không có nguyên tắc, bất cứ lúc nào nó cũng sẽ nghĩ xem nói lời nào thì có lợi cho bản thân hơn, nó duy trì lập trường trung lập để tìm kiếm lợi ích từ trong đó, còn những người đi theo nó cũng không có tiêu chuẩn về đúng - sai, thiện - ác.
Ông Tô Tử Vân (Su Tzu-yun), Giám đốc Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Quốc phòng và An ninh Đài Loan, nói với The Epoch Times vào ngày 9/10 rằng, ở Trung Quốc không có tự do báo chí, những blogger này đều là “người phát ngôn” của cơ quan ngôn luận chính thức, thứ họ thiếu nhất là tinh thần nhân đạo. Tuy nhiên, vấn đề Đài Loan khác với vấn đề Palestine: "Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc, từ lâu đã là một quốc gia độc lập và có chủ quyền".
Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), Phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc nói với The Epoch Times vào ngày 9/10 rằng, chế độ ĐCSTQ vốn không có nguyên tắc, bất cứ lúc nào nó cũng sẽ nghĩ xem nói lời nào thì có lợi cho bản thân hơn, nó duy trì lập trường trung lập để tìm kiếm lợi ích từ trong đó, còn những người đi theo nó cũng không có tiêu chuẩn về đúng - sai, thiện - ác.
2. Hành động liều lĩnh của Hamas là ‘tài liệu tham khảo’ cho Bắc Kinh nếu xâm lược Đài Loan
Nhà văn và nhà bình luận độc lập Thái Thận Khôn (Cai Shenkun) nói vào ngày 9/10 rằng, mặc dù không có nhiều bằng chứng chứng minh mức độ can dự của ĐCSTQ, nhưng ông cho rằng việc Hamas phát động cuộc chiến này chắc chắn không phải là ý nghĩ bất chợt mà đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. “Hơn nữa, tôi cho rằng theo một ý nghĩa nào đó, đây là một phép thử mạo hiểm trên quy mô lớn và phép thử này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo tuyệt vời cho cuộc xâm lược Đài Loan của Đảng Cộng sản Trung Quốc".
“Hãy thử nghĩ xem, Hamas đã có thể chuẩn bị hàng nghìn quả tên lửa trong một khoảng thời gian ngắn như vậy ở một nơi nhỏ như Gaza trong khi chịu lệnh cấm vận vũ khí. Thậm chí còn có cả một lượng lớn máy bay không người lái bay mang theo bom bay tới Israel. Quan trọng hơn là những người có vũ trang này đã lao vào Israel từ nhiều nơi khác nhau - từ trên biển, trên không và trên bộ - cùng một lúc. Tôi cho rằng chắc chắn có một thế lực lớn hơn đằng sau hậu thuẫn, và lực lượng này chắc chắn không chỉ có Iran. Tôi tin rằng Trung Quốc và Nga đều đóng vai trò trong việc này".
Vào ngày 7/10/2023, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel đã chặn được tên lửa do phiến quân Palestine phóng từ Thành phố Gaza. Đụng độ lần này là đợt leo thang đẫm máu nhất trong một cuộc xung đột rộng lớn hơn kể từ tháng 5/2021, với hàng trăm người bị thương ở cả hai bên. (MOHAMMED ABED/AFP via Getty Images)
Ông Thái Thận Khôn nói rằng, từ sự thành công trong cuộc đột kích của Hamas, TQ có thể đã nhìn thấy cách đối phó với Đài Loan trong bước tiếp theo, điều này rất đáng được quan tâm. Giờ đây, những người có ảnh hưởng trên Internet Trung Quốc kể trên có lẽ đang cố phỏng đoán ý định của chính quyền Trung Quốc.
“Bởi vì sự hỗn loạn ở Israel và toàn bộ Trung Đông sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hoặc sẽ phát huy vai trò lớn hơn ở eo biển Đài Loan. Việc này sẽ khiến các nước phương Tây phân tán sức lực, và một khi TQ hạ quyết tâm dùng vũ lực để thu phục Đài Loan, tới lúc đó các nước phương Tây căn bản không thể phản ứng kịp. Nếu cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và chiến tranh Nga - Ukraine không thể giải quyết ổn thỏa thì sẽ sớm có nguy cơ chiến tranh lớn”.
Ông Thái Thận Khôn nói rằng, từ sự thành công trong cuộc đột kích của Hamas, TQ có thể đã nhìn thấy cách đối phó với Đài Loan trong bước tiếp theo, điều này rất đáng được quan tâm. Giờ đây, những người có ảnh hưởng trên Internet Trung Quốc kể trên có lẽ đang cố phỏng đoán ý định của chính quyền Trung Quốc.
“Bởi vì sự hỗn loạn ở Israel và toàn bộ Trung Đông sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hoặc sẽ phát huy vai trò lớn hơn ở eo biển Đài Loan. Việc này sẽ khiến các nước phương Tây phân tán sức lực, và một khi TQ hạ quyết tâm dùng vũ lực để thu phục Đài Loan, tới lúc đó các nước phương Tây căn bản không thể phản ứng kịp. Nếu cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và chiến tranh Nga - Ukraine không thể giải quyết ổn thỏa thì sẽ sớm có nguy cơ chiến tranh lớn”.
3. Ba hành động trước đó của ông Tập Cận Bình gây chú ý
Trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel, ông Tập Cận Bình đã có những cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo của Palestine, Iran và Syria kể từ tháng 6 năm nay.
Ông Tập đã gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại Bắc Kinh vào ngày 14/6. Trong cuộc họp, sự ủng hộ dành cho Palestine là rất lớn. Ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận nhà nước Palestine, đồng thời cho biết Trung Quốc "luôn ủng hộ vững chắc sự nghiệp chính nghĩa của người dân Palestine trong việc khôi phục các quyền lợi hợp pháp của dân tộc và sẽ thúc đẩy để vấn đề Palestine sớm có được giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài". Khi đó, Trung Quốc và Palestine tuyên bố thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược”.
Trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel, ông Tập Cận Bình đã có những cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo của Palestine, Iran và Syria kể từ tháng 6 năm nay.
Ông Tập đã gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại Bắc Kinh vào ngày 14/6. Trong cuộc họp, sự ủng hộ dành cho Palestine là rất lớn. Ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận nhà nước Palestine, đồng thời cho biết Trung Quốc "luôn ủng hộ vững chắc sự nghiệp chính nghĩa của người dân Palestine trong việc khôi phục các quyền lợi hợp pháp của dân tộc và sẽ thúc đẩy để vấn đề Palestine sớm có được giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài". Khi đó, Trung Quốc và Palestine tuyên bố thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược”.
Ngoại trưởng Palestine Riyad Al-Maliki (phía trước trái) tham dự lễ ký kết với Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (phía trước bên phải) trong khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (phía sau bên trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phía sau bên phải) vỗ tay tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 14/6/2023 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Jade Gao - Pool/Getty Images)
Sáng ngày 24/8 năm nay, ông Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi trong Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS (khối các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ở Johannesburg, Nam Phi. Tại hội nghị thượng đỉnh này, Trung Quốc đã ủng hộ Iran trở thành thành viên chính thức của BRICS.
Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD 19) tại Hàng Châu, Trung Quốc vừa chính thức khép lại vào ngày 9/10. Trung Quốc từng rầm rộ đưa tin về việc mời Tổng thống Syria Bashar al-Assad tới tham dự lễ khai mạc và tiếp đón ông này bằng chuyên cơ. Ông Bashar al-Assad luôn được coi là người ủng hộ nhiệt thành cho Palestine.
Ông Tô Tử Vân nói rằng ba hành động này của ông Tập Cận Bình có thể liên quan gián tiếp đến cuộc tấn công của Hamas vào Israel.
Ông Tô chỉ ra, "Chính phủ Mahmoud Abbas của Palestine đã được quốc tế công nhận ở mức độ nhất định. Ông ấy (Abbas) đã tới Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược; cuộc tấn công vũ trang của tổ chức Hamas khác với của chính phủ Abbas, vậy rốt cuộc ông Tập Cận Bình ủng hộ Palestine hay tổ chức bạo lực cực đoan, về điểm này Bắc Kinh phải tự mình nói cho rõ".
Ông Tô nói rằng cộng đồng quốc tế đang ngày càng nghi ngờ việc liệu tên lửa thuộc sở hữu của Hamas có phải do TQ gián tiếp hỗ trợ hay không. Bởi truyền thông Đức từng đưa tin tên lửa của Hamas do Trung Quốc sản xuất. Hoặc nếu không phải do Trung Quốc sản xuất, liệu Trung Quốc có hỗ trợ nguyên liệu thô cho Hamas hay không?
Về cái gọi là "ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Palestine" được ông Tập Cận Bình đề cập, ông Thái Thận Khôn nói rằng nó thực chất đang ám chỉ cuộc chiến chống lại Israel chứ không có "sự nghiệp chính nghĩa" nào khác.
Ông Thái cho rằng cộng đồng quốc tế chưa nắm rõ về những gì ông Tập Cận Bình thảo luận khi gặp Tổng thống Iran vào tháng 8. "Bởi vì Trung Quốc có năng lực sản xuất vũ khí số lượng lớn ở Iran. Trước đây Iran đã cung cấp một lượng lớn thiết bị quân sự cho Nga, nhưng chỉ riêng năng lực sản xuất vũ khí của Iran thì thực sự còn lâu mới đủ. Vậy vai trò của Trung Quốc trong chuyện này là gì? Rất đáng để quan sát”.
Sáng ngày 24/8 năm nay, ông Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi trong Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS (khối các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ở Johannesburg, Nam Phi. Tại hội nghị thượng đỉnh này, Trung Quốc đã ủng hộ Iran trở thành thành viên chính thức của BRICS.
Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD 19) tại Hàng Châu, Trung Quốc vừa chính thức khép lại vào ngày 9/10. Trung Quốc từng rầm rộ đưa tin về việc mời Tổng thống Syria Bashar al-Assad tới tham dự lễ khai mạc và tiếp đón ông này bằng chuyên cơ. Ông Bashar al-Assad luôn được coi là người ủng hộ nhiệt thành cho Palestine.
Ông Tô Tử Vân nói rằng ba hành động này của ông Tập Cận Bình có thể liên quan gián tiếp đến cuộc tấn công của Hamas vào Israel.
Ông Tô chỉ ra, "Chính phủ Mahmoud Abbas của Palestine đã được quốc tế công nhận ở mức độ nhất định. Ông ấy (Abbas) đã tới Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược; cuộc tấn công vũ trang của tổ chức Hamas khác với của chính phủ Abbas, vậy rốt cuộc ông Tập Cận Bình ủng hộ Palestine hay tổ chức bạo lực cực đoan, về điểm này Bắc Kinh phải tự mình nói cho rõ".
Ông Tô nói rằng cộng đồng quốc tế đang ngày càng nghi ngờ việc liệu tên lửa thuộc sở hữu của Hamas có phải do TQ gián tiếp hỗ trợ hay không. Bởi truyền thông Đức từng đưa tin tên lửa của Hamas do Trung Quốc sản xuất. Hoặc nếu không phải do Trung Quốc sản xuất, liệu Trung Quốc có hỗ trợ nguyên liệu thô cho Hamas hay không?
Về cái gọi là "ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Palestine" được ông Tập Cận Bình đề cập, ông Thái Thận Khôn nói rằng nó thực chất đang ám chỉ cuộc chiến chống lại Israel chứ không có "sự nghiệp chính nghĩa" nào khác.
Ông Thái cho rằng cộng đồng quốc tế chưa nắm rõ về những gì ông Tập Cận Bình thảo luận khi gặp Tổng thống Iran vào tháng 8. "Bởi vì Trung Quốc có năng lực sản xuất vũ khí số lượng lớn ở Iran. Trước đây Iran đã cung cấp một lượng lớn thiết bị quân sự cho Nga, nhưng chỉ riêng năng lực sản xuất vũ khí của Iran thì thực sự còn lâu mới đủ. Vậy vai trò của Trung Quốc trong chuyện này là gì? Rất đáng để quan sát”.
4. Trung Quốc liên tục tránh lên án cuộc đột kích của Hamas vào Israel
Tương tự như lập trường về việc Nga xâm lược Ukraine, chính quyền Bắc Kinh cũng không lên án cuộc đột kích của tổ chức Hamas vào Israel. Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (ngày 9/10), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục “được hỏi một đằng, nhưng trả lời một nẻo” về cuộc xung đột xảy ra vào cuối tuần qua. Trước đó, Hamas đã bị nhiều quốc gia Âu - Mỹ coi là tổ chức khủng bố.
Tương tự như lập trường về việc Nga xâm lược Ukraine, chính quyền Bắc Kinh cũng không lên án cuộc đột kích của tổ chức Hamas vào Israel. Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (ngày 9/10), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục “được hỏi một đằng, nhưng trả lời một nẻo” về cuộc xung đột xảy ra vào cuối tuần qua. Trước đó, Hamas đã bị nhiều quốc gia Âu - Mỹ coi là tổ chức khủng bố.
Ngày 7/10, tổ chức vũ trang Hamas bất ngờ phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel, các phần tử vũ trang không chỉ bắn hàng nghìn quả rocket vào lãnh thổ Israel mà còn tràn qua biên giới từ đường biển, đường bộ và đường không, giết chết hàng trăm người Israel và bắt cóc hàng chục người. Hamas tuyên bố rằng các con tin Israel mà họ bắt giữ đang bị giam giữ trên khắp Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel đã bước vào trạng thái chiến tranh. Ngày 8/10, Israel đã thực hiện hành động trả đũa, số người chết trong cuộc xung đột này hiện đã vượt quá 1.100 người.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục né tránh câu hỏi
Bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã chủ trì một cuộc họp báo vào ngày 9/10. Tại cuộc họp báo này, có 12 kênh truyền thông Trung Quốc và nước ngoài đã đặt câu hỏi, và 16 câu hỏi trong đó là về xung đột Hamas - Israel.
Hai cơ hội đặt câu hỏi đầu tiên về cuộc chiến Hamas - Israel đã được trao cho phóng viên của hai cơ quan ngôn luận nhà nước là CGTN và CCTV. Nhưng các phóng viên này đều gọi đó là “Xung đột Palestine - Israel” hay “Xung đột giữa Israel và tổ chức vũ trang ở Dải Gaza của Nhà nước Palestine” chứ không đề cập đến việc Hamas dẫn đầu cuộc tấn công này.
Trước câu hỏi của phóng viên từ 7 cơ quan truyền thông nước ngoài về xung đột này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đều từ chối lên án Hamas và chỉ kêu gọi hai bên "ngừng bắn”.
Ví như, một phóng viên truyền thông Brazil đề cập rằng "Các cuộc tấn công của Hamas đã giết chết hơn 700 người, hầu hết là dân thường, ngoài ra còn có hàng chục người khác bị bắt cóc đến Gaza. Liệu Trung Quốc có coi những hành động này là hành động khủng bố không?". Bà Mao Ninh chỉ kêu gọi các bên "ngừng bắn" và không trực tiếp trả lời câu hỏi.
Khi các phóng viên của Anh và Qatar nhắc đến việc "Đại sứ quán Israel tại Trung Quốc hy vọng Trung Quốc sẽ lên án hành động của Hamas", bà Mao Ninh cũng không trả lời trực tiếp và chỉ nói: "Chúng tôi là bạn chung của Israel và Palestine", rồi tiếp tục kêu gọi các bên "ngừng bắn".
Ngoài ra, khi một phóng viên truyền thông Anh hỏi về việc "Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer bày tỏ 'thất vọng' với phản ứng của Trung Quốc trước các cuộc tấn công và bắt cóc dân thường của Hamas. Tại sao Trung Quốc không lên án các cuộc tấn công?", bà Mao Ninh vẫn không trả lời vào trọng tâm câu hỏi.
Vào ngày Hamas phát động cuộc tấn công Israel, Lãnh đạo đa số Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer đã dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Trung Quốc. Khi ông Schumer gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh vào ngày 9/10, ông kêu gọi Bắc Kinh ủng hộ Israel sau cuộc đột kích của Hamas nhưng đã thất vọng với phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ngày 8/10, trên nền tảng mạng xã hội X (trước kia là Twitter), Đại sứ quán Israel tại Trung Quốc đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh lên án các hành động khủng bố của tổ chức vũ trang Hamas. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập đến Hamas trong tuyên bố ngày hôm đó, cũng không bày tỏ sự thông cảm hay ủng hộ đối với Israel mà thay vào đó lại đề xuất "giải pháp hai quốc gia".
Trước kia truyền thông Trung Quốc từng đăng nhiều bài viết cho thấy, chính quyền Bắc Kinh luôn bày tỏ thái độ rằng “trước sau đều ủng hộ sự nghiệp dân tộc của người Palestine” và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Iran - quốc gia ủng hộ Hamas.
Việc Hamas bất ngờ phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel đã thu hút sự chú ý và suy đoán từ thế giới bên ngoài. Có không ít nhà quan sát cho rằng, đằng sau đó là cái bóng của Đảng Cộng sản Trung Quốc - một chính quyền ủng hộ Iran.
Hiện tại, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc đang chỉ trích mạnh mẽ cuộc phản công của Israel trước các cuộc tấn công của Hamas.
Ngày 9/10, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng một bài xã luận nói rằng, lời nói và hành động của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đang "đổ thêm dầu vào lửa". Ông Hồ Tích Tiến, cựu Tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu, cùng ngày cũng đăng một bài viết bình luận về việc Israel tuyên bố cắt nguồn cung cấp nước cho Dải Gaza: "Gaza sẽ hứng chịu một thảm họa nhân đạo do sự phong tỏa tàn nhẫn của Israel".
Nguồn: Báo mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét