Thượng nghị sĩ Mỹ: Viện trợ Ukraine quan trọng về mặt địa chính trị, làm lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ
Andrew Thornebrooke • Phần lớn số tiền viện trợ cho Ukraine được chuyển tới ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Đồng thời, Ukraine đang làm tổn hại Nga, và sự phản kháng của họ là lời răn đe đối với tham vọng xâm lược của Trung Quốc.Các phóng viên vây quanh thành viên cấp cao của Ủy ban Tình báo Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mark Warner (Dân chủ - Virginia) vào ngày 2/11/2022. (Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images)
1. Mỹ cần tiếp tục viện trợ cho Ukraine
Nỗ lực chấm dứt gói hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine của một số đảng viên Cộng hòa sẽ khuyến khích Nga và Trung Quốc trở nên hung hăng hơn, theo Thượng nghị sĩ Mark Warner (Dân chủ - Virginia).
Ông Warner tin rằng những nỗ lực của nhóm Republican Freedom Caucus (thuộc Đảng Cộng hòa) trong việc ngăn chặn hoặc chấm dứt hỗ trợ của Washington dành cho Kyiv sẽ gây tổn hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ về lâu dài.
“Quân đội Ukraine đã thực hiện những gì chúng ta và NATO dự định làm trong 60 năm qua”, ông nói với Punchbowl News hôm 3/10.
“Về cơ bản, họ đã tiêu diệt 50% năng lực quân sự của Nga.
Ông Warner cho biết thiệt hại to lớn mà Ukraine gây ra cho quân đội Nga – phần lớn là nhờ Mỹ cung cấp vũ khí – đã mang lại lợi ích chiến lược và địa chính trị trực tiếp cho Hoa Kỳ, bên cạnh việc đảm bảo chủ quyền của Ukraine.
Ông nói rằng lợi ích chiến lược đó đến với Mỹ mà không phải trả giá bằng mạng sống của người Mỹ.
“Họ [Ukraine] đã tiêu diệt khoảng 50% năng lực của Nga mà không phải trả giá bằng mạng sống của một người Mỹ hay NATO nào”.
2. Phần lớn tiền tài trợ được chuyển tới doanh nghiệp Mỹ
Việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhận được sự ủng hộ khá rộng rãi trong Quốc hội Mỹ, mặc dù quy mô chính xác của viện trợ đó thường xuyên bị đặt dấu hỏi, cũng như việc sử dụng cuộc xung đột như một loại chiến tranh ủy nhiệm giữa NATO do Mỹ lãnh đạo và một khối độc tài ngày càng nổi lên do Trung Quốc và Nga lãnh đạo.
Ông Warner thừa nhận Quốc hội và chính quyền Biden cần phải làm nhiều hơn nữa để minh bạch hóa cách chi tiêu các gói viện trợ cho Ukraine.
Ông nói điều quan trọng là người Mỹ phải hiểu rằng phần lớn tài trợ của Mỹ cho cuộc chiến ở Ukraine không thực sự trực tiếp đến với Ukraine mà được chuyển tới các công ty Mỹ.
Theo ông Warner, phần lớn số tiền tài trợ đó được sử dụng để tăng cường năng lực sản xuất trong nước của Mỹ đối với các loại vũ khí quan trọng.
Ông nói: “Trong số hơn 62 tỷ USD dành cho lĩnh vực an ninh quân sự, phần lớn trong số đó sẽ được chuyển tới các công ty Mỹ và tăng cường dây chuyền sản xuất của chúng ta”.
“Thành thật mà nói, phần lớn số tiền này sẽ được chuyển tới ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ”.
Do đó, ông Warner cho biết, những thách thức đối với việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine ít có khả năng dẫn đến việc ngừng hoàn toàn các khoản hỗ trợ đó mà có nhiều khả năng dẫn đến nhiều gói viện trợ nhỏ hơn.
Ông cho biết nhiều đảng viên đảng Dân chủ và Cộng hòa, nhưng không phải tất cả, đều đồng ý rằng việc đối đầu với chủ nghĩa bành trướng của Nga là chìa khóa để ngăn chặn sự xâm lược của chế độ Trung Quốc đối với Đài Loan và các nơi khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Warner nói: “Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng lâu dài cuối cùng của chúng ta”.
“[Những người phản đối tài trợ] không hiểu mối liên hệ rằng nếu ông Putin thành công ở Ukraine, thì điều đó hoàn toàn bật đèn xanh cho ông Tập ở Trung Quốc. Nếu không hiểu được điều đó, bạn sẽ trượt môn Địa chính trị 101 [khóa học cơ bản về địa chính trị]".
Việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhận được sự ủng hộ khá rộng rãi trong Quốc hội Mỹ, mặc dù quy mô chính xác của viện trợ đó thường xuyên bị đặt dấu hỏi, cũng như việc sử dụng cuộc xung đột như một loại chiến tranh ủy nhiệm giữa NATO do Mỹ lãnh đạo và một khối độc tài ngày càng nổi lên do Trung Quốc và Nga lãnh đạo.
Ông Warner thừa nhận Quốc hội và chính quyền Biden cần phải làm nhiều hơn nữa để minh bạch hóa cách chi tiêu các gói viện trợ cho Ukraine.
Ông nói điều quan trọng là người Mỹ phải hiểu rằng phần lớn tài trợ của Mỹ cho cuộc chiến ở Ukraine không thực sự trực tiếp đến với Ukraine mà được chuyển tới các công ty Mỹ.
Theo ông Warner, phần lớn số tiền tài trợ đó được sử dụng để tăng cường năng lực sản xuất trong nước của Mỹ đối với các loại vũ khí quan trọng.
Ông nói: “Trong số hơn 62 tỷ USD dành cho lĩnh vực an ninh quân sự, phần lớn trong số đó sẽ được chuyển tới các công ty Mỹ và tăng cường dây chuyền sản xuất của chúng ta”.
“Thành thật mà nói, phần lớn số tiền này sẽ được chuyển tới ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ”.
Do đó, ông Warner cho biết, những thách thức đối với việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine ít có khả năng dẫn đến việc ngừng hoàn toàn các khoản hỗ trợ đó mà có nhiều khả năng dẫn đến nhiều gói viện trợ nhỏ hơn.
Ông cho biết nhiều đảng viên đảng Dân chủ và Cộng hòa, nhưng không phải tất cả, đều đồng ý rằng việc đối đầu với chủ nghĩa bành trướng của Nga là chìa khóa để ngăn chặn sự xâm lược của chế độ Trung Quốc đối với Đài Loan và các nơi khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Warner nói: “Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng lâu dài cuối cùng của chúng ta”.
“[Những người phản đối tài trợ] không hiểu mối liên hệ rằng nếu ông Putin thành công ở Ukraine, thì điều đó hoàn toàn bật đèn xanh cho ông Tập ở Trung Quốc. Nếu không hiểu được điều đó, bạn sẽ trượt môn Địa chính trị 101 [khóa học cơ bản về địa chính trị]".
3. Mối đe dọa từ liên minh Trung - Nga
Nhiều chuyên gia tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn cai trị Trung Quốc với tư cách là một quốc gia độc đảng, coi Nga là đối tác hàng đầu trong việc làm xói mòn quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế.
Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên tuyên bố thỏa thuận hợp tác “không giới hạn” vào tháng 2/2022, chỉ vài tuần trước khi quân đội Nga xâm chiếm Ukraine.
Kể từ đó, hai nước đã cam kết tăng cường hợp tác kinh tế và chiến lược, đồng thời ký tuyên bố chung làm sâu sắc thêm “mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước.
Khi ông Tập đến thăm Moscow vào tháng 3, ông đã mô tả ông Putin là một “người bạn thân thiết” và ca ngợi việc họ đã tạo ra “sự thay đổi chưa từng xảy ra trong 100 năm qua”.
Tuyên bố đó đi kèm với cam kết mở của hai nhà lãnh đạo trong việc định hình lại trật tự quốc tế theo lợi ích của họ, trong đó ông Putin nói rằng Trung Quốc và Nga sẽ tạo ra một “trật tự thế giới đa cực” công bằng hơn để thay thế các “quy tắc” của trật tự quốc tế hiện tại.
Tương tự như vậy, Trung Quốc đã làm việc với Nga để tăng cường quan hệ trên khắp thế giới đang phát triển, nơi nước này hy vọng sẽ làm xói mòn niềm tin vào Hoa Kỳ và đưa ra các lựa chọn do Trung Quốc dẫn dắt thay thế cho các tổ chức quốc tế hiện có.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét