Vì sao ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam lúc này?
Các quan chức Việt Nam và Trung Quốc đang chuẩn bị cho chuyến thăm có thể diễn ra của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11, ngay sau chuyến đi của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9/2023. Bốn nguồn tin am tường nói với Reuters rằng các công tác chuẩn bị cần thiết đang được tiến hành nhằm đưa ra một tuyên bố chung nhân chuyến công du của ông Tập.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vẫy tay chào trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch nước ở Hà Nội ngày 12/11/2017. (Ảnh: HOÀNG ĐÌNH NAM/AFP via Getty Images)
Hai nguồn tin cho biết các bên đang thảo luận về việc cùng nhau phát triển trong “một cộng đồng có chung vận mệnh", một cụm từ gây tranh cãi thường được ông Tập sử dụng. Một số nguồn tin khác cho rằng các quan chức Việt Nam cũng tỏ ra khá thận trọng khi bổ sung thông tin này.
Chúng ta đều nhớ rằng ông Tập Cận Bình đã đến thăm Nam Phi vào tháng 8. Theo xác nhận của cảnh sát Nam Phi, ông Tập không chỉ đưa một phái đoàn lên tới 500 người đến Nam Phi mà còn đặt cả đội tiền trạm đi trước. Phái đoàn đến sớm nhất cách đó một tháng để giúp ông Tập Cận Bình trang trí và xây dựng dinh thự của nguyên thủ ở Johannesburg, Nam Phi. Toàn bộ đồ đạc đều được vận chuyển từ Trung Quốc, từ chén bát đến giường, nệm, thảm, và thậm chí rèm cửa cũng được thay. Trong phòng không còn đồ Nam Phi nào cả, chẳng khác gì việc ông Tập ra lệnh xây lại phòng nguyên thủ mới trong khách sạn. Theo giáo sư Chương Thiên Lượng, hành động của ông Tập Cận Bình quá cường điệu, và thực sự không cần thiết.
Đại đa số trong phái đoàn 500 người đó chỉ là vệ sĩ cho ông Tập Cận Bình, tương đương với việc đưa hơn một nửa tiểu đoàn an ninh tới. Theo biên chế quân sự của Trung Quốc, một tiểu đoàn có 500 quân. Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình dẫn theo 500 người khi đến Nam Phi, tất nhiên trong đó chắc chắn sẽ có các đầu bếp, bác sĩ y tế, nhân viên hành chính liên quan và một số quan chức chính phủ, v.v. , nhưng hầu hết về cơ bản đều là vệ sĩ riêng của ông Tập.
Lần này ông Tập Cận Bình tới Việt Nam lại càng cường điệu hơn. Theo một nguồn tin, ĐCSTQ đã cử một đoàn tiền trạm đến Hà Nội để thu xếp chỗ ở cho phái đoàn của ông Tập Cận Bình. Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này lưu ý rằng nhóm này đang tìm kiếm khách sạn ở thủ đô Hà Nội và đang cố gắng đặt khoảng 800 phòng. Điều này cho thấy tiêu chuẩn của chuyến thăm Việt Nam lần này cao hơn, đặc biệt là đội ngũ an ninh cũng sẽ đông hơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị dự kiến sẽ tới thăm Hà Nội vào giữa tháng 10 để để giúp hoàn thiện tuyên bố chung nếu hội đủ điều kiện. Thời điểm chuyến thăm của ông Tập sẽ trùng với kỳ họp quốc hội kéo dài một tháng, diễn hai lần trong năm của Việt Nam. Ông Tập từng phát biểu tại kỳ họp này trong chuyến công du đến Hà Nội trước đó vào năm 2015. Các quan chức cho biết chuyến thăm của ông Tập đã được chuẩn bị trong nhiều tháng.
Mỗi lần ông Tập công du thường phải đặt cả một khách sạn, thậm chí là hai khách sạn. Toàn bộ nhân viên phục vụ ở khách sạn ban đầu sẽ được cho nghỉ và được thay thế bằng những người nói tiếng Trung Quốc. Họ chính là đội vệ sĩ, an ninh của ông Tập Cận Bình.
Có hai điểm rất quan trọng cần lưu ý trong chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Tập. Thứ nhất là mục đích ông ta muốn đạt được; thứ hai là lý do vì sao ông ta lại chọn đến thăm vào thời điểm này.
Việt Nam được coi là ngày càng quan trọng đối với cả hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, khi mở rộng vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhập khẩu linh kiện công nghiệp từ Trung Quốc và lắp ráp trước khi xuất khẩu thành phẩm sang Mỹ hoặc châu Âu. Việt Nam ngày càng trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất của Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế gần như thuộc hàng nhanh nhất châu Á. Việt Nam cũng có dân số đông, với hơn 100 triệu người. Trên thực tế, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã chuyển nhà máy và thiết bị sang Việt Nam.
Washington đã nâng cấp quan hệ với Hà Nội vào tháng 9/2023, nâng Mỹ lên ngang hàng với Trung Quốc sau nỗ lực ngoại giao kéo dài. Với tư cách là Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập đã tới Việt Nam hai lần, trong đó chuyến thăm gần đây nhất là vào năm 2017, khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương với ông Donald Trump, Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo khác.
Theo dữ liệu của chính phủ Việt Nam, Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu ở nước láng giềng phía Nam, đã cam kết chi gần 3 tỷ USD vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay, gấp 6 lần so với Mỹ trong cùng kỳ và chỉ đứng sau Singapore.
Chúng ta đều nhớ rằng khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều ngành sản xuất ở các nước châu Âu và châu Mỹ đã chuyển nhà máy sang Trung Quốc vì lực lượng lao động giá rẻ của Trung Quốc. Nước này cũng không có những yêu cầu khắt khe trong việc bảo vệ môi trường, giá nhà đất, mặt bằng cũng rẻ, v.v. Trước đây, nhiều nước phát triển đã chuyển ngành sản xuất sang Trung Quốc, biến nơi này trở thành “công xưởng của thế giới”. Giờ đến lượt Trung Quốc làm điều tương tự, cũng muốn dịch chuyển ngành sản xuất sang Việt Nam.
Nhưng điểm khác biệt là mặc dù các nước châu Âu và châu Mỹ đã chuyển sản xuất sang Trung Quốc nhưng họ vẫn có các công ty công nghệ cao, ngành tài chính và một số ngành dịch vụ để giải quyết vấn đề việc làm. Nhưng bản thân Trung Quốc cũng chỉ là một nước sản xuất lớn, dù là công nghệ cao, tài chính, dịch vụ,… đều khá yếu. Một khi họ đưa ngành chế tạo chuyển sang Đông Nam Á hay Nam Mỹ, Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề gia tăng thất nghiệp.
Khi Việt Nam ngày càng trở nên hùng mạnh, vai trò của Hà Nội cũng ngày một quan trọng hơn trong bối cảnh địa chính trị của Đông Dương và Đông Nam Á. Trung Quốc hiện nay cảm thấy Việt Nam ngày càng mạnh lên nên họ đặc biệt muốn kìm hãm Việt Nam.
Điều này có hai nguyên nhân. Một là Trung Quốc và Việt Nam cùng chia sẻ một hệ thống chính trị. Bởi vậy ông Tập Cận Bình chắc chắn hy vọng Việt Nam có thể duy trì được sự ủng hộ về mặt chính trị với ĐCSTQ trên trường quốc tế. Dù không hài lòng với việc Việt Nam đang cướp đi ngành sản xuất và vị thế công xưởng thế giới của mình nhưng ông ta vẫn hy vọng sẽ kìm hãm Việt Nam về mặt địa chính trị, không muốn Việt Nam đứng về phía Mỹ, cũng không muốn Việt Nam hùng cường hay thịnh vượng hơn. Trong mắt Trung Quốc, tốt hơn hết là Việt Nam chỉ nên là một nước nhỏ ở châu Á - Thái Bình Dương, không đủ sức gây tổn hại cho Trung Quốc và tốt hơn cả là đứng về phía Bắc Kinh để chống lại Mỹ và đồng minh.
Một nguyên nhân khác là Việt Nam ngày càng xích lại gần Mỹ khiến ông Tập Cận Bình rất lo lắng. Vào tháng 9 năm nay, Tổng thống Joe Biden đã đến thăm Việt Nam và ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện. Trước đó, chỉ có 4 nước ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Trong nhiều năm, Việt Nam từ chối ký hiệp định đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ vì sợ mất lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã đột phá được điều này, một lần nhảy 2 cấp đối tác với Mỹ, mối quan hệ song phương đã ấm lên trông thấy. Hai nước đều có nhu cầu dành cho nhau, chẳng hạn Việt Nam mong tiếp nhận công nghệ Mỹ, mong chuyển một số ngành công nghiệp bán dẫn mới nổi của Mỹ vào Việt Nam, thậm chí có thể muốn mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Hà Nội hy vọng sẽ đa dạng hóa chuỗi sản xuất công nghiệp của mình. Để thoát khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng xích lại gần nhau hơn. Vào tháng 9, Biden đã đến thăm Việt Nam và Hà Nội đã đón tiếp ông rất long trọng.
Lần này, ông Tập cũng muốn lấy lòng Việt Nam. Trong bản tuyên bố chung dự kiến giữa hai nước sẽ có cái gọi là "cộng đồng chung vận mệnh". Nhưng giới chức Việt Nam đang tỏ ra rất thận trọng với tuyên bố này và không muốn đề cập đến mấy chữ đó. Vì ông Tập Cận Bình thường nói về một “cộng đồng chung vận mệnh cho nhân loại”, nên lần này ông ta hy vọng rằng Trung Quốc và Việt Nam cũng sẽ gắn kết thành một cộng đồng chung tương lai, vận mệnh như vậy.
Chuyến thăm của ông Tập hiện vẫn chưa được thông báo và vẫn có thể bị hủy hoặc hoãn lại, nhưng các công tác chuẩn bị hậu cần đã được cân nhắc. Khi được hỏi về chuyến thăm có thể diễn ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói trong cuộc họp báo hôm 5/10: “Tất cả các hoạt động ngoại giao quan trọng của Việt Nam sẽ được thông báo cho các bạn khi thích hợp”.
Vì vậy, vẫn chưa hoàn toàn xác định được ông Tập có thăm Việt Nam hay không, hay chuyến công du sẽ diễn ra cụ thể khi nào. Chúng ta cũng biết rằng thông thường trước chuyến thăm của ông Tập, Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ tới nước đó trước và tổ chức cuộc gặp cấp bộ trưởng với Bộ Ngoại giao nước sở tại để hoàn tất một số vấn đề chi tiết về chuyến thăm. Sau đó, đôi bên sẽ loan báo thông tin và cuối cùng ông Tập mới xuất phát. Bởi vậy, việc Ngoại trưởng Vương Nghị có tới Việt Nam vào giữa tháng 10 như tin đồn hay không đã trở thành một điểm rất đáng chú ý.
Bắc Kinh và Hà Nội có mâu thuẫn về ranh giới ở Biển Đông và có lịch sử xung đột kéo dài hàng thế kỷ. Cuộc chiến gần nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam là vào năm 1979. Dù đây không phải là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam nhưng nhiệm vụ kìm chân Việt Nam và ngăn Việt - Mỹ xích lại gần nhau hơn chưa bao giờ cấp bách như hiện nay.
Cũng trong một diễn biến liên quan đến quan hệ Việt - Mỹ, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng vào ngày 5/10 khẳng định với báo giới rằng chưa có thông tin về tin nói Hà Nội và Washington đang đàm phán thương vụ mua bán vũ khí, trong đó Hoa Kỳ dự tính bán một lô chiến đấu cơ F-16 cho Việt Nam.
Bà Phạm Thu Hằng trả lời báo giới tại cuộc họp báo rằng vừa qua trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thành Đối tác chiến lược vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững có đề ra phương hướng lớn cho việc hợp tác trong 10 năm tới và lâu hơn nữa, với 10 trụ cột bao trùm tất cả các lĩnh vực trên bình diện song phương và toàn cầu.
Cũng theo Tuyên bố chung này, lãnh đạo hai nước hoan nghênh việc tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy thương mại quốc phòng, công nghiệp quốc phòng, phù hợp điều kiện của mỗi bên, thông qua cơ chế hợp tác được cả hai phía thống nhất. Phía Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực tự cường về quốc phòng, phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và các cơ chế đã thiết lập.
Reuters vào ngày 23/9 vừa qua có bài viết dẫn hai nguồn giấu tên nói rằng Chính phủ của Tổng thống Biden đang đàm phán với chính phủ Hà Nội về một thỏa thuận chuyển giao vũ khí lớn nhất trong lịch sử. Cụ thể trong năm tới, một gói vũ khí có thể được thực hiện gồm một thương vụ bán một phi đội chiến đấu F-16 của Mỹ cho Việt Nam khi mà Hà Nội đang phải đối đầu trong căng thẳng tranh chấp ở Biển Đông với Bắc Kinh.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam lúc này cũng diễn ra trong thời điểm ĐCSTQ đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thù trong giặc ngoài. Ông Tập vừa mới thực hiện một loạt cuộc thanh trừng nội bộ bên trong hệ thống chính phủ và quân đội. Lần lượt nhiều thân tín do đích thân ông bổ nhiệm đều đã ngã ngựa như: Tần Cương, Lý Ngọc Siêu, Lý Thượng Phúc, v.v.
Nhưng điểm khác biệt là mặc dù các nước châu Âu và châu Mỹ đã chuyển sản xuất sang Trung Quốc nhưng họ vẫn có các công ty công nghệ cao, ngành tài chính và một số ngành dịch vụ để giải quyết vấn đề việc làm. Nhưng bản thân Trung Quốc cũng chỉ là một nước sản xuất lớn, dù là công nghệ cao, tài chính, dịch vụ,… đều khá yếu. Một khi họ đưa ngành chế tạo chuyển sang Đông Nam Á hay Nam Mỹ, Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề gia tăng thất nghiệp.
Khi Việt Nam ngày càng trở nên hùng mạnh, vai trò của Hà Nội cũng ngày một quan trọng hơn trong bối cảnh địa chính trị của Đông Dương và Đông Nam Á. Trung Quốc hiện nay cảm thấy Việt Nam ngày càng mạnh lên nên họ đặc biệt muốn kìm hãm Việt Nam.
Điều này có hai nguyên nhân. Một là Trung Quốc và Việt Nam cùng chia sẻ một hệ thống chính trị. Bởi vậy ông Tập Cận Bình chắc chắn hy vọng Việt Nam có thể duy trì được sự ủng hộ về mặt chính trị với ĐCSTQ trên trường quốc tế. Dù không hài lòng với việc Việt Nam đang cướp đi ngành sản xuất và vị thế công xưởng thế giới của mình nhưng ông ta vẫn hy vọng sẽ kìm hãm Việt Nam về mặt địa chính trị, không muốn Việt Nam đứng về phía Mỹ, cũng không muốn Việt Nam hùng cường hay thịnh vượng hơn. Trong mắt Trung Quốc, tốt hơn hết là Việt Nam chỉ nên là một nước nhỏ ở châu Á - Thái Bình Dương, không đủ sức gây tổn hại cho Trung Quốc và tốt hơn cả là đứng về phía Bắc Kinh để chống lại Mỹ và đồng minh.
Một nguyên nhân khác là Việt Nam ngày càng xích lại gần Mỹ khiến ông Tập Cận Bình rất lo lắng. Vào tháng 9 năm nay, Tổng thống Joe Biden đã đến thăm Việt Nam và ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện. Trước đó, chỉ có 4 nước ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Trong nhiều năm, Việt Nam từ chối ký hiệp định đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ vì sợ mất lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã đột phá được điều này, một lần nhảy 2 cấp đối tác với Mỹ, mối quan hệ song phương đã ấm lên trông thấy. Hai nước đều có nhu cầu dành cho nhau, chẳng hạn Việt Nam mong tiếp nhận công nghệ Mỹ, mong chuyển một số ngành công nghiệp bán dẫn mới nổi của Mỹ vào Việt Nam, thậm chí có thể muốn mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Hà Nội hy vọng sẽ đa dạng hóa chuỗi sản xuất công nghiệp của mình. Để thoát khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng xích lại gần nhau hơn. Vào tháng 9, Biden đã đến thăm Việt Nam và Hà Nội đã đón tiếp ông rất long trọng.
Lần này, ông Tập cũng muốn lấy lòng Việt Nam. Trong bản tuyên bố chung dự kiến giữa hai nước sẽ có cái gọi là "cộng đồng chung vận mệnh". Nhưng giới chức Việt Nam đang tỏ ra rất thận trọng với tuyên bố này và không muốn đề cập đến mấy chữ đó. Vì ông Tập Cận Bình thường nói về một “cộng đồng chung vận mệnh cho nhân loại”, nên lần này ông ta hy vọng rằng Trung Quốc và Việt Nam cũng sẽ gắn kết thành một cộng đồng chung tương lai, vận mệnh như vậy.
Chuyến thăm của ông Tập hiện vẫn chưa được thông báo và vẫn có thể bị hủy hoặc hoãn lại, nhưng các công tác chuẩn bị hậu cần đã được cân nhắc. Khi được hỏi về chuyến thăm có thể diễn ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói trong cuộc họp báo hôm 5/10: “Tất cả các hoạt động ngoại giao quan trọng của Việt Nam sẽ được thông báo cho các bạn khi thích hợp”.
Vì vậy, vẫn chưa hoàn toàn xác định được ông Tập có thăm Việt Nam hay không, hay chuyến công du sẽ diễn ra cụ thể khi nào. Chúng ta cũng biết rằng thông thường trước chuyến thăm của ông Tập, Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ tới nước đó trước và tổ chức cuộc gặp cấp bộ trưởng với Bộ Ngoại giao nước sở tại để hoàn tất một số vấn đề chi tiết về chuyến thăm. Sau đó, đôi bên sẽ loan báo thông tin và cuối cùng ông Tập mới xuất phát. Bởi vậy, việc Ngoại trưởng Vương Nghị có tới Việt Nam vào giữa tháng 10 như tin đồn hay không đã trở thành một điểm rất đáng chú ý.
Bắc Kinh và Hà Nội có mâu thuẫn về ranh giới ở Biển Đông và có lịch sử xung đột kéo dài hàng thế kỷ. Cuộc chiến gần nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam là vào năm 1979. Dù đây không phải là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam nhưng nhiệm vụ kìm chân Việt Nam và ngăn Việt - Mỹ xích lại gần nhau hơn chưa bao giờ cấp bách như hiện nay.
Cũng trong một diễn biến liên quan đến quan hệ Việt - Mỹ, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng vào ngày 5/10 khẳng định với báo giới rằng chưa có thông tin về tin nói Hà Nội và Washington đang đàm phán thương vụ mua bán vũ khí, trong đó Hoa Kỳ dự tính bán một lô chiến đấu cơ F-16 cho Việt Nam.
Bà Phạm Thu Hằng trả lời báo giới tại cuộc họp báo rằng vừa qua trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thành Đối tác chiến lược vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững có đề ra phương hướng lớn cho việc hợp tác trong 10 năm tới và lâu hơn nữa, với 10 trụ cột bao trùm tất cả các lĩnh vực trên bình diện song phương và toàn cầu.
Cũng theo Tuyên bố chung này, lãnh đạo hai nước hoan nghênh việc tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy thương mại quốc phòng, công nghiệp quốc phòng, phù hợp điều kiện của mỗi bên, thông qua cơ chế hợp tác được cả hai phía thống nhất. Phía Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực tự cường về quốc phòng, phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và các cơ chế đã thiết lập.
Reuters vào ngày 23/9 vừa qua có bài viết dẫn hai nguồn giấu tên nói rằng Chính phủ của Tổng thống Biden đang đàm phán với chính phủ Hà Nội về một thỏa thuận chuyển giao vũ khí lớn nhất trong lịch sử. Cụ thể trong năm tới, một gói vũ khí có thể được thực hiện gồm một thương vụ bán một phi đội chiến đấu F-16 của Mỹ cho Việt Nam khi mà Hà Nội đang phải đối đầu trong căng thẳng tranh chấp ở Biển Đông với Bắc Kinh.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam lúc này cũng diễn ra trong thời điểm ĐCSTQ đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thù trong giặc ngoài. Ông Tập vừa mới thực hiện một loạt cuộc thanh trừng nội bộ bên trong hệ thống chính phủ và quân đội. Lần lượt nhiều thân tín do đích thân ông bổ nhiệm đều đã ngã ngựa như: Tần Cương, Lý Ngọc Siêu, Lý Thượng Phúc, v.v.
Lần này tới thăm Việt Nam liệu nhà lãnh đạo ĐCSTQ sẽ mang theo thông điệp gì? Chúng ta hãy cùng chờ hạ hồi phân giải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét