Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2023

Thế nào là một người khỏe mạnh về tinh thần ?

Thế nào là một người khỏe mạnh về tinh thần ?
Trên thế giới người ta nói rất nhiều về sức khỏe tinh thần, nhưng về cơ bản tất cả đều mang tính học thuật mà thiếu các tiêu chí đo lường cụ thể. Trong y học, người ta đã đề ra nhiều tiêu chuẩn rất phức tạp và tranh cãi đánh giá về sức khỏe tâm thần, nhưng đối với chúng ta, làm thế nào để nhận biết ai đó là 
người khỏe mạnh về tinh thần ?

Người luôn lạc quan, tâm trạng ổn định là người có tinh thần khoẻ
Vậy rốt cuộc có phương pháp nào dễ nắm bắt nhất, cho phép chúng ta có thể dùng nó để kiểm soát sức khỏe tinh thần của chính mình, dùng để quan sát người khác, từ đó xác định một người khỏe mạnh hay không khỏe mạnh về tinh thần ?

Dưới đây là một vài tiêu chí để xác định một người có tinh thần khỏe mạnh chỉ thông qua các quan sát bề ngoài.

1. Người 
có tinh thần khỏe mạnh trước hết phải là người có cảm xúc ổn định

Về cơ bản họ phải có tâm trạng tốt và tinh thần ổn định. Không có hoặc có rất ít tâm trạng xấu. Ngay cả khi xuất hiện tâm trạng không tốt, họ cũng sẽ nhanh chóng giải toả và trở nên bình thản.

Tâm trạng tốt có nghĩa là bình an, vui vẻ, tâm trạng xấu bao gồm lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, giận dữ, bồn chồn. Khi mất đi sự bình yên hay tĩnh lặng bên trong, mất đi niềm vui thì con người sẽ mất đi sức khỏe tinh thần. Mức độ cảm xúc còn được gọi là mức độ sức khỏe tinh thần, chủ yếu là sự bình yên và vui vẻ.

Ngoài ra, người khỏe mạnh tâm lý có khả năng cảm nhận rất tốt, và khả năng biểu đạt rất tốt đối với cái đẹp và tình yêu. Nếu bạn không cảm nhận được cái đẹp, bạn không cảm nhận được tình yêu, ngược lại bạn chỉ có thể cảm thấy xấu và hận, vậy thì tình cảm của bạn không lành mạnh. Nếu bạn có thể cảm nhận, nhưng bạn không thể diễn tả, điều đó cũng cho thấy tinh thần của bạn không khỏe mạnh. Bạn vừa không thể cảm nhận, lại không thể biểu đạt, vậy thì bạn càng không khỏe về tinh thần.

Đây là 
tiêu chí đầu tiên, chính là từ cấp độ tâm tình và cấp độ cảm xúc, để xem một người có khỏe mạnh hay không.

Nếu bạn nhận thấy một người rất ổn định về mặt cảm xúc và thường xuyên ở trạng thái vui vẻ, hạnh phúc, điều đó có nghĩa là người này khỏe mạnh về tinh thần. Hơn nữa, nếu người đó có tình yêu đối với người khác, nhận thức được vẻ đẹp của bản chất con người, vẻ đẹp của tự nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật; trong cuộc sống các trải nghiệm rất tốt, thể hiện rất tốt, người đó là người khỏe mạnh.

2. Người có tinh thần khỏe mạnh nhìn nhận vấn đề theo tư duy duy lý

Khi nhìn nhận, giải quyết một vấn đề, n
gười có tinh thần khỏe mạnh hành động theo tư duy duy lý, trước hết phải khách quan, không được quá chủ quan; tâm trí mở, không đóng. Những nguyên tắc cơ bản của người tư duy duy lý là sống và hành động theo đúng tư duy khoa học, tôn trọng đạo đức truyền thống, thượng tôn pháp luật và lấy hiệu quả làm căn cứ cho mọi quyết định hành động.

Ngược lại với tư duy duy lý là tư duy duy tiền, duy tình, duy tâm, duy vật... (đặt tiền bạc, tình cảm, tâm linh, vật chất... cao hơn công lý, lẽ phải, luật pháp...).

Trong kinh tế, người có sức khỏe tinh thần phải biết làm kinh tế sao cho có hiệu quả, tức là lợi ích phải lớn hơn chi phí. Theo tiêu chí này, rất nhiều quan chức nước ta không có sức khỏe tinh thần, vì họ chỉ biết lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của cộng đồng; dẫn tới đường xá, trường học, bệnh viện, sân bay, bến cảng, nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng... đều hỗn loạn và không ra gì nhưng chính họ lại sống trong môi trường tồi tệ đó, chịu đựng những bất cập đó. Điều đó chứng tỏ tư duy của họ không duy lý, tức là trí tuệ hay sức khỏe tinh thần rất kém.

Là người có 
tư duy duy lý, bạn sẽ nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và cấp độ, đồng thời bạn cũng có đặc điểm đa văn hóa, xuyên vùng, liên ngành, như thế thì bạn là người khỏe mạnh về tinh thần. Nếu bạn không bị ràng buộc bởi một góc nhìn quan sát, không bị ảnh hưởng chi phối của một nền văn hóa, cũng sẽ không bị tính chất khu vực cục bộ quản chế, tư tưởng phong phú, tư tưởng sâu sắc, tư tưởng cởi mở, thì bạn cũng đích thị là người khỏe mạnh về tinh thần. Bạn cũng sẽ thấy những người cố chấp, bảo thủ đều không khỏe mạnh về mặt tinh thần.

Chủ nghĩa duy lý (Rationalism) là một học thuyết trong lĩnh vực nhận thức luận. Theo nghĩa rộng nhất, đó là quan điểm rằng lý tính là nguồn gốc của tri thức hay sự minh giải. Nói cách khác, chủ nghĩa duy lý là một phương pháp hoặc học thuyết mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý không có tính giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn logic theo tư duy của nhà khoa học. Tùy theo mức độ nhấn mạnh phương pháp hay học thuyết này mà dẫn tới các quan điểm duy lý khác nhau, từ quan điểm ôn hòa rằng lý tính đáng được ưu tiên hơn các cách thu thập tri thức khác cho đến quan điểm cấp tiến rằng lý tính là con đường duy nhất tới tri thức.

Do đó, những người duy lý là những người có tầm nhìn xa, nhưng lại cũng rất thực tế. Nếu họ nhìn ra vấn đề, họ sẽ sửa chữa chúng.

Người duy lý thường rất xuất sắc trong lĩnh vực tiền bạc. Họ cũng thường xuyên gây áp lực lên những người xung quanh và luôn luôn giữ vị trí dẫn dắt. Họ không bao giờ chấp nhận cái “tốt nhất thứ hai”. Mục tiêu của họ là trở thành số 1 trong lĩnh vực của họ. Nói cách khác, người duy lý là những người có nhiều năng lực và dám hành động để thể hiện.

Hơn nữa, những người có cá tính duy lý không thỏa hiệp với những việc không hiệu quả và họ rất ghét sự bất lực. Họ có thể rất khắc nghiệt và không hề khoan nhượng khi họ nhận ra một người nào đó hoặc một cái gì đó đã không tuân theo ý muốn của họ.

Đặc điểm cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, chính là họ có thể dễ dàng vượt qua mọi trở ngại một cách đầy kiêu ngạo. Họ có lòng tự trọng rất lớn và không ngại ngần khi trung thực, thẳng thắn. Tuy nhiên, sự tự tin thái quá của họ thường biến thành thái độ kiêu ngạo trong mắt người khác.


Đối lập với tư duy duy lý là tư duy kinh nghiệm hay duy nghiệm. Chủ nghĩa duy nghiệm hay chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism) là một khuynh hướng lý thuyết về tri thức triết học với đặc điểm nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm nhấn mạnh đến các khía cạnh của tri thức khoa học có quan hệ chặt chẽ với trải nghiệm, đặc biệt khi được tạo ra qua các sắp đặt thử nghiệm có chủ ý. Một yêu cầu căn bản của phương pháp khoa học là tất cả các giả thuyết và lý thuyết đều phải được kiểm nghiệm bằng các quan sát về thế giới tự nhiên thay vì chỉ dựa trên lập luận.

Các thế hệ lãnh đạo VN xưa nay đều là những người theo chủ nghĩa duy nghiệm. Họ thường không thích đọc sách, học tập mà chỉ thích đến thăm các cơ sở để tìm kiếm những kinh nghiệm thực tế ở đâu đó rồi đem áp dụng cho cả quốc gia. 

Dĩ nhiên, đa số kinh nghiệm tốt của một nơi không phải là tốt cho quốc gia, nên họ thường thất bại; biến đất nước thành một phòng thí nghiệm khổng lồ cho những ý tưởng chưa biết đúng sai; hậu quả là đất nước thường xuyên trong cảnh tăng trưởng nhanh thì ít, khủng hoảng siêu lớn thì nhiều.

Một số khác biệt giữa Chủ nghĩa duy lý và Chủ nghĩa duy nghiệm là:

a) Chủ nghĩa duy lý là một lý thuyết dựa trên tuyên bố rằng tư duy khoa học là nguồn kiến ​​thức. Ngược lại, Chủ nghĩa duy nghiệm là một lý thuyết dựa trên tuyên bố rằng kinh nghiệm là nguồn kiến ​​thức.

b) Chủ nghĩa duy lý tin vào trực giác, trong khi Chủ nghĩa duy nghiệm không tin vào trực giác mà chỉ tin khi tận mắt chứng kiến.

c) Chủ nghĩa duy lý tin rằng các cá nhân có kiến ​​thức hoặc khái niệm bẩm sinh. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa duy nghiệm tin rằng các cá nhân không có kiến ​​thức bẩm sinh.

3. Biết cách đối nhân xử thế là người có tinh thần khoẻ mạnh

Có nhiều bạn bè chưa chắc đã tốt cho sức khỏe, càng kết bạn với hội xã hội đen, kẻ cướp và cặn bã thì chứng tỏ càng không khỏe mạnh về tinh thần.

Cuộc sống tinh thần của bạn phụ thuộc vào chất lượng bạn bè mà bạn kết bạn. Những người mà bạn kết bạn đều có trình độ cao, tinh thần khỏe mạnh, thành đạt, ổn định về mặt cảm xúc và đóng góp rất nhiều cho xã hội. Càng có nhiều bạn bè như vậy thì càng tốt, bạn có đủ niềm tin vào người khác và người khác dễ đến gần bạn.

Người có thể hòa hợp tốt với người khác trong khi quan tâm đến bản thân mình, người có thể quan tâm đầy đủ đến cảm xúc và sở thích của người khác, thì đó là người khỏe mạnh. Người có đủ niềm tin, lòng bao dung, tình yêu thương và sự hiểu biết đối với người khác, thì đó là người khỏe mạnh.

Những người bài xích, nghi ngờ, ghét bỏ và chỉ trích người khác là người không có tinh thần khỏe mạnh. Những người có mối quan hệ giữa các cá nhân tốt, kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân mạnh mẽ sẽ có mức độ sức khỏe cao hơn.

Tiếp đó là cách phản ứng của một người khi gặp khó khăn. Những người không ngừng tiến về phía trước và kiên trì sau khi gặp thất bại, khó khăn, trắc trở, thì đó là những người khỏe mạnh. Còn những người rút lui, trốn chạy, và trở nên hèn nhát, thì đó là những người không khỏe mạnh. Chỉ cần nhìn cách người đó phản ứng khi gặp nghịch cảnh, về cơ bản bạn có thể biết được sức chịu đựng của người đó.

Một người có thể tỏ ra khỏe mạnh trong hoàn cảnh bình lặng, nhưng khi gặp bất cứ xáo trộn nào thì lập tức suy sụp và mất đi sự ổn định, thực chất người này vẫn đang trong trạng thái không khỏe mạnh.

4. Người có tinh thần khỏe mạnh có trình độ chuyên môn và say mê với công việc

Nếu một người rất tận tâm trong công việc, có thể tập trung vào một nghề nghiệp, không thay đổi một công việc nào, có nhiệt huyết cực kỳ cao, coi trọng kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn hoặc lĩnh vực nghề nghiệp của mình, và đóng góp của họ cũng rất lớn, thì người này khỏe mạnh và đáp ứng các tiêu chuẩn khác về sức khỏe tinh thần.

Người có định hướng, động lực, hướng đi, mục tiêu, kế hoạch chặt chẽ, và thực hiện tốt, thì những người này là người khỏe mạnh.

Người có tinh thần khỏe mạnh luôn nhìn vào điểm tốt của người khác. 

Nếu một người thấy cái gì cũng phê bình, thấy người nào cũng soi mói, công kích, hoài nghi, làm cái gì cũng không đến nơi đến chốn, thì những người này chưa thể đạt đến khỏe mạnh.

Người khỏe mạnh về tinh thần, nói đơn giản là người có tâm trạng lạc quan, tâm trạng ổn định, tinh thần tích cực vươn lên, và suy nghĩ năng động, sâu sắc và cởi mở, khả năng tập trung và hành động mạnh mẽ, ý thức trách nhiệm xã hội mạnh mẽ. Họ dám mạnh mẽ phê phán những cái sai, dám phản đối những việc làm không đúng luật pháp, đạo đức xã hội của nhà cầm quyền... Đó là những dấu hiệu của một người tinh thần khỏe mạnh, thiếu một trong những điều đó thì không thể trở thành người khỏe mạnh về tinh thần.

Người khỏe mạnh nhất định là người hạnh phúc, người cống hiến lớn cho xã hội, họ được người tôn trọng. Đương nhiên có thể ở rất nhiều phương diện, bởi vì có tính độc đáo, cũng thường thường bị một số người hiểu lầm, nhưng nội tâm họ rất mạnh mẽ và độc lập. 

Họ sẽ không bởi vì bị người khác hiểu lầm, công kích mà từ bỏ mục tiêu và nguyên tắc làm người của mình, như vậy người như thế sẽ là người khỏe mạnh về tinh thần.

Nguồn: Tổng hợp từ mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét