Nguồn gốc tranh chấp ở Gaza
FB Dương Uy • Gần đây, cuộc xung đột Israel-Palestine lại tiếp tục nổ ra, Israel đã tuyên chiến. Hoa Kỳ đang ngăn chặn mạnh mẽ các quốc gia và tổ chức khác trong khu vực cố gắng tạo ra sự hỗn loạn lớn hơn. Các mối quan hệ phức tạp đan xen trong khu vực này thực sự khiến người ta cảm thấy lơ mơ khó hiểu. Thế nên việc nhìn lại lịch sử tóm tắt có thể làm sáng tỏ nhiều điều bí ẩn.Bản đồ xung quanh Israel. (Google Maps)
1. Israel phục quốc thành công
Khoảng năm 1000 TCN, vua David dẫn đầu dân Israel đánh chiếm Jerusalem thống nhất toàn cõi Israel. Cuối đời vua David truyền ngôi cho con trai là Solomon. Solomon đã xây dựng Đền Solomon còn gọi là Ngôi đền Thứ nhất trong thành phố Jerusalem để thờ Thượng Đế (Đức Jehovah) của người Do Thái.
Mô hình Đền thờ cũ của vua Solomon (nguồi wikipedia)
Jerusalem từng là thủ đô của Vương quốc Do Thái trong hơn 300 năm, nhưng vào năm 607 TCN, nó đã bị Đế quốc Tân Babylon (thờ Thần Mặt trời Marduk) chinh phục. Đế quốc Tân Babylon là những người Sumer và Akkad cư trú ở khu vực Lưỡng Hà, là khu vực bao gồm Iraq, Kuwait, một phần của Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Người Do Thái chống cự quyết liệt, quân Tân Babylon phá hủy toàn bộ Thành phố Jerusalem và đốt cháy Ngôi đền Thứ nhất.
Vào năm 538 TCN, Đế quốc Ba Tư (tức vùng Iran ngày nay) đã tiêu diệt Đế quốc Tân Babylon, cho phép người Do Thái quay trở lại Jerusalem. Người Do Thái bắt tay xây dựng lại Ngôi đền Jerusalem, được gọi là Ngôi đền Thứ hai, và xây dựng Thành phố Jerusalem thịnh vượng trở lại.
Trong 600 năm tiếp theo, Jerusalem bị nhiều đế chế khác nhau chinh phục. Từ 140 TCN đến 37 TCN, người Do Thái cũng thành lập được vương triều Hasmoneus - một nhà nước độc lập của người Do Thái.
Đế quốc La Mã xâm chiếm khu vực vào năm 63 TCN, Vương quốc Herod với vị thế là một nhà nước Judea chư hầu của La Mã.
Vào năm 33, Chúa Giêsu bị Thống đốc La Mã cai quản xứ Judea đóng đinh.
Sau thất bại của cuộc nổi dậy của người Do Thái, quân đội La Mã đã bao vây Thành phố Jerusalem trong một thời gian dài, cuối cùng phá hủy tường thành và phá hủy Ngôi đền Jerusalem, khiến khoảng 1,1 triệu người Do Thái thiệt mạng. Người Do Thái không còn được phép vào Jerusalem nữa, bị phiêu dạt đi lang thang khắp nơi.
Vào thế kỷ thứ 7, với sự trỗi dậy của Đế chế Ả Rập - khởi nguồn từ những bộ tộc du mục người Hồi giáo ở Bán đảo Ả Rập, người Hồi giáo đổ xô vào khu vực này. Vùng đất này nằm dưới quyền cai quản của người Hồi giáo dưới nhiều triều đại khác nhau. Người Do Thái, người Hồi giáo và người Cơ Đốc giáo cùng sống trên vùng đất này.
Năm 1516, Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục và thống trị vùng đất này cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Năm 1918 Anh Quốc với sự trợ giúp của người Do Thái đã đánh bại Ottoman và lập một chính quyền quân sự cai quản khu vực này. Năm 1920, khu vực này do Anh Quốc cai quản bao gồm Israel ngày nay và có tên gọi Lãnh thổ Ủy trị Palestine.
Trong Thế chiến thứ hai, Đức Quốc xã đàn áp người Do Thái và một số lượng lớn người Do Thái đã quay trở lại Israel sau chiến tranh.
Năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 181, thành lập một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập trong khu vực. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, Israel tuyên bố thành lập nhà nước của mình. Ngày hôm sau, Ai Cập, Iraq, Jordan, Syria và Lebanon phát động Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất chống lại Israel, nhưng Israel đã giành chiến thắng và chiếm được nhiều lãnh thổ hơn.
Trong nhiều năm, các nước không tuân theo đường biên giới quốc gia giữa Israel và Palestine được xác định theo nghị quyết năm 1947 của Liên hợp quốc, xung đột vẫn tiếp diễn, khu vực này cũng là một trong những tâm điểm của cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Đã xảy ra 5 cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Trung Đông và một số vùng lãnh thổ đã được đổi chủ nhiều lần. Sau đó, Israel ký hiệp ước hòa bình với Ai Cập và Jordan.
Theo nghị quyết năm 1947 của Liên hợp quốc, Israel có diện tích 15.200 km2. Tuy nhiên các nước Ả Rập không đồng ý và đã thành lập liên minh tấn công Israel và bị thua trận. Năm 1967, liên minh các nước Ả Rập lại một lần nữa tấn công Israel và lại thất bại, và lãnh thổ của Israel đã mở rộng.
Hiện tại, Israel kiểm soát diện tích khoảng 25.000 km2. Israel đã trở thành một quốc gia phát triển với GDP bình quân đầu người xấp xỉ 30.000 USD, đồng thời là một trong những quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới, duy trì trình độ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ và có mức sống cao nhất ở Trung Đông.
Jerusalem từng là thủ đô của Vương quốc Do Thái trong hơn 300 năm, nhưng vào năm 607 TCN, nó đã bị Đế quốc Tân Babylon (thờ Thần Mặt trời Marduk) chinh phục. Đế quốc Tân Babylon là những người Sumer và Akkad cư trú ở khu vực Lưỡng Hà, là khu vực bao gồm Iraq, Kuwait, một phần của Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Người Do Thái chống cự quyết liệt, quân Tân Babylon phá hủy toàn bộ Thành phố Jerusalem và đốt cháy Ngôi đền Thứ nhất.
Vào năm 538 TCN, Đế quốc Ba Tư (tức vùng Iran ngày nay) đã tiêu diệt Đế quốc Tân Babylon, cho phép người Do Thái quay trở lại Jerusalem. Người Do Thái bắt tay xây dựng lại Ngôi đền Jerusalem, được gọi là Ngôi đền Thứ hai, và xây dựng Thành phố Jerusalem thịnh vượng trở lại.
Trong 600 năm tiếp theo, Jerusalem bị nhiều đế chế khác nhau chinh phục. Từ 140 TCN đến 37 TCN, người Do Thái cũng thành lập được vương triều Hasmoneus - một nhà nước độc lập của người Do Thái.
Đế quốc La Mã xâm chiếm khu vực vào năm 63 TCN, Vương quốc Herod với vị thế là một nhà nước Judea chư hầu của La Mã.
Vào năm 33, Chúa Giêsu bị Thống đốc La Mã cai quản xứ Judea đóng đinh.
Sau thất bại của cuộc nổi dậy của người Do Thái, quân đội La Mã đã bao vây Thành phố Jerusalem trong một thời gian dài, cuối cùng phá hủy tường thành và phá hủy Ngôi đền Jerusalem, khiến khoảng 1,1 triệu người Do Thái thiệt mạng. Người Do Thái không còn được phép vào Jerusalem nữa, bị phiêu dạt đi lang thang khắp nơi.
Vào thế kỷ thứ 7, với sự trỗi dậy của Đế chế Ả Rập - khởi nguồn từ những bộ tộc du mục người Hồi giáo ở Bán đảo Ả Rập, người Hồi giáo đổ xô vào khu vực này. Vùng đất này nằm dưới quyền cai quản của người Hồi giáo dưới nhiều triều đại khác nhau. Người Do Thái, người Hồi giáo và người Cơ Đốc giáo cùng sống trên vùng đất này.
Năm 1516, Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục và thống trị vùng đất này cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Năm 1918 Anh Quốc với sự trợ giúp của người Do Thái đã đánh bại Ottoman và lập một chính quyền quân sự cai quản khu vực này. Năm 1920, khu vực này do Anh Quốc cai quản bao gồm Israel ngày nay và có tên gọi Lãnh thổ Ủy trị Palestine.
Trong Thế chiến thứ hai, Đức Quốc xã đàn áp người Do Thái và một số lượng lớn người Do Thái đã quay trở lại Israel sau chiến tranh.
Năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 181, thành lập một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập trong khu vực. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, Israel tuyên bố thành lập nhà nước của mình. Ngày hôm sau, Ai Cập, Iraq, Jordan, Syria và Lebanon phát động Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất chống lại Israel, nhưng Israel đã giành chiến thắng và chiếm được nhiều lãnh thổ hơn.
Trong nhiều năm, các nước không tuân theo đường biên giới quốc gia giữa Israel và Palestine được xác định theo nghị quyết năm 1947 của Liên hợp quốc, xung đột vẫn tiếp diễn, khu vực này cũng là một trong những tâm điểm của cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Đã xảy ra 5 cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Trung Đông và một số vùng lãnh thổ đã được đổi chủ nhiều lần. Sau đó, Israel ký hiệp ước hòa bình với Ai Cập và Jordan.
Theo nghị quyết năm 1947 của Liên hợp quốc, Israel có diện tích 15.200 km2. Tuy nhiên các nước Ả Rập không đồng ý và đã thành lập liên minh tấn công Israel và bị thua trận. Năm 1967, liên minh các nước Ả Rập lại một lần nữa tấn công Israel và lại thất bại, và lãnh thổ của Israel đã mở rộng.
Hiện tại, Israel kiểm soát diện tích khoảng 25.000 km2. Israel đã trở thành một quốc gia phát triển với GDP bình quân đầu người xấp xỉ 30.000 USD, đồng thời là một trong những quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới, duy trì trình độ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ và có mức sống cao nhất ở Trung Đông.
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua kế hoạch chia vùng đất Palestine thành 2 quốc gia: Israel của người Do Thái (màu cam), và Palestine của người A-rập (màu vàng). (Nguồn Wikipedia)
Kết cục sau Cuộc chiến 6 ngày năm 1967 (Nguồn Wikipedia)
Israel duy trì quan hệ ngoại giao với 165 nước. Những nước từ chối công nhận Israel chủ yếu là các nước Ả Rập, Hồi giáo và một số nước chống Mỹ như Triều Tiên, Cuba. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 1992. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 1993.
Vào tháng 8 năm 2020, Israel đã ký các hiệp định hòa bình với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain. Sau đó Sudan, Maroc và Kosovo cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel.
Hoa Kỳ đang thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Saudi, cả hai đều là đồng minh của Hoa Kỳ ở Trung Đông và có chung kẻ thù là Iran .
Israel duy trì quan hệ ngoại giao với 165 nước. Những nước từ chối công nhận Israel chủ yếu là các nước Ả Rập, Hồi giáo và một số nước chống Mỹ như Triều Tiên, Cuba. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 1992. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 1993.
Vào tháng 8 năm 2020, Israel đã ký các hiệp định hòa bình với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain. Sau đó Sudan, Maroc và Kosovo cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel.
Hoa Kỳ đang thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Saudi, cả hai đều là đồng minh của Hoa Kỳ ở Trung Đông và có chung kẻ thù là Iran .
Vào ngày 14 tháng 10 năm 2023, lực lượng thiết giáp của Israel tập hợp về phía biên giới Gaza . (Aris Messinis/AFP qua Getty Images)
2. Tình hình hiện tại ở Palestine
Palestine hiện bao gồm hai khu định cư là Bờ Tây và Gaza, do chiến tranh liên miên và sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ Ả Rập, nên mãi đến năm 1988, Palestine mới tuyên bố thành lập nhà nước. Tuy nhiên, là một quốc gia được công nhận hạn chế.
Năm 1993, Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine Fatah đã đạt được thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Israel đã rút khỏi 69% Dải Gaza và hơn 90% Bờ Tây, tuy nhiên, biên giới giữa hai bên do Israel kiểm soát. Palestine dựa vào viện trợ quốc tế hoặc mua nước, điện, thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày và chăm sóc y tế từ Israel.
Năm 2005, Israel tiếp tục rút quân khỏi Gaza nhưng vẫn kiểm soát biên giới và bờ biển của Gaza.
Vào tháng 6 năm 2007, Hamas hoàn toàn giành quyền kiểm soát Gaza từ Fatah thông qua cuộc chiến Gaza.
Chính phủ do Tổ chức Giải phóng Palestine Fatah đứng đầu hiện quản lý Bờ Tây, còn Gaza do Hamas kiểm soát. Palestine thực tế bị chia cắt nội bộ thành hai phần.
Hamas và Israel luôn xung đột.
3. Xung đột ở Dải Gaza
Hamas được thành lập vào năm 1987. Nó chiến đấu chống lại Fatah ở Palestine và ủng hộ việc loại bỏ Israel. Israel và hầu hết các nước phương Tây coi Hamas là một tổ chức khủng bố. Nhiều quốc gia Ả Rập cũng không hài lòng với Hamas vì bạo lực cực đoan và các hành động khủng bố của tổ chức này.
Ngày 28/6/2006, Hamas đào đường hầm từ Gaza rồi lẻn vào Israel để tấn công. Cùng năm đó, xung đột giữa Hezbollah và Israel nổ ra ở Lebanon.
Năm 2007, Hamas đánh bại Fatah và giành quyền kiểm soát Dải Gaza. Israel đã áp đặt lệnh phong tỏa Gaza, Ai Cập cũng đã đóng cửa biên giới với Gaza, hạn chế việc cung cấp hàng hóa nhân đạo.
Năm 2008, Hamas đã bắn khoảng một trăm quả tên lửa vào Israel, và Chiến tranh Gaza nổ ra. Ai Cập đã can thiệp và hai bên ngừng bắn trên cơ sở hạn chế.
Năm 2012, Israel tiêu diệt thủ lĩnh quân sự của Hamas và tiến hành phản công quy mô lớn.
Vào tháng 6 năm 2014, hai bên lại đụng độ.
Hamas không có vũ khí và trang bị hạng nặng nhưng có lựu đạn chống tăng tự chế, mìn chống tăng, rocket và tên lửa chống tăng. Israel đã tiến hành nhiều vụ tấn công trừ khử các thành viên lãnh đạo của Hamas.
Vào tháng 5 năm 2021, Hamas bắn tên lửa vào Israel, Israel sau đó phản công bằng các cuộc không kích, xung đột kéo dài 11 ngày rồi ngừng bắn.
Vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Hamas phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel, bao gồm cả cuộc tấn công trên bộ. Israel tuyên bố tình trạng chiến tranh. Mỹ lo ngại các nước và tổ chức láng giềng can dự, và đã nhiều lần đưa ra cảnh báo.
Vào ngày 10 tháng 10 năm 2023, Hamas bắn tên lửa từ Dải Gaza về phía Israel. (Mahmud Hams/AFP qua Getty Images)
4. Mối đe dọa Hezbollah của Lebanon
Lebanon, ở phía bắc Israel, có nhiều người theo đạo Cơ Đốc và nắm giữ quyền lực. Từ năm 1958, người tị nạn Palestine đã đổ vào Lebanon với số lượng lớn, số người theo đạo Hồi cũng tăng lên. Những người Hồi giáo cho rằng lẽ ra họ phải có nhiều quyền lực hơn những người theo đạo Cơ Đốc, và đã cố gắng giành lấy quyền lực bằng các cuộc bạo loạn, làm trầm trọng thêm xung đột nội bộ.
Tổ chức Giải phóng Palestine ủng hộ người Hồi giáo trong cuộc xung đột nội bộ ở Lebanon, và chuyển trụ sở chính từ Jordan đến Lebanon vào năm 1970. Tổ chức này đã nhiều lần tấn công miền bắc Israel qua biên giới và chính phủ Lebanon do người Thiên chúa giáo kiểm soát đã cố gắng ngăn chặn tổ chức này.
Năm 1975, một cuộc nội chiến nổ ra giữa phe Cơ Đốc giáo và Hồi giáo ở Lebanon. Tổ chức Giải phóng Palestine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công chống lại Israel ở Lebanon, Israel đã xâm chiếm Lebanon hai lần, và Tổ chức Giải phóng Palestine cuối cùng đã bị trục xuất khỏi Lebanon. Năm 1991, cuộc nội chiến ở Lebanon kết thúc với 140.000 người chết.
Năm 2008, các đảng chính ở Lebanon đã đạt được thỏa thuận thành lập một chính phủ đoàn kết, nhưng các đảng đối lập có quyền phủ quyết. Trong số các đảng chính trị lớn, Hezbollah, Phong trào Yêu nước Tự do, v.v. ủng hộ Syria và chống Mỹ, Phong trào Tương lai, Đảng Phalang của Lebanon, v.v. đều thân Mỹ và chống Syria.
Hezbollah của Lebanon được thành lập vào năm 1982 với sự tài trợ của Iran. Mục đích của nó là loại bỏ Israel và đẩy các lực lượng phương Tây ra khỏi Lebanon. Tổ chức này hiện là đảng đối lập chính ở Lebanon. Hoa Kỳ, các nước phương Tây và Liên đoàn Ả Rập liệt kê Hezbollah ở Lebanon vào danh sách tổ chức khủng bố.
Sau khi Nội chiến Lebanon kết thúc, nhiều phe phái khác nhau đã giải giáp vũ khí, nhưng Hezbollah không giải giáp vũ khí với lý do chống lại Israel. Với sự hỗ trợ của Iran, họ đã thiết lập các trại huấn luyện với bệ phóng tên lửa, súng cối, tên lửa phòng không, súng phòng không, tên lửa chống tăng, tên lửa tấn công mặt đất v.v., cũng như khả năng sản xuất vũ khí.
Trung Quốc và Nga công nhận Hezbollah. Các tổ chức vũ trang thân Iran “Lữ đoàn Hezbollah” ở Cuba, Triều Tiên, Venezuela, Syria và Iraq đều hỗ trợ Hezbollah ở Lebanon.
Lebanon, ở phía bắc Israel, có nhiều người theo đạo Cơ Đốc và nắm giữ quyền lực. Từ năm 1958, người tị nạn Palestine đã đổ vào Lebanon với số lượng lớn, số người theo đạo Hồi cũng tăng lên. Những người Hồi giáo cho rằng lẽ ra họ phải có nhiều quyền lực hơn những người theo đạo Cơ Đốc, và đã cố gắng giành lấy quyền lực bằng các cuộc bạo loạn, làm trầm trọng thêm xung đột nội bộ.
Tổ chức Giải phóng Palestine ủng hộ người Hồi giáo trong cuộc xung đột nội bộ ở Lebanon, và chuyển trụ sở chính từ Jordan đến Lebanon vào năm 1970. Tổ chức này đã nhiều lần tấn công miền bắc Israel qua biên giới và chính phủ Lebanon do người Thiên chúa giáo kiểm soát đã cố gắng ngăn chặn tổ chức này.
Năm 1975, một cuộc nội chiến nổ ra giữa phe Cơ Đốc giáo và Hồi giáo ở Lebanon. Tổ chức Giải phóng Palestine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công chống lại Israel ở Lebanon, Israel đã xâm chiếm Lebanon hai lần, và Tổ chức Giải phóng Palestine cuối cùng đã bị trục xuất khỏi Lebanon. Năm 1991, cuộc nội chiến ở Lebanon kết thúc với 140.000 người chết.
Năm 2008, các đảng chính ở Lebanon đã đạt được thỏa thuận thành lập một chính phủ đoàn kết, nhưng các đảng đối lập có quyền phủ quyết. Trong số các đảng chính trị lớn, Hezbollah, Phong trào Yêu nước Tự do, v.v. ủng hộ Syria và chống Mỹ, Phong trào Tương lai, Đảng Phalang của Lebanon, v.v. đều thân Mỹ và chống Syria.
Hezbollah của Lebanon được thành lập vào năm 1982 với sự tài trợ của Iran. Mục đích của nó là loại bỏ Israel và đẩy các lực lượng phương Tây ra khỏi Lebanon. Tổ chức này hiện là đảng đối lập chính ở Lebanon. Hoa Kỳ, các nước phương Tây và Liên đoàn Ả Rập liệt kê Hezbollah ở Lebanon vào danh sách tổ chức khủng bố.
Sau khi Nội chiến Lebanon kết thúc, nhiều phe phái khác nhau đã giải giáp vũ khí, nhưng Hezbollah không giải giáp vũ khí với lý do chống lại Israel. Với sự hỗ trợ của Iran, họ đã thiết lập các trại huấn luyện với bệ phóng tên lửa, súng cối, tên lửa phòng không, súng phòng không, tên lửa chống tăng, tên lửa tấn công mặt đất v.v., cũng như khả năng sản xuất vũ khí.
Trung Quốc và Nga công nhận Hezbollah. Các tổ chức vũ trang thân Iran “Lữ đoàn Hezbollah” ở Cuba, Triều Tiên, Venezuela, Syria và Iraq đều hỗ trợ Hezbollah ở Lebanon.
5. Mối đe dọa Syria
Syria giáp Lebanon và Israel. Syria và Lebanon lần lượt giành được độc lập vào năm 1941 và 1943. Tuy nhiên, Syria không công nhận Lebanon, và coi nước này là một phần của Syria. Trong Nội chiến Lebanon, quân đội Syria đóng quân ở Lebanon và nắm quyền kiểm soát. Dưới áp lực quốc tế, quân đội Syria rút dần vào năm 1989 và rút lui hoàn toàn vào năm 2005. Năm 2008, hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 1963, Đảng Baath Ả Rập phát động cuộc đảo chính quân sự nhằm giành chính quyền, và từ đó gia đình Assad vẫn cai trị cho đến ngày nay. Trong Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967, Cao nguyên Golan ở Syria bị Israel chiếm đóng.
Năm 2011, phong trào Mùa xuân Ả Rập bùng nổ ở Trung Đông, các cuộc biểu tình chống chính phủ xảy ra ở Syria nhưng bị lực lượng chính phủ đàn áp, sau đó phát triển thành nội chiến ở Syria cho đến ngày nay.
Syria bị chia cắt và kiểm soát bởi nhiều chế độ hoặc nhóm vũ trang, bao gồm chính phủ Syria, phe đối lập Syria, chính phủ lâm thời Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, và các khu tự trị của Syria ở phía bắc và phía đông. Ngoài ra còn có Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Nội chiến đã khiến hơn 200.000 người thiệt mạng và khoảng 8 triệu người phải di dời, nền kinh tế Syria rơi vào tình trạng tăng trưởng âm và cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng.
Syria là quốc gia do Hồi giáo thống trị, với người Sunni chiếm khoảng 70% và người Shia gần 20%, cũng có nhiều người theo đạo Cơ Đốc. Lực lượng chính phủ Syria đã cạn kiệt do nội chiến, và quân đội chính quy giảm từ 300.000 ban đầu xuống còn 150.000. Nga từng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Syria. Khi Tổng thống Syria Assad đến thăm Trung Quốc vào tháng 9/2023 và gặp ông Tập Cận Bình, chùa Linh Ẩn Hàng Châu đã có một ngoại lệ là mở cổng chính đón tiếp. Chính phủ Syria hiện có quan hệ ngoại giao với hơn 80 quốc gia.
Syria được coi là "đồng minh thân cận nhất" của Iran, hai nước từng là kẻ thù của Iraq, và đều chống Mỹ và Israel.
Iran vận chuyển vũ khí cho Hamas và Hezbollah của Lebanon thông qua Syria. Hoa Kỳ và phương Tây chỉ định Iran và Syria là nhà nước tài trợ cho khủng bố.
6. Mối đe dọa Iran
Sau khi thành lập nhà nước Israel vào năm 1948, nước này có quan hệ tốt với Iran. Trong chiến tranh Trung Đông, phần lớn dầu thô của Israel đến từ Iran, Israel đã giúp Iran phát triển nông nghiệp, xuất khẩu vũ khí và thiết bị sang Iran, đồng thời giúp Iran thành lập cơ quan gián điệp.
Năm 1979, Cách mạng Hồi giáo xảy ra ở Iran, nhà lãnh đạo tôn giáo Khomeini đã thiết lập chế độ chính trị và tôn giáo hợp nhất, cắt đứt quan hệ chính thức với Israel và áp dụng các chính sách bài Do Thái.
Năm 1980, khi chiến tranh Iran-Iraq nổ ra, Israel càng lo lắng hơn về chế độ Saddam Hussein ở Iraq, nên đã cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Iran và cử cố vấn tới Iran.
Sau khi Israel xâm chiếm Lebanon vào năm 1982, các thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã tiến vào Lebanon, chiến đấu với Israel và tài trợ cho việc thành lập Hezbollah ở Lebanon để đối phó với Israel.
Năm 1993, khi Palestine và Israel ký Hiệp định Oslo, Iran đã cáo buộc "Tổ chức Giải phóng Palestine phạm tội phản quốc" và kêu gọi thánh chiến chống lại Israel.
Năm 1998, Iran tuyên bố tiếp tục ủng hộ các hành động bạo lực của Hamas chống lại Israel. Israel tiếp tục chặn các chuyến hàng vũ khí của Iran tới Gaza trên biển. Israel đã nhiều lần bày tỏ sự thông cảm với người dân Iran, và chỉ trích chính phủ Iran vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.
Sau khi thành lập nhà nước Israel vào năm 1948, nước này có quan hệ tốt với Iran. Trong chiến tranh Trung Đông, phần lớn dầu thô của Israel đến từ Iran, Israel đã giúp Iran phát triển nông nghiệp, xuất khẩu vũ khí và thiết bị sang Iran, đồng thời giúp Iran thành lập cơ quan gián điệp.
Năm 1979, Cách mạng Hồi giáo xảy ra ở Iran, nhà lãnh đạo tôn giáo Khomeini đã thiết lập chế độ chính trị và tôn giáo hợp nhất, cắt đứt quan hệ chính thức với Israel và áp dụng các chính sách bài Do Thái.
Năm 1980, khi chiến tranh Iran-Iraq nổ ra, Israel càng lo lắng hơn về chế độ Saddam Hussein ở Iraq, nên đã cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Iran và cử cố vấn tới Iran.
Sau khi Israel xâm chiếm Lebanon vào năm 1982, các thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã tiến vào Lebanon, chiến đấu với Israel và tài trợ cho việc thành lập Hezbollah ở Lebanon để đối phó với Israel.
Năm 1993, khi Palestine và Israel ký Hiệp định Oslo, Iran đã cáo buộc "Tổ chức Giải phóng Palestine phạm tội phản quốc" và kêu gọi thánh chiến chống lại Israel.
Năm 1998, Iran tuyên bố tiếp tục ủng hộ các hành động bạo lực của Hamas chống lại Israel. Israel tiếp tục chặn các chuyến hàng vũ khí của Iran tới Gaza trên biển. Israel đã nhiều lần bày tỏ sự thông cảm với người dân Iran, và chỉ trích chính phủ Iran vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.
8. Lời kết
Hành trình của Israel kể từ khi tái lập đất nước đầy chông gai khi các cuộc chiến tranh tiếp tục hoành hành trong khu vực. Dưới sự trung gian của Mỹ và phương Tây, Israel đã hòa giải với Ai Cập và Jordan, sau đó đạt được thỏa thuận với Tổ chức Giải phóng Palestine, nhưng Hamas, được Iran hỗ trợ, vẫn tiếp tục gây ra xung đột ở Gaza.
Trong những năm gần đây, Israel đã hòa giải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain, đồng thời hiện đang đàm phán hòa giải với Ả Rập Saudi. Hamas bất ngờ phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel, và được cho là đang cố gắng cản trở tiến trình hòa bình giữa Israel và các nước Ả Rập.
Đứng sau Hamas là Iran, và người ủng hộ lớn nhất thực sự của họ là TQ. Nga cũng hy vọng có thể phá vỡ tình hình ở Trung Đông. Khi Israel tấn công Hamas, Hoa Kỳ cảnh báo Hezbollah, Syria và Iran đừng cố gắng mở rộng xung đột.
Israel có lợi thế về quân sự, nhưng không có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố. Israel đang quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn Hamas, nếu không thì mâu thuẫn sẽ khó giải quyết, các thế lực đứng sau Hamas có khuynh hướng gây hỗn loạn, đã nhiều lần đổ thêm dầu vào lửa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét