Ủng hộ Israel hay Hamas ? BÊN CƯỚP ĐẤT hay BÊN BẠO LỰC?
Hàng loạt thành phố khắp nước Mỹ đang thực hiện các biện pháp an ninh sau khi nhóm Hồi giáo cực đoan Hamas kêu gọi "Ngày thịnh nộ" ("Day of Rage") trên toàn thế giới. Giới chức chống khủng bố hàng đầu của Mỹ và các Sở cảnh sát ở nhiều thành phố cho biết ở thời điểm hiện tại, không có mối đe dọa lớn nhỏ nào nhưng nhà chức trách địa phương tại nhiều nơi vẫn cho tăng cường các biện pháp an ninh chung quanh các cơ sở tôn giáo và những nơi công cộng.Cuộc biểu tình ủng hộ Israel tại Washington D.C. ngày 8/10 (Ảnh: Amanda Andrade-Rhoades/For The Washington Post via Getty Images)
1. Tại Hoa Kỳ
Tại New York City, nơi đang nóng hừng hực và trong tình trạng căng thẳng kể từ sau vụ tấn công vào Israel ngày 7/10/23, giới cảnh sát đang tăng cường việc tuần tra quanh các giáo đường Do Thái và nhà thờ Hồi giáo. Các cuộc biểu tình giữa hai phe, ủng hộ Israel và ủng hộ Palestine, đã bùng nổ ở New York City trong nhiều ngày vừa qua. Tại Quảng trường Thời Đại chiều ngày 13/10, hàng trăm người của hai phe, ủng hộ Palestine và ủng hộ Israel, đã chen chúc vẫy cờ và hô vang tiếng giận dữ.
Tại Washington D.C., một cuộc biểu tình ủng hộ Israel và cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái đã thu hút khoảng 200 người tại Freedom Plaza, gần Điện Capito. Theo Liên đoàn Do Thái ở Los Angeles, giới chức ở đây đã tăng cường việc tuần tra quanh các địa điểm của người Do Thái.
Tại Florida, Thống đốc Ron DeSantis đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Cảnh sát tiểu bang Connecticut cho biết đã xuất hiện nhiều lời đe dọa nhằm vào các giáo đường Do Thái. Tại Texas, nhà chức trách kêu gọi người dân nên cảnh giác. Tại Columbus, Ohio, ngày 12 tháng Mười, những người biểu tình ủng hộ Palestine kể lại rằng có một người ủng hộ Israel đã văng tục chửi Palestine sau đó tông xe hơi vào một người biểu tình đi xe đạp, theo tin của The Columbus Dispatch cho biết.
Julie Platt, chủ tịch Liên đoàn Do Thái ở Bắc Mỹ, cho biết xu hướng gia tăng bạo lực nhằm vào người Do Thái đã tăng lên trong những năm gần đây, và trong bối cảnh này, nổi sợ hãi trong cộng đồng Do Thái ở Mỹ nói chung đang lan rộng. Bà Julie Platt cho biết số tiền dành cho những nỗ lực về an ninh trong cộng đồng Do Thái ở Bắc Mỹ đang tăng "ào ạt".
Bà Platt nói: "Tôi chưa bao giờ cảm thấy mức độ sợ hãi, lo lắng cũng như cảm xúc buồn sâu sắc lớn đến như thế này". Edward Ahmed Mitchell, phó giám đốc điều hành Hội đồng Giao tế Mỹ-Hồi giáo, cho biết kể từ sau cuộc tấn công của phong trào Hamas vào Israel ngày 7/10, đã có sự trỗi dậy đột ngột của khuynh hướng cuồng tín chống người Hồi giáo lẫn người Do Thái, theo The New York Times cho biết.
Tại các trường đại học ở khắp nước Mỹ, không khí căng thẳng do sự xung đột về quan điểm chính trị đang sôi sùng sục. Ủng hộ Palestine, sinh viên Đại học California, Los Angeles, đã tổ chức một cuộc đi bộ vào ngày 12/10. Tại Đại học Columbia, các cuộc biểu tình ủng hộ Israel lẫn ủng hộ Palestine đã khiến cho nhà trường phải tạm đóng cửa không cho người bên ngoài vào.
NPR cho biết, tại Harvard, hàng chục nhóm sinh viên đã ký vào một lá thư được đưa ra từ Ủy ban Đoàn kết Palestine của Harvard (Harvard Palestine Solidarity Committee – PSC) vào ngày 7/10. Thư có nội dung yêu cầu Israel phải "hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hành độngbạo lực đang diễn ra".
NPR cho biết, tại Harvard, hàng chục nhóm sinh viên đã ký vào một lá thư được đưa ra từ Ủy ban Đoàn kết Palestine của Harvard (Harvard Palestine Solidarity Committee – PSC) vào ngày 7/10. Thư có nội dung yêu cầu Israel phải "hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hành độngbạo lực đang diễn ra".
Bức thư nhận được phản ứng trái chiều dữ dội từ sinh viên, giảng viên, cựu sinh viên, chính trị gia và thậm chí cả chủ tịch của Harvard. Sau đó, một số nhóm đã rút lại sự ủng hộ đối với bức thư.
Tại New York, trong lá thư gửi các thành viên của mình, Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Sinh viên NYU viết rằng "Israel phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự mất mát về nhân mạng lớn này". Gần như ngay lập tức, hãng luật Winston & Strawn đã rút lại lời mời làm việc đối với người này.
Vài cuộc đụng độ giữa hai phe đã xảy ra, chẳng hạn sinh viên Đại học North Carolina và Đại học Indiana. Không chỉ sinh viên, một số ban giám hiệu cũng bày tỏ chính kiến. Chủ tịch Đại học Florida Ben Sasse tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ sinh viên Israel và người Do Thái. Những trường khác, như Đại học Vanderbilt và Đại học bang Ohio, thì tỏ ra trung lập.
Vài cuộc đụng độ giữa hai phe đã xảy ra, chẳng hạn sinh viên Đại học North Carolina và Đại học Indiana. Không chỉ sinh viên, một số ban giám hiệu cũng bày tỏ chính kiến. Chủ tịch Đại học Florida Ben Sasse tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ sinh viên Israel và người Do Thái. Những trường khác, như Đại học Vanderbilt và Đại học bang Ohio, thì tỏ ra trung lập.
Nhìn chung, người Mỹ ủng hộ Do Thái chiếm tỷ lệ cao hơn. Một cuộc thăm dò của NPR/PBS NewsHour/Marist cho thấy, có đến 2/3 người Mỹ nói rằng Hoa Kỳ nên công khai ủng hộ Israel
2. Thế giới
Trên toàn thế giới, đặc biệt ở khu vực Trung Đông, không khí căng thẳng đang bùng nổ. Hàng chục ngàn người đã xuống đường khắp Trung Đông, tương tự một số khu vực ở châu Á, châu Âu, để biểu thị quan điểm của họ trong việc "chọn phe". Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đám đông tụ tập bên ngoài các nhà thờ Hồi giáo hô vang lời phản đối Israel.
Tại thành phố Diyarbakir phía Đông Nam, chủ nhân một cơ sở, 46 tuổi, Mikail Bakan nói: "Toàn bộ thế giới Hồi giáo cần phải đoàn kết chống lại Israel", theo ghi nhận của The Guardian. Tại Nablus, khu Bờ Tây do Israel chiếm đóng, thanh niên đốt lửa trên đường phố và đụng độ với quân đội Israel.
Châu Âu cũng đang nhốn nháo biểu tình, cũng với hai phe, bên lên án Israel và bên nguyền rủa bọn Hamas. Một lá cờ Palestine khổng lồ xuất hiện trong một cuộc biểu tình ở Rome. Từ Braband ở Đan Mạch đến Berlin ở Đức, không khí rất ồn ào. Đức và Pháp đã ban lệnh cấm các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine và một số nước phương Tây cho biết, họ cho tăng cường các biện pháp an ninh tại các giáo đường cũng như trường học Do Thái.
Ngày 13/10 tại Baghdad, hàng chục ngàn người Iraq đã tập trung tại Quảng trường Tahrir, vẫy cờ Palestine và đốt cờ Israel; hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ và chống Israel. Giáo viên Muntadhar Kareem, 25 tuổi, nói: "Chúng tôi sẵn sàng tham gia cuộc chiến và giải thoát người Palestine khỏi sự tàn bạo của Israel".
Các cuộc biểu tình do chính phủ đứng ra tổ chức cũng xuất hiện khắp Iran, tương tự như ở Lebanon. Phó thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem phát biểu tại một cuộc biểu tình ở Lebanon rằng Hezbollah hoàn toàn sẵn sàng cầm súng chiến đấu cùng Hamas. Tiếng gào thét từ những gương mặt giận dữ khi biểu lộ thái độ chống Israel cũng được nhìn thấy tại Yemen.
Tại Indonesia, giáo sĩ Hồi giáo Abu Bakar Bashir, người bị tình nghi chủ mưu vụ đánh bom Bali năm 2002 đã khiến cho 202 người bị thiệt mạng, đã cùng hàng chục người tham gia tuần hành chống lại Israel tại thành phố Solo.
2. Thế giới
Trên toàn thế giới, đặc biệt ở khu vực Trung Đông, không khí căng thẳng đang bùng nổ. Hàng chục ngàn người đã xuống đường khắp Trung Đông, tương tự một số khu vực ở châu Á, châu Âu, để biểu thị quan điểm của họ trong việc "chọn phe". Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đám đông tụ tập bên ngoài các nhà thờ Hồi giáo hô vang lời phản đối Israel.
Tại thành phố Diyarbakir phía Đông Nam, chủ nhân một cơ sở, 46 tuổi, Mikail Bakan nói: "Toàn bộ thế giới Hồi giáo cần phải đoàn kết chống lại Israel", theo ghi nhận của The Guardian. Tại Nablus, khu Bờ Tây do Israel chiếm đóng, thanh niên đốt lửa trên đường phố và đụng độ với quân đội Israel.
Châu Âu cũng đang nhốn nháo biểu tình, cũng với hai phe, bên lên án Israel và bên nguyền rủa bọn Hamas. Một lá cờ Palestine khổng lồ xuất hiện trong một cuộc biểu tình ở Rome. Từ Braband ở Đan Mạch đến Berlin ở Đức, không khí rất ồn ào. Đức và Pháp đã ban lệnh cấm các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine và một số nước phương Tây cho biết, họ cho tăng cường các biện pháp an ninh tại các giáo đường cũng như trường học Do Thái.
Ngày 13/10 tại Baghdad, hàng chục ngàn người Iraq đã tập trung tại Quảng trường Tahrir, vẫy cờ Palestine và đốt cờ Israel; hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ và chống Israel. Giáo viên Muntadhar Kareem, 25 tuổi, nói: "Chúng tôi sẵn sàng tham gia cuộc chiến và giải thoát người Palestine khỏi sự tàn bạo của Israel".
Các cuộc biểu tình do chính phủ đứng ra tổ chức cũng xuất hiện khắp Iran, tương tự như ở Lebanon. Phó thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem phát biểu tại một cuộc biểu tình ở Lebanon rằng Hezbollah hoàn toàn sẵn sàng cầm súng chiến đấu cùng Hamas. Tiếng gào thét từ những gương mặt giận dữ khi biểu lộ thái độ chống Israel cũng được nhìn thấy tại Yemen.
Tại Indonesia, giáo sĩ Hồi giáo Abu Bakar Bashir, người bị tình nghi chủ mưu vụ đánh bom Bali năm 2002 đã khiến cho 202 người bị thiệt mạng, đã cùng hàng chục người tham gia tuần hành chống lại Israel tại thành phố Solo.
Tại thủ đô Dhaka của Bangladesh, người ta biểu tình chống Israel và cầu nguyện cho Palestine.
Tại Nhật, các thành viên của cộng đồng Hồi giáo Nhật đã biểu tình gần Đại sứ quán Israel ở Tokyo, giơ cao biểu ngữ ủng hộ Palestine và hô vang "Israel, kẻ khủng bố" và "Palestine tự do".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét