Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Thầy Nhạ có tư duy bất ổn, hơi hơi... điên ?

Miệng Nhạ, Trôn Trẻ
Bất ổn trong tư duy lối thoát của thầy Nhạ
Xin hiến kế cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Đào Tuấn - Có cái gì đó giống như bất ổn trong tư duy lối thoát của thầy Nhạ. Bữa trước, thầy dọa sống dọa chết rằng "bỏ biên chế". Rồi hôm qua lại bảo sư phạm phải học ngành CA, QD, bao cấp cho SV từ cái xi líp cho đến cái ghế sau khi ra trường.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Năm nay đúng là "thảm họa" giáo dục với những trường sư phạm "chỉ cần 3 điểm 3"! Còn đời sống giáo viên, thảm họa qua 4-5 đời bộ trưởng với lời hứa "đến tháng 10"!


Một tính toán năm 2005 cho thấy, Tỷ lệ chi phí cho giáo dục trên GDP VN là 8,3% vượt xa các nước phát triển cao thuộc khối OECD kể cả Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc.


Tại sao người ta có thể "chui ống cống bơm xe nuôi con học ĐH", chi phí đến 40% chi phí giáo dục từ tiền túi mà ngành giáo dục vẫn không có tiền cho giáo viên?


Vì những trận đánh, những thí điểm, những cuộc cách mạng của các thầy bộ trưởng.
10.000 tỷ cho đề án ngoại ngữ, trong khi thứ học được lại không dùng được.
9.400 tỷ cho SGK qua 3 đời BT vẫn chưa xong.


Nói thật, thầy Bộ trưởng chỉ cần giảm biên chế ngay đội ngũ máy lạnh, giảm ngay số lượng quan giáo dục. Chỉ cần đừng thí điểm, đừng cách mạng hay cuộc chiến gì sất tự khắc có tiền to trả lương cho các thầy cô.

Giảm biên chế, rồi Sư phạm phải học CA, QĐ. Ôi sao khó thế mà thầy cũng nghĩ ra được, nói ra được. Hay vì bộ trưởng XHCN phải sáng đúng chiều sai, sáng mai...
-----------------

Xin hiến kế cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Anh Đào

Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. dựa vào tỷ lệ 62,3% chi phí thường xuyên cho giáo dục là để trả lương, đáng lẽ thu nhập của giáo viên bình quân phải là 38 triệu đồng nếu như hệ thống giáo dục được tổ chức và điều hành quy củ và hợp lý.

Chỉ vài tháng trước, Bộ trưởng Giáo dục tuyên bố về một chính sách "bỏ biên chế giáo viên". Còn hôm qua, ông đề nghị muốn nâng cao chất lượng đầu vào, ngành sư phạm phải học tập công an, quân đội.

Rất tròn vành rõ nghĩa, học, là ở việc "giao chỉ tiêu hàng năm, có chính sách ưu tiên về học phí và được phân công công việc sau khi ra trường"- lời Bộ trưởng.

Không có một chữ "biên chế" nào trong phát biểu, nhưng tất cả những ai nghe đọc đều hiểu Bộ trưởng đang nói tới một cơ chế bao cấp trong đào tạo và một chính sách biên chế ổn định ở đầu ra.

Ai cũng hiểu, nguyên nhân trực tiếp của phát ngôn là từ sự kiện thảm họa của ngành giáo dục: Có trường cao đẳng tuyển sinh với chỉ cần mỗi môn 3 điểm tốt nghiệp.

3 điểm mỗi môn để "vào sư phạm" đang làm phiền lòng, khiến tổn thương ngay chính các thầy cô những người mà nghề nghiệp giống như một sứ mạng. Phải nói thêm, trong khi 30 điểm, số điểm tuyệt đối, cũng chưa đủ để vào một số ngành thuộc khối trường công an.

Nhưng nâng cao chất lượng đầu vào không chỉ có mỗi giải pháp bao cấp, thưa thầy Bộ trưởng.

Chuyên viên thống kê cao cấp của Liên hợp quốc, ông Vũ Quang Việt từng đưa ra những con số giật mình.

Chi tiêu cho giáo dục ở VN năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2% (dân các nước phát triển cao chi trả 20%, còn ở Việt Nam dân chi trả tới 40%)

Người Việt Nam, với truyền thống hiếu học, không hề ngại chi tiền, thậm chí chi tiêu mang tính chất hy sinh cho con cái đi học.

Thực tiễn với những câu chuyện "cha chui ống cống bơm xe nuôi con học đại học" chứng minh điều đó.

Dựa vào chi phí cho giáo dục ở Việt Nam và dựa vào tỷ lệ 62,3% chi phí thường xuyên cho giáo dục là để trả lương (theo tỷ lệ ở Việt Nam), ông Vũ Quang Việt khẳng định rằng, đáng lẽ thu nhập của giáo viên bình quân phải là 38 triệu đồng nếu như hệ thống giáo dục được tổ chức và điều hành qui củ và hợp lý.

Vì sao lương giáo viên thấp, trong khi chi phí giáo dục cao hàng đầu thế giới, thưa Bộ trưởng, đáng lẽ phải là một bài toán cần gấp đáp số.

Tôi nhớ có một con số 9.400 tỷ cho một đề án ngoại ngữ. Và kết quả là không một nhà quản lý giáo dục nào dám trả lời câu hỏi của phụ huynh "Con tôi học ngoại ngữ như vậy có dùng được không!".

Tôi không thể quên con số hơn 34.000 tỷ để "đổi mới SGK"! Và việc đổi mới, qua 3 đời Bộ trưởng vẫn chưa xong.

Muốn nâng cáo chất lượng đầu vào, có lẽ, chỉ cần giải bài toán "chi phí giáo dục/ thu nhập thực tế giáo viên"! Chỉ cần bơn bớt đi những thí điểm, đề án vô bổ, tốn kém. Chỉ cần giảm bớt biên chế lực lượng "quan giáo dục". Chỉ cần có cơ chế cho các trường tư thục.

Hãy để thị trường được làm cái việc thanh lọc, theo đúng nguyên tắc của nó.

Thưa Bộ trưởng, chắc ông cũng đồng ý rằng nếu chấp nhận cả việc ngồi ống cống bơm xe nuôi con ăn học, sẽ không một phụ huynh nào muốn con mình vào những ngôi trường "chỉ cần 3 điểm", không một vị phụ huynh nào tin vào một nền giáo dục với các thầy cô "không thể vào đâu khác đành vào trường sư phạm"!

Những điều này nói ra không phải mạt sát hay bêu xấu ngành giáo dục đâu, mà đó chính là việc cần làm, lời cần nói để gìn giữ hình ảnh các thầy cô giáo vậy.

http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/xin-hien-ke-cho-bo-truong-phung-xuan-nha-691556.bld

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét