Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Liệu Việt Nam có thể thiếu Chủ tịch nước?

Liệu Việt Nam có thể thiếu Chủ tịch nước?
Các chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Indonesia và Myanmar vào những ngày 22- 26 tháng 8 trên nền sự vắng bóng của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã làm dấy lên những suy đoán khác nhau trên một số phương tiện truyền thông.

Nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của đài Sputnik không tìm thấy thông tin lý giải tại sao Chủ tịch nước Trần Đại Quang "không tiếp" Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim, người đã đến thăm Hà Nội vào tuần trước. Có lẽ hôm đó ông bị ốm và cần điều trị.

Nhưng tôi nghĩ rằng, kết quả chuyến thăm hai quốc gia láng giềng của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như cấp độ đón tiếp cao nhất là tương xứng với cấp độ tổng thống. Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước Việt Nam, nhưng, các nước trong khu vực đều hiểu rằng, Nguyễn Phú Trọng là nhân vật số 1 ở Việt Nam vì ông đứng đầu đảng duy nhất cầm quyền trong nước xác định chính sách đối nội và đối ngoại, quá trình thực hiện cải cách kinh tế, và tuyển chọn để bổ nhiệm cán bộ các cấp.

Indonesia và Myanmar hiểu rõ vai trò của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chính bởi vậy các nhân vật số 1 của hai nước này, kể cả các vị tổng thống, đã đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua nhà lãnh đạo ĐCSVN viếng thăm Myanmar, và là chuyến thăm đầu tiên tới Indonesia. Cả hai nước đều có tầm quan trọng rất lớn đối với Việt Nam trước hết về mặt kinh tế. Hiện nay, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Indonesia là lớn hơn kim ngạch thương mại của Việt Nam với Nga. Tôi cho rằng, trong quan hệ với Indonesia, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 10 tỷ USD sớm hơn trong quan hệ với Nga. Việt Nam cũng có triển vọng tốt đẹp trong việc phát triển quan hệ kinh tế với Myanmar. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào nước này là 2 tỷ USD. Song, có chú ý đến những thành tựu của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành dầu khí và công nghệ thông tin có thể dự đoán rằng, Myanmar sẽ quan tâm đến việc mở rộng sự hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực này.

Tôi muốn lưu ý đến một số khía cạnh chính trị trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng. Tại Myanmar, hai bên đã nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ "Đối tác Hợp tác Toàn diện". Kết quả chuyến thăm Indonesia là một động lực thúc đẩy đàm phán để sớm ký kết thỏa thuận phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước ở Biển Đông. Đây là một tấm gương quan trọng đối với toàn thể cộng đồng ASEAN. Nếu tất cả các thành viên ASEAN cuối cùng giải quyết các vấn đề gây tranh cãi về đường biên giới, họ có thể thành lập một mặt trận thống nhất mạnh mẻ để đàm phán với Trung Quốc. Không có gì bí mật, cho đến gần đây trong số những nước tham gia các tranh chấp ở Biển Đông có không chỉ Trung Quốc. Ví dụ, đã ghi nhận một số động độ giữa Indonesia và Việt Nam, và Malaysia đã đưa ra những tham vọng lãnh thổ với Singapore.

Khi đánh giá kết quả các chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng tới Indonesia và Myanmar nên lưu ý đến yếu tố Trung Quốc. Ba quốc gia này có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Mỗi nước muốn nhận được những lợi ích nhất định từ mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, đồng thời quyết tâm giữ vững chủ quyền của mình.

Các hoạt động quốc tế của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy rằng, đây là nhân vật chính trị cấp cao nhất, mà điều đó phù hợp với các truyền thống chính trị của Việt Nam và không trái với các quy định Hiến pháp Việt Nam, văn kiện xác định các chức năng của Chủ tịch nước và các nhánh chính quyền khác.

Piotr Tsvetov
(Sputniknews)

1 nhận xét:

  1. cái VN không cần là cái tổ chức khủng bố mang tên đảng cộng sản Việt Nam...

    Trả lờiXóa