Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Về bộ sách mới lịch sử Việt Nam: Vẫn là sử đểu!

Khi mà viết sách sử vẫn dưới sự chỉ đạo của thằng ấy, viết bằng tiền của thằng ấy chi, ngồi trong phòng máy lạnh của thằng ấy xây... thì chắc chắn sử viết ra vẫn là sử đểu! Chính vì thế mà từ hôm nó ra đời đến nay, tôi không đề cập tới nó trong Blog này. Những điều TS Trần Đức Cường nói thực chất là lừa dân để... bán sách. Nhân sĩ ngày nay tư cách không bằng cô gái điếm. Hôm qua nhà thơ Nguyễn Trọng khoe trên FB ảnh lẵng hoa do Chủ tịch Hà Nội tặng với vẻ mặt hân hoan như chó được chủ khen, tôi phải bình vào trang bác ấy: "Sung sướng làm gì, khoe làm gì mớ hoa của ông công an ấy. Buồn cho bác". Bác ấy trả lời: "Không nên định kiến. Đâu cũng có này nọ, mới thành xã hội. Sống định kiến khổ lắm bạn ạ". Tôi đáp lại: "Trước đây đọc trang bác, em quý bác, nhưng qua nhiều sự kiện 2 năm qua, cảm thấy bác càng già càng giống như nhiều nhà văn quốc doanh khác. Y như Hòai Thanh: Vị nghệ thuật nửa cuộc đời / Nửa đời sau lại vị người ngồi trên / Thi nhân còn một chút duyên / Lại vò cho nát lại lèn cho đau. Nhà văn các bác sướng thật. Không định kiến, cứ được ai cho gì là hảo hảo. Mua danh 3 vạn, bán danh 1 đồng". Bác ấy im lặng không trả lời nữa. Vận vào trường hợp nhân sĩ viết bộ sử này cũng y như thế.
Về bộ sách mới lịch sử Việt Nam: Vẫn là sử đểu!
4.800.000 đồng/ bộ. Họ đóng gói 3 cuốn vào một hộp, bọc kín, không cho tháo đọc thử vài trang trước khi mua nên người mua chỉ có thể dựa vào lời giới thiệu hay báo chí để mua mà không thể kiểm chứng. Với mục đích mai mốt có bằng chứng để chỉ cho con cháu xem có một thời nguòi ta viết sử láo toét như thế nào thì hãy mua bộ sách sử này, còn để giáo dục hay nghiên cứu thì đừng.
Trong tuần vừa qua, sau bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ với PGS. TS Trần Đức Cường, có nhiều luồng ý kiến xoay quanh bài trả lời phỏng vấn này khi ông Cường đưa ra thông tin bộ sách có những điểm mới.

Ông nói, "Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Sau đó đến 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu tổng thống.

...Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn."

Do đoạn trả lời này, rất nhiều người đã tin rằng bộ sách sử có điểm sáng, viết trung thực hơn, và từ đó hi vọng (tin rằng) chính quyền hiện tại đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong việc làm sử. Nhiều người cũng cho rằng đó là một động thái thừa nhận VNCH của chính quyền hiện tại trong bối cảnh cần giữ biển đảo. Có người còn lạc quan hơn khi dựa vào đó để lập luận rằng chính quyền đã chịu thừa nhận VNCH vì sự đấu tranh không ngừng nghỉ của những người tranh đấu... Nhiều tranh cãi đã diễn ra xung quanh vấn đề này. Ồn ào.

Với tinh thần phản biện phải có chứng cứ, ông anh mua sách. Tôi chưa có đủ thời gian để đọc trọn bộ 15 cuốn với hơn 10.000 trang giấy. Nhưng, lật giở những đoạn lịch sử hiện đại trong cuốn 12, thì thấy đó vẫn là lịch sử đảng mở rộng, không khác các sách tuyên truyền. Nó không phải là sách sử.

Ví dụ như sự kiện cải cách ruộng đất, sử vẫn viết đó là chính sách đúng đắn, sai lầm là do trong một thời gian ngắn phải huy động nhiều cán bộ để thực hiện nên họ chưa được quán triệt đầy đủ nên sai lầm. Sách có đề cập đến việc sửa sai nhưng không hề nêu lên con số người chết vì cái sai đó. Họ vẫn cho đó là một cải cách đúng để chia lại ruộng đất cho dân và dân phát triển từ đó. Quy địa chủ sai, sau đó sửa sai thì sách sử lại ghi là "sửa cho...không còn là địa chủ." Cái từ "sửa cho" đó nó thể hiện sự ban ơn của kẻ nắm quyền sinh sát, và nó đi vào sách sử chính thống.

Về cuộc di dân vào Nam, họ vẫn cho đó là do "phần tử phản động đội lốt tôn giáo thực hiện kế hoạch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam...Mỹ và tay sai cho người tung tin tuyên truyền với luận điệu 'Chính phủ Việt Minh cấm đạo'..."

Về cải cách điền địa, chính sách người cày có ruộng ở miền Nam thì họ cho rằng đó chẳng qua là "xoá bỏ những thành quả mà cách mạng đưa lại cho nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp...phát triển giai cấp địa chủ phong kiến phản động ở miền Nam."

Sách viết, "Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam, công khai chặt đầu những người yêu nước với hình thức man rợ thời trung cổ." Mà không có số liệu cụ thể.

Sách vẫn viết "chính quyền tay sai," không hề thừa nhận VNCH như một số người nhận định. Trích một đoạn, "Sau khi từ chối tổng tuyển cử, để cố tạo cho được một bộ mặt dân chủ và hợp hiến, ngày 4-9-1956, Ngô Đình Diệm tổ chức tuyển cử bịp bợm, phản dân chủ. Ngày 1-3-1956, trước khi bầu cử ba ngày, hãng thông tấn Mỹ U.P khi đưa tin đã nhận xét: 'Không khí vận động tuyển cử tẻ nhạt vì tất cả ứng cử viên đều là người của ông Diệm.' Trên cơ sở quốc hội bù nhìn này, ngày 26-10-1956, Ngô Đình Diệm đã ban hành một bản hiến pháp phản dân tộc, phản dân chủ và dựng lên cái gọi là chính thể 'Việt Nam Cộng hoà.' "

Sơ lược vài trang trong một số chương trong tập 12 từ 1954-1965 ta đủ thấy họ viết sử kiểu gì. Các anh chị đọc qua vài trang tôi chụp lại từ sách để thấy họ viết sử "mới" và "tiến bộ" như thế nào. Cuối cùng, ta thấy đây chỉ là một hình thức PR để khơi gợi sự chú ý, đánh vào tâm lý mong muốn có sự đổi mới trong xã hội, mong ước sự thật lich sử được làm rõ của nhiều người dân để... bán sách.
4.800.000 đồng/ bộ. Họ đóng gói 3 cuốn vào một hộp, bọc kín, không cho tháo đọc thử vài trang trước khi mua nên người mua chỉ có thể dựa vào lời giới thiệu hay báo chí để mua mà không thể kiểm chứng. Với mục đích mai mốt có bằng chứng để chỉ cho con cháu xem có một thời nguòi ta viết sử láo toét như thế nào thì hãy mua bộ sách sử này, còn để giáo dục hay nghiên cứu thì đừng.


Nguyễn Thị Bích Ngà

(FB Nguyễn Thị Bích Ngà)

1 nhận xét: