Tổng bí thư phải là ủy viên Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên
22/08/2017 TTO - Đây là một trong những nội dung quan trọng của tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý vừa được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 22-8, một lãnh đạo Ban tổ chức trung ương cho biết bên cạnh các tiêu chuẩn chung, ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư phải đảm bảo đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND tỉnh, thành) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
Trường hợp ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu.
Đối với chức danh Tổng bí thư, phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực như uy tín cao trong trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị...
Tiêu chuẩn khác của Tổng bí thư là có bản lĩnh chính trị, năng lực, nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài; quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc; có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư; có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm.
Tổng bí thư cũng phải là người đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban chấp hành trung ương quyết định).
Với chức danh Chủ tịch nước, phải là người có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công...
Chức danh Thủ tướng được quy định tiêu chuẩn cụ thể là có uy tín cao, hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Có năng lực nổi trội trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp.
Thủ tướng cũng phải có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế - xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước...
Với chức danh Chủ tịch Quốc hội, yêu cầu phải là người có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, nhất là trong việc chỉ đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước...; có khả năng hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...
Đối với chức danh bộ trưởng, quy định nêu phải đảm bảo không bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
Quy định nêu trên cũng đưa ra tiêu chuẩn cụ thể với từng chức danh như thường trực Ban bí thư, trưởng ban Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội...
Với chức danh bộ trưởng và tương đương, quy định nêu rõ tiêu chuẩn có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Bộ trưởng cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn không bị chi phối bởi lợi ích nhóm; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chức danh lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh…
Hoàng Trung Hải (27 tháng 9 năm 1959) quê tại xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội. Ông đã trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thành phố Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 8 thành phố Hà Nội gồm thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và Thạch Thất, được 520.972 phiếu, đạt tỷ lệ 87,16% số phiếu hợp lệ.[1] Ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa VIII, XI và XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2007-2016), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam (2002-2007). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Bí thư Thành ủy Hà Nội.[2]
- Giáo dục phổ thông: 10/10[3]
- Ông theo học và tốt nghiệp bậc Trung học tại Trường Trung học Phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm.[cần dẫn nguồn]
- 7/1976 – 10/1981: Sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Kĩ sư, sau đại học về Hệ thống điện[3]
- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh[3]
- Cử nhân lí luận chính trị[3]
- Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20/11/1990.[3]
- Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 8, 10, và 13.[3]
- 11/1981- 7/1991: Kỹ sư, Trưởng kíp, Trưởng ca, Phó quản đốc phân xưởng rồi Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó Kỹ sư chính vận hành Nhà máy Điện Phả Lại; sau đó theo học và tốt nghiệp khóa đào tạo sau đại học Khoa Hệ thống điện, Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại biểu Quốc hội khóa VIII.
- 8/1991 – 8/1993: Trưởng phòng Thư ký tổng hợp, sau là Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Công ty Điện lực I Hà Nội.
- 9/1993-9/1995: Phó Văn phòng kiêm Trưởng phòng Tổng hợp, Bộ Năng lượng; sau học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Dublin, Cộng hòa Ailen.
- 9/1995-6/1997: Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
- 7/1997-3/1998: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp.
- 4/1998-8/2000: Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
- 8/2000-4/2001: Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối cơ quan Kinh tế Trung ương.
- 4/2001-7/2002: Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công nghiệp. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XI.
- 8/2002-7/2007: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Từ 8/2007 đến 4/2016: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phụ trách về lĩnh vực kinh tế ngành của Chính phủ.
- 4/4/2008, ông được Thủ tướng bổ nhiệm làm trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở,[4] sau đổi tên thành Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản[5]
- Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI; đại biểu Quốc hội khóa XIII.
- Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII ngày 3/8/2011 được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
- 27/12/2011 đến 2/2016: Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
- Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
- 5 tháng 2 năm 2016, được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô.
- 2/2016: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thôi phụ trách khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất theo Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ để nhận nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội.[6]
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thành phố Hà Nội
Ông đã trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thành phố Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 8 thành phố Hà Nội gồm thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và Thạch Thất, được 520.972 phiếu, đạt tỷ lệ 87,16% số phiếu hợp lệ.[1]
Phát biểu của ông:
- "Không một thủy điện nào được xây dựng mà không có quy hoạch. Không một quy hoạch nào được phê duyệt mà không có ý kiến của địa phương. Cũng không có quy hoạch nào được duyệt mà không đáp ứng tính hợp lý, cần thiết, an toàn. Quy hoạch đó không hợp lý chỗ nào thì các nhà khoa học có thể có ý kiến và cần chỉ rõ"[7][8].
- "Về vấn đề thiếu điện, tôi với tư cách là thành viên Chính phủ và Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về quy hoạch Tổng sơ đồ điện 6, xin nhận trách nhiệm về tình hình thiếu điện với QH, với cử tri"[9].
- "Chúng ta đã mạnh dạn thực hiện cơ chế thị trường về giá xăng, dầu và đã bước đầu thành công. Nếu chúng ta không thực hiện thị trường hóa về giá năng lượng thì không cách gì chúng ta có thể đủ năng lượng cho quốc gia, đặc biệt trong thời gian 50 năm, 100 năm nữa"[10].
- "Riêng giai đoạn 2011-2015, Việt Nam cần khoảng 300 tỷ USD cho đầu tư phát triển. Do đó, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lập đồng bộ và phát triển các loại thị trường (chứng khoán, hàng hóa dịch vụ, thị trường lao động, khoa học, công nghệ...) theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư; giải phóng và phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam"[11].
- “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”[12].
Phu nhân của ông là bà Phan Thị Hương, quê quán huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, là Chuyên viên Vụ KHCN các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ. Có hai con trai đều đang ở tuổi học phổ thông: Con trai cả tên là Hoàng Phan Tùng đang học bên Pháp; Con trai thứ hai là Hoàng Phan Bách đang học chuyên Anh tại trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét