Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

"Em chã " thời cộng sản

Ông Tô Huy Rứa được nhân dân thân mật gọi là "Ngu Như Rứa". Chắc khi phải về hưu sau đại hội XII, ông ấy cũng nghĩ mình ngu vì tưởng đã lao động cật lực cho cái ghế tương lai của mình hóa ra là chỉ làm cho bác Cả hưởng. Nhưng bác giầu lắm, con bác muốn làm "Em chã" thì quá dễ. Trông em ấy cũng giống "Em chã" thật.
"Em chã" thời cộng sản
Ha Thanh đã chia sẻ bài viết của Ngân An. Trông như thằng "em chã" trong phim số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng ấy nhể ?
Ngày 21/8/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trao quyết định cho ông Tô Huy Vũ giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc NHNN. Bản tin này rất bình thường như bao bản tin khác nhưng đáng chú ý vì người được bổ nhiệm là con trai nguyên UVBCT, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa.

Ông Rứa có 3 người con: 

Con trai cả: Tô Tử Hà , Bí thư Đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn.

Con trai thứ hai: Tô Huy Vũ , là người vừa được bầu Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế thuộc NHNN
Con gái ut: Tô Linh Hương , sinh năm 1988, học ngành báo chí, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Vinaconex - PVC vào tháng 4 năm 2012, nhưng rút lui khỏi chức vụ này chỉ sau 2 tháng, hiện đang công tác tại Bộ VHTTDL, đang giữ chức Bí thư đoàn Bộ VHTTDL, Ủy viên ban thường vụ đảng ủy Bộ VHTTDL.

---------------


Tô Huy Rứa (sinh 1947) là một chính khách Việt Nam; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng tốt nghiệp Cử nhân khoa Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội, có học vị Tiến sĩ triết học (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô).[1]

Ông sinh ngày 4 tháng 6 năm 1947, quê tại xã Quảng Thái huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1965, ông gia nhập lực lượng Thanh niên Xung phong phục vụ chiến trường. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 6 tháng 2 năm 1967, chính thức ngày 6 tháng 2 năm 1968. Đầu những năm 1970, ông được rút về và cử đi học tại trường Tuyên huấn Trung ương chuyên ngành triết học. Sau tốt nghiệp, ông được giữ lại làm trợ giảng Khoa Triết học. Trong thời gian làm trợ giảng, ông đăng ký học thêm và Cử nhân ngành Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Đầu những năm 1980, ông được cử làm nghiên cứu sinh, chuyên ngành triết học tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội tại Liên Xô, bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về nước và được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Đầu những năm 1990, ông được bầu giữ chức Giám đốc trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Thời gian này ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, học hàm Phó giáo sư Triết học.

Năm 1996, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công làm Phó giám đốc thường trực Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Cuối năm 1999, ông được Bộ Chính trị bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001), ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đến năm 2003, ông được điều động trở lại làm Phó giám đốc thường trực Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Cuối năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện.

Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, ông tiếp tục tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương, được bầu vào Ban Bí thư. Ngày 8 tháng 5 năm 2007, ông được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[1].

Tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII, ông dược bầu làm đại biểu Quốc hội.

Tháng 1 năm 2009, tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị.[1]

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông một lần nữa tái đắc cử vào Bộ Chính trị. Ngày 7 tháng 2 năm 2011 ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Vụ ông Nguyễn Trường Tô[sửa | sửa mã nguồn]

Luật sư Trần Đình Triển, vào ngày 20 tháng 7 năm 2010 cho đài RFA biết văn phòng Luật sư Vì Dân của ông vì cho đó là một hành động phạm pháp, đã chính thức gửi thư yêu cầu ông Tô Huy Rứa giải thích về việc ông can thiệp vào hoạt động của báo chí bằng cách gọi điện thoại cho các tổng biên tập cũng như một số cơ quan báo chí yêu cầu ngưng đưa tin về vụ ông Nguyễn Trường Tô, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, mua dâm tại Hà Giang[4] [5].

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Huy_R%E1%BB%A9a

2 nhận xét:

  1. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa!
    Bao giờ bão nổi can qua con vua thất thế thì ra ở chùa! N Đ.

    Trả lờiXóa
  2. Luyên thuyên. Tô Tử Hà chả liên quan gì nhà ông Rứa

    Trả lờiXóa