GS Hoàng 'khủng hoảng vì bị tước quốc tịch'
Giáo sư Phạm Minh Hoàng đang trong tình trạng "khủng hoảng" sau khi được tin giới chức Việt Nam "tước quốc tịch nhằm trục xuất" ông. Giáo sư Hoàng, người hiện mang song tịch Việt Nam và Pháp, nói rằng ông được Đại Sứ quán Pháp thông báo tin trên vào hôm 1/6. Chủ tịch Trần Đại Quang đã ký văn bản tước quốc tịch đối với ông vào hôm 17/5, "nhưng đến nay văn bản này vẫn chưa được công bố." Luật sư Hà Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, nói với BBC từ Hà Nội: nếu ông Hoàng quyết định hủy bỏ quốc tịch Pháp và chỉ còn quốc tịch Việt Nam thì không thể bị trục xuất đi đâu được."
Ông Phạm Minh Hoàng (phải) trong một cuộc biểu tình
phản đối Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam
"Tôi không còn đầu óc làm việc gì cả và chỉ biết giao phó chuyện này cho các luật sư," ông Hoàng nói với BBC hôm 4/6. Tháng 3/2016, vị giáo sư từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng tại Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã bị câu lưu tại TP Hồ Chí Minh do tổ chức lớp học về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam và về Hiến pháp.Nhà giáo Phạm Minh Hoàng bị tạm giữ
Khi Nhà nước đuổi công dân của mình đi
“Nước Mỹ làm tôi xấu hổ”
Ông cho hay Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh thông báo rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã ký văn bản tước quốc tịch đối với ông vào hôm 17/5, "nhưng đến nay văn bản này vẫn chưa được công bố."
"Tôi muốn nhờ các luật sư trợ giúp pháp lý nhưng chính họ và Sứ quán Pháp cũng đang đợi tham khảo văn bản tước quốc tịch để xem họ lấy lý do nào trục xuất công dân."
'Sống và chết trên quê hương'
Những vấn đề xảy ra tại cửa khẩu của Việt Nam thường được dư luận chú ý
"Hiện tại, vì chỉ có nguyện vọng sống và chết trên quê hương, tôi đang xin thôi quốc tịch Pháp, nhưng không rõ là thủ tục này sẽ diễn ra bao lâu."
"Tất nhiên, với một người hoạt động ở Việt Nam, việc có một quốc tịch nước ngoài sẽ có đôi chút lợi thế là khi có vấn đề, mình sẽ được sứ quán trợ giúp, can thiệp."
"Tuy vậy, sự trợ giúp ấy bao giờ cũng đến sau."
"Tôi tự xét thấy những gì mình làm đều mang tính chất ôn hòa, không vi phạm an ninh quốc gia, không lăng mạ ai và không có gì nguy hiểm đến mức phải bị tước quốc tịch."
Đề cập về mối liên hệ của ông với Đảng Việt Tân, ông nói: "Tôi bị kết án là theo Việt Tân, là thành viên của một tổ chức bị ghép tội khủng bố."
"Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm gì chứ không phải mình là ai."
Hồi tháng 8/2010, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt và sau đó bị án tù 17 tháng tại Việt Nam, thêm ba năm quản chế với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
"Việc nhà cầm quyền Việt Nam muốn trục xuất tôi trong bối cảnh gia đình neo đơn, anh tôi là thương phế binh, tôi còn mẹ già, vợ con ở Việt Nam là một hành động phi nhân," ông Hoàng nói.
Hôm 5/6, Luật sư Hà Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, nói với BBC từ Hà Nội:
"Tôi chưa được tiếp xúc với hồ sơ của ông Phạm Minh Hoàng nên cũng khó đưa ra bình luận."
"Tuy vậy, nếu ông ấy quyết định hủy bỏ quốc tịch Pháp và chỉ còn quốc tịch Việt Nam thì không thể bị trục xuất đi đâu được."
Hôm 5/6, BBC liên hệ Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh nhưng chưa nhận được phản hồi
"Hiện tại, vì chỉ có nguyện vọng sống và chết trên quê hương, tôi đang xin thôi quốc tịch Pháp, nhưng không rõ là thủ tục này sẽ diễn ra bao lâu."
"Tất nhiên, với một người hoạt động ở Việt Nam, việc có một quốc tịch nước ngoài sẽ có đôi chút lợi thế là khi có vấn đề, mình sẽ được sứ quán trợ giúp, can thiệp."
"Tuy vậy, sự trợ giúp ấy bao giờ cũng đến sau."
"Tôi tự xét thấy những gì mình làm đều mang tính chất ôn hòa, không vi phạm an ninh quốc gia, không lăng mạ ai và không có gì nguy hiểm đến mức phải bị tước quốc tịch."
Đề cập về mối liên hệ của ông với Đảng Việt Tân, ông nói: "Tôi bị kết án là theo Việt Tân, là thành viên của một tổ chức bị ghép tội khủng bố."
"Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm gì chứ không phải mình là ai."
Hồi tháng 8/2010, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt và sau đó bị án tù 17 tháng tại Việt Nam, thêm ba năm quản chế với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
"Việc nhà cầm quyền Việt Nam muốn trục xuất tôi trong bối cảnh gia đình neo đơn, anh tôi là thương phế binh, tôi còn mẹ già, vợ con ở Việt Nam là một hành động phi nhân," ông Hoàng nói.
Hôm 5/6, Luật sư Hà Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, nói với BBC từ Hà Nội:
"Tôi chưa được tiếp xúc với hồ sơ của ông Phạm Minh Hoàng nên cũng khó đưa ra bình luận."
"Tuy vậy, nếu ông ấy quyết định hủy bỏ quốc tịch Pháp và chỉ còn quốc tịch Việt Nam thì không thể bị trục xuất đi đâu được."
Hôm 5/6, BBC liên hệ Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh nhưng chưa nhận được phản hồi
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40104659
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét