Lỗ hổng nhân sự trong lĩnh vực công
Lê Ngọc Sơn 02/06/2017
(Dân Việt) Những biểu hiện của hiện tượng “giải cứu lợn”, “cấp phép ca khúc”, và mới đây là “luật sư tố thân chủ” vén lên bức màn đáng báo động về mặt chất lượng của nhân sự trong khu vực công. Những phát biểu dậy sóng mới đây tại nghị trường đã hé lộ sự thật về việc thiếu chuẩn tắc, thiếu chuẩn mực để hình thành nên một xã hội văn minh.
Lê Ngọc Sơn
Và thật buồn cho nền công lý nếu một tiến sĩ luật (mà lại là dân biểu) đề nghị luật sư phải tố cáo thân chủ trong hoạt động hành nghề của mình. Nó đi trái ngược hoàn toàn với các tiến bộ về mặt chuẩn tắc nghề nghiệp của nghề luật trên thế giới văn minh.
Thật buồn khi có ông Cục trưởng đòi cấp cho người dân được phép thay vì dân được làm thứ pháp luật không cấm.
Đòi luật sư tố giác thân chủ của mình là kết quả của việc thiếu hiểu biết và kinh nghiệm nghề luật.
Phát ngôn ngô nghê đến buồn cười của một tiến sĩ luật, ngoài là trách nhiệm của cá nhân người phát biểu, nó còn là hệ quả gây nên bởi nền giáo dục luật học nặng giáo điều, ít các luận lý về săn tìm công lý.
Ở góc độ này, giáo dục đã khuyết thiếu trong việc thực hiện chức năng lan toả các chuẩn mực tiến bộ và khó tạo ra những con người có phẩm chất tiến bộ tương xứng với tấm bằng.
Việc thiếu vắng chuẩn tắc chẳng khác nào tham vọng xây một toà nhà chọc trời trên nền đất sụt lún. Nó khó có thể đóng vai trò là giá đỡ căn cơ cho sự thiên biến vạn hoá của những thử thách tiềm tàng của xã hội.
Nhìn xa hơn, đó là kết quả của một hiện thực xã hội, theo ý chí chủ quan. Mà thường cái gì theo ý chí chủ quan, không tuân thủ chuẩn tắc thì sẽ khó nên đầu nên đũa.
Câu chuyên nhân sự tốt trong lĩnh vực công vẫn là một dấu hỏi...
Hệ quả của việc thiếu vắng chất lượng và chuẩn mực trong đội ngũ nhân sự ở lĩnh vực công là người dân phải đối mặt với mớ bòng bong mà nhẽ ra họ đã thuê các “đầy tớ” giải quyết, thông qua việc đóng thuế trả lương.
Biểu hiện rõ nhất của việc này là cả xã hội phải liên tục lao vào các cuộc “giải cứu”: Giải cứu lợn, giải cứu ớt, giải cứu trứng gà, giải cứu bài hát, giải cứu Sơn Trà, và giải cứu... luật sư.
Một xã hội cứ chạy theo việc “giải cứu” thì còn thời gian và năng lượng nào để phát triển?
Thêm nữa, về mặt quan hệ công chúng, những cuộc “giải cứu” này xét về lâu về dài sẽ không tốt cho hình ảnh của tổ chức công; về mặt hiệu quả bộ máy, đây là hệ quả của việc “lấy đá ghè chân”, khi trao các trọng trách cho những nhân sự không đủ năng lực.
Suy cho cùng, bài toán mà chúng ta cần phải giải quyết trước mắt, khẩn cấp không kém việc chống tham nhũng, đó là giải quyết vấn đề chất lượng nhân sự của lĩnh vực công!
Chống tham nhũng để loại bỏ sâu mọt, nâng cao chất lượng đội ngũ để gia cường cho bộ máy.
Một bộ máy chỉ được gia cường về mặt phẩm chất, khi các thành tố làm nên bộ máy đó đủ chuẩn về mặt chất lượng.
Nhưng để mưu tìm chất lượng, người ta cần có những bộ chuẩn tắc tiến bộ (đạt giá trị tổng quát của nhân loại) mà các cá nhân, tổ chức, thực thể phải tuân thủ. Còn nếu không làm được, mọi viễn tượng sẽ khó sáng sủa!
Thật buồn khi có ông Cục trưởng đòi cấp cho người dân được phép thay vì dân được làm thứ pháp luật không cấm.
Đòi luật sư tố giác thân chủ của mình là kết quả của việc thiếu hiểu biết và kinh nghiệm nghề luật.
Phát ngôn ngô nghê đến buồn cười của một tiến sĩ luật, ngoài là trách nhiệm của cá nhân người phát biểu, nó còn là hệ quả gây nên bởi nền giáo dục luật học nặng giáo điều, ít các luận lý về săn tìm công lý.
Ở góc độ này, giáo dục đã khuyết thiếu trong việc thực hiện chức năng lan toả các chuẩn mực tiến bộ và khó tạo ra những con người có phẩm chất tiến bộ tương xứng với tấm bằng.
Việc thiếu vắng chuẩn tắc chẳng khác nào tham vọng xây một toà nhà chọc trời trên nền đất sụt lún. Nó khó có thể đóng vai trò là giá đỡ căn cơ cho sự thiên biến vạn hoá của những thử thách tiềm tàng của xã hội.
Nhìn xa hơn, đó là kết quả của một hiện thực xã hội, theo ý chí chủ quan. Mà thường cái gì theo ý chí chủ quan, không tuân thủ chuẩn tắc thì sẽ khó nên đầu nên đũa.
Câu chuyên nhân sự tốt trong lĩnh vực công vẫn là một dấu hỏi...
Hệ quả của việc thiếu vắng chất lượng và chuẩn mực trong đội ngũ nhân sự ở lĩnh vực công là người dân phải đối mặt với mớ bòng bong mà nhẽ ra họ đã thuê các “đầy tớ” giải quyết, thông qua việc đóng thuế trả lương.
Biểu hiện rõ nhất của việc này là cả xã hội phải liên tục lao vào các cuộc “giải cứu”: Giải cứu lợn, giải cứu ớt, giải cứu trứng gà, giải cứu bài hát, giải cứu Sơn Trà, và giải cứu... luật sư.
Một xã hội cứ chạy theo việc “giải cứu” thì còn thời gian và năng lượng nào để phát triển?
Thêm nữa, về mặt quan hệ công chúng, những cuộc “giải cứu” này xét về lâu về dài sẽ không tốt cho hình ảnh của tổ chức công; về mặt hiệu quả bộ máy, đây là hệ quả của việc “lấy đá ghè chân”, khi trao các trọng trách cho những nhân sự không đủ năng lực.
Suy cho cùng, bài toán mà chúng ta cần phải giải quyết trước mắt, khẩn cấp không kém việc chống tham nhũng, đó là giải quyết vấn đề chất lượng nhân sự của lĩnh vực công!
Chống tham nhũng để loại bỏ sâu mọt, nâng cao chất lượng đội ngũ để gia cường cho bộ máy.
Một bộ máy chỉ được gia cường về mặt phẩm chất, khi các thành tố làm nên bộ máy đó đủ chuẩn về mặt chất lượng.
Nhưng để mưu tìm chất lượng, người ta cần có những bộ chuẩn tắc tiến bộ (đạt giá trị tổng quát của nhân loại) mà các cá nhân, tổ chức, thực thể phải tuân thủ. Còn nếu không làm được, mọi viễn tượng sẽ khó sáng sủa!
http://danviet.vn/kinh-da-trong/lo-hong-nhan-su-trong-linh-vuc-cong-775560.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét