Đất nước quái chiêu bởi hiệu ứng phe nhóm lãnh đạo Nam - Bắc
Thơ Phương - Có nhiều người hay thắc mắc là ở VN khi đi ra các tỉnh phía Bắc, là những tỉnh rất kém về kinh tế, là không đóng góp cho ngân sách quốc gia mà quanh năm xin tiền ngân sách để đầu tư. Và chuyện quái đản là đã số những vị đại biểu quốc hội cho đến các vị bộ trưởng hay thứ trưởng các ban bộ đều là những người ở các tỉnh phía Bắc đó nắm yết hầu về kinh tế. Đường bộ, đường cao tốc, tượng đài, trụ sở hành chính thì xây hoành tráng, nhất là đường cao tốc thì xây dư thừa chỉ dăm vài chiếc xe chạy đến mức người ta lên tiếng về sự thua lỗ là xây đường cao tốc hoành tráng xây xong không có xe chạy để thu phí có tiền bảo trì.Đối lập vế bên kia là phía Nam thì giao thông đông đúc nhộn nhịp, nhưng hạ tầng vận chuyển xuống cấp nghiêm trọng là không được đầu tư, chỉ khi nào người ta lên tiếng thì mới xây cất, còn không thì nó chả được đầu tư. Ở Hà Nội thì thô bạo nhất là đầu tư đường cao tốc nhiều nhất, lấy ngân sách nhiều nhất, xây đường đắt đỏ nhất hành tinh nhiều nhất, và hầu như ngày nào cũng có đề xuất xây thêm đường cao tốc trị giá gọi là “chục ngàn tỷ”,… đó là chuyện gì đang diễn ra ở đất nước này?
Ôi thôi trước đây tôi hay nói là lãnh đạo nào thì nhận mức đầu tư đó, quốc gia nào thì lãnh đạo đó, thí dụ ta đang nói về chức danh Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,… Là họ đều xuất thân từ các tỉnh phía Bắc nắm giữ chức vụ chủ chốt đó thì lẽ tất nhiên khi họ ngồi cái ghế đó thì họ sẽ chiếu cố ưu ái đầu tư vào tỉnh thành đó của họ là không tránh khỏi sự chênh lệch này,….
Chuyện hi hữu là chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải VN, thì đã mấy chục năm qua thì những người nắm chức vụ này đều là những người xuất thân công tác ở các tỉnh phía Bắc mà ra, nên họ sẽ không ưu ái cho các tỉnh phía Nam (chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT này cần xem lại, nếu muốn phát triển cân bằng về phía Nam thì phải có con người được bổ nhiệm xuất thân và kinh nghiệm sống ở đó cho cân bằng từng nhiệm kỳ, chứ không thể cả mấy chục năm thì chức vụ ấy đều do các tỉnh phía Bắc nắm giữ).
Cho nên nó không có gì lạ khi hạ tầng giao thông các tỉnh phía Nam, đặc biết nhất là các trung tâm công nghiệp đốt xương sống đầu tàu của nền kinh tế VN là TP.HCM, Biên Hòa (Đồng Nai), Vũng Tàu, Bình Dương,… thì hạ tầng giao thông đô thị cũng như đường bộ vận chuyển hàng hóa xuống cấp trầm trọng là người ta ít đầu tư vào đây. Chưa nói đến chuyện tồi tệ nữa là xa hơn các tỉnh Miền Tây, và các tỉnh ĐBSCL nơi tập trung đông đảo nhiều triệu người sinh sống thì vẫn không được nhận mức đầu tư xứng đáng mà trái lại hàng năm vẫn phải cáng đáng xuất khẩu lúa gạo, hải sản thu ngoại tệ về cho ngân sách quốc gia rất lớn. TP.HCM cũng thế là sau nhiều chục năm là túi vàng là mỏ tiền, kể cả tiền kiều hối từ Mỹ gửi về mấy chục năm thường xuyên chiếm 70% và nó chảy đi đâu thì hết ai biết,… và cái TP.HCM này bị khai thác đến kiệt sức là chỉ còn cái vỏ trống rỗng vì hạ tầng giao thông bị băm nát do thiểu số nhóm lợi ích chi phối,…
Giống như câu chuyện cái sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có giá trị là không thể thay thế là nó quá nổi tiếng cả thế kỷ nay, là có tên miền được lưu trữ là địa điểm quen thuộc của quốc tế và kết nối với nhiều hãng hàng không quốc tế, và sân bay các nước mà khỏi cần quảng cáo thì ai cũg bay và đáp xuống cái sân bay này, vậy mà cái sân golf Tân Sơn Nhất bị chi phối của những nhóm lợi ích mơ hồ nào đó (chắc chắn là không có người gốc Sài Gòn, hay TP.HCM ở đây) thì ta tự hiểu nhóm người đó ở đâu vào Nam chi phối thì thấy rõ việc đó mà tôi khỏi cần nêu tên thì ai cũng rõ.
Đó là chuyện phẫn nộ là các ông bà lãnh đạo ở Trung ương Hà Nội thì cứ bắt TP.HCM vẫn phải là đầu máy kinh tế và phải đóng góp ngân sách cho Trung ương theo chỉ tiêu đề ra đó là hơi quá đáng,…
Thậm chí là cả cái Nhà máy lọc dầu Dung Quất, và các dự án kinh tế ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, thì khi ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm Thủ tướng thì tăng vốn và tăng tiền đầu tư vào vùng này bất chấp rủi ro và hiệu quả của các dự án kinh tế. Trước ấy cũng vậy là những dự án kinh tế lớn đầu tư vào các tỉnh đó thì cũng có những ông bà nghị gật hay quan chức cấp cao liên quan đến tỉnh này họ ưu ái đầu tư vào đó, và hậu quả là nhiều dự án thua lỗ hoặc phải đập bỏ và trả giá đắt là bắt tất cả người dân toàn quốc phải trả thì khó tính hết,….
Đúng là đất nước quái chiêu bởi hiệu ứng “lợi ích nhóm” và “người nhà lãnh đạo. Họ chả đặt lợi ích quốc gia lên trên hàng đầu mà chỉ đặt lợi ích cá nhân để kiếm phiếu ủng hộ để ngồi cái ghế lãnh đạo,…kết cục sự phân hóa giàu nghèo khó tin ở xứ này là người nghèo sống ngay trong đô thị đắt đỏ cũng có khá đông là chuyên khó tin nổi, và hậu quả quốc gia này phải trả giá đắt rất lớn về kinh tê về dài là không tránh khỏi .
Thơ Phương
(FB Thơ Phương)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét