Thất bại của Quốc hội trước sân bay Long Thành
Còn “sáng kiến” của Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính về tiết kiệm mỗi năm 1% phần chi thường xuyên, tương đương khoảng 10 ngàn tỷ đồng, để đắp vào kinh phí giải phóng mặt bằng của sân bay Long Thành thì sao? Câu trả lời đơn giản nhất là trong cảnh nạn ngân sách cực kỳ khốn quẫn, tiền cho công chức và an sinh xã hội còn thiếu, ai sẽ cho phép Ủy viên bộ chính trị Phạm Minh Chính đi lo sự vụ cho nhóm lợi ích sân bay?
Ai cho phép Ủy viên bộ chính trị Phạm Minh Chính
đi lo sự vụ cho nhóm lợi ích sân bay?
Thật đáng tiếc, Quốc hội không phải là túi tiền, dù đã gật đầu thoải mái thông qua chủ trương dự án sân bay Long Thành vào cuối năm 2015.Thậm chí, ngay cả khoản kinh phí giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành - ban đầu dự kiến 18.000 tỷ đồng, nhưng đến giờ số tiền lên đến 23.000 tỷ - cũng không làm sao “xoay” được tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017
Dự kiến, sẽ có 5.000 tỷ đồng được QH bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020. Dự kiến tiền cho thuê đất xây dựng các công trình thương mại dịch vụ là 1.000 tỷ đồng; tiền sử dụng đất khai giao đất cho các hộ tái định cư là 4.000 tỷ; tiền thuê diện tích đã giải phóng chưa xây dựng các hạng mục là 500 tỷ đồng.
Như vậy tổng nguồn có 10.500 tỷ, còn lại 12.500 tỷ đồng lấy ở đâu? Một đại biểu quốc hội đặt ra bài toán nếu Chính phủ không thể vay ODA, ngân sách có khả năng bố trí bổ sung thêm 12.500 tỷ đồng không?
Nhưng Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa đã phải thú nhận rằng với trần nợ công hiện nay, để đầu tư Long Thành bằng vốn nhà nước là hết sức khó khăn.
Theo “truyền thống”, các dự án “khủng” như Sân bay Long Thành, Cao tốc đường bộ Bắc - Nam, Điện hạt nhân Ninh Thuận… đều phải đi vay quốc tế tới 80% tổng dự toán. Trong dĩ vãng, đã có nhiều dự án vay ODA đầu xuôi đuôi lọt, “vẽ” được và vay được, làm giàu khủng khiếp cho các nhóm lợi ích, để từ đó những nhân vật này cứ tưởng sẽ mãi “nhân điển hình tiên tiến”.
Thời điểm chốt con số cuối cùng cho dự án sân bay Long Thành là vào cuối năm 2015, tức cuối đời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vào lúc đó, những nguồn vốn ODA “gối đầu” từ năm trước và cả năm trước nữa vẫn còn, do vậy nhóm lợi ích ODA không thể tránh khỏi ảo tưởng tình hình vẫn tiếp tục triển vọng vào những năm sau đó.
Nhưng đến tháng 12/2015, Trưởng đại diện Ngân hàng thế giới ở Việt Nam là bà Victoria Kwa Kwa bất ngờ thông báo với Chính phủ Việt Nam là kể từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ không còn được vay vốn ưu đãi nữa. Quả thật, sau đó đã dồn dập tin tức về không chỉ Ngân hàng thế giới mà cả Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển Á châu đều khẳng định từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA của quốc tế với mặt bằng lãi suất tăng gấp ba lần trong lúc thời gian ân hạn giảm đi một nửa.
Cánh cửa ODA dành cho các dự án ‘khủng” bỗng dưng sập lại. Một trong những “nạn nhân” đầu tiên là dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với số “vẽ” lên đến 20 tỷ USD, rốt cuộc đã bị Chính phủ của tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “dũng cảm” tuyên bố ngừng thực hiện.
Dự án sân bay Long Thành dĩ nhiên cũng không thoát khỏi số kiếp hẩm hiu…
Còn “sáng kiến” của Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính về tiết kiệm mỗi năm 1% phần chi thường xuyên, tương đương khoảng 10 ngàn tỷ đồng, để đắp vào kinh phí giải phóng mặt bằng của sân bay Long Thành thì sao? Câu trả lời đơn giản nhất là trong cảnh nạn ngân sách cực kỳ khốn quẫn, tiền cho công chức và an sinh xã hội còn thiếu, ai sẽ cho phép Ủy viên bộ chính trị Phạm Minh Chính đi lo sự vụ cho nhóm lợi ích sân bay?
Hy vọng duy nhất giờ dây được dồn về phía Nhật Bản. Trong lần Thủ tướng Phúc “vác rá” đến Nhật vào tháng 6/2017, Nhật đã cho Việt Nam vay khoảng 1 tỷ USD vốn ODA để làm cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, số tiền 1 tỷ USD chỉ vừa đủ cho nhu cầu giải phóng mặt bằng của dự án sân bay Long Thành, trong khi số vốn cần triển khai lại cần đến gấp hai chục lần hơn thế.
Minh Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét