Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Mỹ muốn gạt ảnh hưởng của Nga và TQ khỏi Cuba

Mỹ thực sự muốn gạt ảnh hưởng của Nga, và Trung Quốc ra khỏi Cuba
Mỹ quyết định khôi phục quan hệ với Cuba nhằm đẩy Nga-Trung ra ngoài, không cho hiện diện quân sự ở cửa nhà, đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ. Mạng Fox News Mỹ ngày 22 tháng 12 đăng bài viết "Cùng với quan hệ Mỹ-Cuba tan băng, Mỹ cần ngăn chặn lợi ích quân sự của Trung Quốc và Nga tại Cuba" của nhà phân tích K.T. MacFarlane. Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết:
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Quyết định khôi phục quan hệ với Cuba của Tổng thống Obama là chính xác, nhưng hoàn toàn không xuất phát từ nguyên nhân do ông đưa ra. Mỹ không thể cho phép đối thủ của mình tiếp tục chiếm lĩnh Cuba. Được biết, sự phát triển của Cuba còn trì trệ nghiêm trọng thuộc trình độ của thập niên 50 của thế kỷ trước, cần đầu tư rất nhiều vốn để xây dựng hiện đại hóa hạ tầng cơ sở.

Bất kể nước lớn nào đến trước một bước đều sẽ trở thành bên tài trợ chính của Cuba trong toàn bộ thời đại này, Cuba sẽ trao quyền lợi và đặc quyền nhất định cho họ.

Nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Mỹ là áp dụng biện pháp bảo đảm cho Cuba sẽ không trở thành đầy tớ của Nga hoặc Trung Quốc, ngăn chặn họ thiết lập hiện diện quân sự tại Cuba, biến Cuba thành bàn đạp để đe dọa an ninh của Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Cuba

Người Trung Quốc và người Nga biết rõ điểm này, hơn nữa họ đã bắt đầu hành động. Vào tháng 7 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Havana và ký kết một loạt thỏa thuận với Cuba, trong đó bao gồm mở rộng dự trữ dầu mỏ trên biển của Cuba, giúp nước này phát triển xây dựng hạ tầng cơ sở và xóa nợ. Nhà lãnh đạo Cuba Raul Castro hai năm trước đã thăm Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc năm nay cũng đã đến thăm Cuba.

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba. Người Trung Quốc và người Nga đi Cuba hoàn toàn không phải do ở đó có cơ hội thương mại lớn và tốt, mà là do Cuba cần rất nhiều đầu tư nước ngoài bất chấp không có những đòi hỏi báo đáp nhất thời.

Mặc dù đây không phải là toàn bộ nguyên nhân, ít ra cũng có một phần nguyên nhân là do họ tin mình có thể đòi một số báo đáp từ Cuba. Trung Quốc và Nga hiện nay đều có hiện diện quân sự quan trọng ở Bắc Mỹ. Điểm này, Cuba có thể đem lại cho họ.

Cửa nhà của Mỹ không tồn tại mối đe dọa an ninh là điều may mắn. Hai miền nam bắc của Mỹ đều có láng giềng hữu nghị, hai bên đông tây lân cận biển lớn. Khác với hầu hết các nước khác, Mỹ không cần đem những nguồn lực chủ yếu đầu tư vào bảo vệ quốc gia. Nhưng, nếu kẻ thù ở xa thiết lập hiện diện quân sự ở cửa nhà của Mỹ, đe dọa đến an nguy của Mỹ, tất cả đều sẽ thay đổi.

Nếu Trung Quốc trở thành nước lớn hàng đầu phát triển Cuba, thì tàu ngầm Trung Quốc chạy đến đường bờ biển của Cuba sẽ không còn là chuyện viển vông nữa.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Cuba

Nếu khoanh tay đứng nhìn kẻ thù của Mỹ xây dựng quan hệ kinh tế thương mại hoặc quân sự song phương vững chắc với Cuba - nơi cách Mỹ gần nhất và các nước xung quanh không hòa hợp với Mỹ, thì đây sẽ là sai lầm to lớn trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Từ lúc đầu xây dựng Hợp chủng quốc, Mỹ đã kiên định lập trường này, tức là Mỹ sẽ ngăn chặn bất cứ nước nào có ý đồ thiết lập cứ điểm ở Bắc Mỹ. Nhưng, vào năm 2013, Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tuyên bố, Mỹ sẽ lật đổ chính sách ngoại giao đã thực hiện 200 năm, chủ nghĩa Monroe đã chết. Điều này trực tiếp bật đèn xanh cho Nga và Trung Quốc.

Như vậy, có thể hiểu tại sao rất nhiều người Mỹ giữ ý kiến phản đối với quyết định khôi phục quan hệ với Cuba của Obama.

Nhưng, tất cả những điều này đều không là gì so với việc người Trung Quốc hoặc người Nga chiếm lĩnh Cuba, quốc gia cách bờ biển Mỹ trong gang tấc.

Nước nào giúp Cuba tiến hành hiện đại hóa, nước đó sẽ có được quyền lợi to lớn ở Cuba trong toàn bộ thời đại tiếp theo. Trong khi đó, nước này phải là Mỹ.

Trung Quốc tuyên truyền tàu ngầm hạt nhân
 tấn công Type 093 của họ hiện diện ở Ấn Độ Dương

Việt Dũng
(Giáo Dục)
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/My-thuc-su-muon-gat-anh-huong-cua-Nga-va-Trung-Quoc-ra-khoi-Cuba-post153930.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét