Tổng thống Nga Vladimir Putin
Động thái này diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Ukraine tuyên bố chính thức từ bỏ quy chế "không liên kết" - một cử chỉ có tính chất biểu tượng, nhưng có ý nghĩa mở đường cho việc Kiev xin gia nhập NATO. Trước đó, Moskva đã nhiều lần phản đối quyết định của NATO triển khai quân ở nhiều nước có biên giới chung với Nga - như các nước Baltic hay Ba Lan, cũng như chỉ trích dự án lá chắn chống tên lửa của Mỹ ở Đông Âu.Đáng lưu ý, học thuyết mới vẫn giữ nguyên một số điểm liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, cụ thể là "Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa cho việc sử dụng vũ khí nguyên tử hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Moskva, hay các đồng minh của mình, hoặc trong các trường hợp sự tồn tại và toàn vẹn lãnh thổ của Nga bị xâm hại" được nêu trong học thuyết quân sự cũ (thông qua năm 2010).
Tuy nhiên, có một khái niệm lần đầu tiên được đưa vào học thuyết mới, đó là Nga có thể sử dụng vũ khí chính xác “như là một phần của các biện pháp ngăn chặn chiến lược”. Mặc dù vậy, điều kiện cho việc sử dụng chúng không được nêu rõ.
Ngoài ra, theo giới phân tích, tuy xem NATO là mối đe dọa cơ bản, nhưng học thuyết quân sự mới của Nga vẫn giữ nguyên tính chất phòng thủ, nghĩa là Moskva chỉ sử dụng đến quân đội sau khi đã dùng đủ mọi giải pháp phi vũ lực.
Bên cạnh đó, học thuyết quân sự mới cũng xác định một trong những nhiệm vụ chính của quân đội Nga là “bảo vệ các lợi ích quốc gia” của Nga ở Bắc Cực - khu vực có tính chất chiến lược đối với sự phát triển kinh tế và cung cấp năng lượng trong tương lai của Nga. Đây cũng là khu vực mà nhiều nước, trong đó có Mỹ, Canada và Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện.
Linh Phương (tổng hợp)
http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/nga-tuyen-chien-voi-nato.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét