Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Những điều nên biết khi kết hôn lần hai

Những điều nên biết khi kết hôn lần hai
Lập gia đình lần hai (hoặc lần thứ ba, thứ tư) không phải là hiếm và khó khăn về tài chính là chuyện thường xảy ra. GD Lengacher nghĩ ông đã làm tất cả mọi thứ về tài chính khi cưới người vợ thứ hai của mình vào năm 2013. Để chuẩn bị cho việc mở tài khoản ngân hàng chung, cặp vợ chồng này kết hợp tài chính trên giấy tờ và lên cả kế hoạch chi tiêu cho gần một năm. Thế nhưng như vậy là không đủ. Họ đã ngay lập tức ngạc nhiên trước các chi phí của gia đình cũ và mới với tất cả là bảy người.

"Mọi việc bắt đầu từ việc không bán được nhanh ngôi nhà của vợ tôi như chúng tôi nghĩ," Lengacher, 46 tuổi, sống tại Indiana ở Hoa Kỳ và hiện đang phát qua podcast hàng tuần một chương trình tư vấn về cách ly hôn sao cho đỡ thiệt hại nhất.


"Chúng tôi cũng ước tính quá thấp tiền điện, khí đốt và nước của một gia đình mới có nhiều thành viên. Thêm vào đó là chi phí của việc có ba đứa trẻ học đại học và rồi cặp này nhận ra rằng họ đã quá lạc quan trong dự toán ngân sách."


Họ siết lại thu chi và cho thuê căn nhà này thay vì bán nhà đi. "Điều đó bỏ bớt mức căng thẳng tài chính của hợp đồng thuê nhà trả góp phụ trội mà chúng tôi phải trả," ông Lengacher nói.

Lập gia đình lần hai (hoặc lần thứ ba, thứ tư) không phải là hiếm – và khó khăn về tài chính là chuyện thường xảy ra .

Tại Hoa Kỳ 12% đàn ông và 13% đàn bà kết hôn hai lần, và 3% người Mỹ kết hôn ba lần hoặc nhiều hơn, theo Cục điều tra Dân số.

Ở Anh, khoảng 37% các đám cưới mỗi năm là đám cưới lần thứ hai, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia. Và ở Úc, 17% các đám cưới mỗi năm là có việc hoặc cô dâu hay chú rể trước đây đã từng kết hôn, theo Cục Thống kê Australia.

Kết hôn lần hai không phải là không có cạm bẫy, đặc biệt là khi nói đến tài chính. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn chuẩn bị cho tốt:

Việc bạn cần phải làm là đưa ra được chi tiết cho việc kết hợp hai gia đình riêng biệt thành một.

Điều đó có nghĩa là phải đồng lòng về những việc sẽ cần làm về tài chính, cũng như công việc của gia đình sẽ được chi phí ra sao và nuôi dạy con cái, nếu có, cùng nhau thế nào.
"Điều mà bạn tạo ra trong một chừng mực nào đó kể như là một doanh nghiệp," Julia Chung, chuyên viên lên kế hoạch tài chính và bất động sản tại công ty Facet Advisors ở Langley, British Columbia ở Canada nói. "Bạn đang sáp nhập hai doanh nghiệp thành một."

Bạn cần bao lâu để chuẩn bị: Tối thiểu sáu tháng trước khi kết hôn, bạn nên bắt đầu có những cuộc đối thoại cần thiết và chuẩn bị cùng với chồng/vợ sắp cưới.

"Điều đó có nghĩa là có thể cần gặp chuyên gia tư vấn về, kế toán viên, người lập kế hoạch tài chính và luật sư để đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn thỏa," bà Chung nói." Hội thoại chóng vánh không phải là một cách tốt để bắt đầu một mối quan hệ tốt đẹp lâu dài."

Việc cần làm ngay: Cần nói chuyện với nhau. Nghe có vẻ không lãng mạn nhưng bạn cần phải trao đổi rất chi tiết về tiền sẽ chi tiêu cho cuộc sống chung thế nào. "Thường thì người bạn đời mới của bạn sẽ có tài sản, thu nhập, và có quản lý tài chính riêng của họ, và bạn phải nói chuyện," bà Chung nói. "Thực ra để trò chuyện về chủ đề này là rất khó nhưng bạn không thể không làm."

Nắm bắt được những gì đã và đang xảy ra: Bạn cần biết có bất kỳ hợp đồng tài chính nào còn tồn đọng từ vụ ly hôn trước, chẳng hạn như nghĩa vụ cung cấp tài chính cho con cái hoặc cho vợ/chồng cũ?

Bạn cũng cần biết xem tên của vị hôn thê của bạn vẫn còn trên hợp đồng mua nhà trả góp của bất đồng sản mà cô từng mua với chồng cũ của cô ấy hay không? "Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng để mua một căn nhà khác của bạn, "Hilary Hendershott, một chuyên gia về lập kế hoạch tài chính tại California ở Hoa Kỳ cho biết." Và nếu chồng cũ, vì lý do gì đó, ngừng việc thanh toán tiền nhà trả góp, thang điểm về nợ nần của bạn có thể bị ảnh hưởng."

Nên gặp người lên kế hoạch nhà cửa của bạn: Một cuộc hôn nhân thứ hai có thể tạo ra một loạt các vấn đề liên quan tới bất động sản, đặc biệt là nếu có việc trẻ em cũng đứng tên sở hữu. Ví dụ, ở Pháp, trẻ em là "người thừa kế bảo vệ" và được hưởng một phần bất động sản từ cha, mẹ đẻ của họ.

"Như vậy, trong trường hợp không lên kế hoạch tốt, người cha/mẹ kế sẽ không được bảo vệ tốt," Daphne Foulkes, một nhà lập kế hoạch tài chính của hãng Spectrum IFA Group tại miền Nam nước Pháp nói. "Ngoài ra nghĩa vụ thuế đối với con riêng có thể là đáng kể, vì họ sẽ bị đánh thuế 60% trên bất kỳ tài sản nào mà họ được thừa hưởng từ cha hoặc cha/mẹ kế của mình."

Nói chung, điều quan trọng là cả hai người phải thống nhất được tài sản và tiền nong của bạn sẽ ra sao khi bạn qua đời, tức là bạn muốn tài sản đó sẽ thuộc về người phối ngẫu mới của bạn, cho con cái bạn, hoặc cả hai. Rồi còn con riêng thì ra sao?

Cần biết luật pháp bản địa: Chẳng hạn tại Canada, luật gia đình được chi phối theo tỉnh, tức là luật lệ của tỉnh nơi bạn kết hôn sẽ chi phối hôn nhân của bạn. Tại British Columbia, một luật gia đình nói rằng tài sản mà bạn mang vào hôn nhân sẽ là của bạn, nhưng bất kỳ việc tăng giá trị của những tài sản thuộc về hôn nhân sẽ được mang ra chia nếu bạn ly hôn.
Và ở Pháp, bạn không thể để thêm tên của một người phối ngẫu mới vào một chứng thư tài sản mà tránh được một số nghĩa vụ thuế, bà Foulkes nói. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến với các chuyên gia tài chính và thuế để đảm bảo rằng bạn không mắc phải những sai lầm tốn kém.




Kate Ashford

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét