CHIỀU NAY AIRLINES
facebooker Jimmy Nguyen Nguyen - Mỗi quốc gia đều phải có một hãng hàng không tiêu biểu. Mấy nước bự bự thì hai ba hãng. Làm nhiệm vụ đưa đón khách nhưng cũng là ngoại giao. Làm sao tạo ấn tượng tốt trong lòng người khách, mà người đầu tiên mà du khách gặp gỡ, chính là chiêu đãi viên hàng không. Họ đa số là phụ nữ. Sau cái vụ 11/9 thì có thêm nam giới. Nam hay nữ gì mà được tuyển chọn vô nghề này đều đẹp và giỏi. Nhìn mặt có cảm tình liền.Thời trước 75 , tui chỉ thấy hình mấy cô chiêu đãi viên trên mặt báo. Mặc áo dài xanh da trời, tóc ngắn (hình như không được để tóc dài). Thấy thật gần cách một sải tay là phu nhân của cố phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ trong một dịp ông bà đến thăm trường tui. Bà đã từng là chiêu đãi viên của Hàng Không Việt Nam Cộng Hoà. Phải nói bà đẹp không tả được.
Chỉ sau này khi đi định cư ở nước ngoài, mới có điều kiện đi máy bay thường xuyên. Lúc này mới có dịp so sánh chiêu đãi viên của từng hãng hàng không. Singapore Airlines là số dách, không chê vào đâu được. Úc là tệ nhất. Nước Úc không kỳ thị thế nên ai cũng có thể tham gia công việc này. Có cô mà thân hình đi lại giữa hai hàng ghế khá... khó khăn nhưng... hổng sao.
Mua được vé của hàng không "chiều nay" là hạnh phúc vì đó là chuyến bay thẳng. Luôn luôn mắc hơn các hãng khác nhưng phe ta vẫn chọn lựa. Vì đôi khi đem theo con nhỏ, hành lý lại nhiều. Có lố ký cũng thương lượng "nhỏ nhẹ" là xong. Chiêu đãi viên đa số nói giọng bắc và nói ngắn gọn. Thí dụ như đưa bữa ăn, họ chỉ hỏi "bò hay gà". Nghe là thấy no rồi. Lâu lâu cũng có một cô nói giọng miền nam. Mấy cô này bị mấy anh Việt kiều "dớt" liền. Không có điều kiện phục vụ ngành lâu dài. Ngành hàng không, cần những người mà bảo đảm được an ninh chính trị, thế nên người miền "bị chiếm" khó chen chân vô lắm. Tui thông cảm cái vụ này.
Hãng hàng không nước ta toàn xài máy bay thuê mướn, nên dân ta được đi máy bay mới. Chớ mấy nước giầu có tiền mua đứt, thế nên dân họ toàn xài... đồ cũ. Suốt mấy chục năm, hàng không nước ta chưa xảy ra một tai nạn máy bay nào. Không như Indonesia hay Malaisia, rớt hoài.
Những năm 2000, ai làm ngành nghề mà được đi nước ngoài là thần tiên. Thuỷ thủ viễn dương là nhất, sau đó là các người làm hàng không. Thời đó buôn bán cái gì cũng có lời.
Tui nhớ lúc ở Nhật, qua trung gian, đặt hàng thịt ch... cũng có (thịt bó lại như chả lụa). Một ký giá một hai chỉ vàng. Chuyến về Việt Nam, bà con gởi thuốc Tây, mỹ phẩm cho người nhà. Bao nhiêu họ cũng có cách đem được. Dần dần hình thành đường dây buôn bán rất khá. Một chuyến đi Nhật luôn kiếm tiền rất nhiều.
Những năm 80, Nhật có quota nhận mười ngàn người tị nạn ở các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Sắp hết hạn (1989) mà vẫn không tìm đủ người, vì đa số người vượt biên không muốn vào Nhật. Chính phủ bí quá vô trại ở Hồng Kông "hốt" một mớ cho đủ chỉ tiêu. Những bạn này đa số ở Hải Phòng, lúc đó vượt biên qua Hong Kong rất dễ. Họ không vì chính trị mà chủ yếu kiếm đường thoát khỏi "thiên đường cộng sản". Nay được Nhật nhận vào, họ miễn cưỡng nhận lời. (Chính phủ Âu Mỹ họ kỵ" di dân kinh tế.)
Nhưng khi vào Nhật thì "bạn ta" thấy đây là nơi kiếm tiền sao mà quá dễ dàng. Hàng hoá ở siêu thị cứ vậy vô "bê". Chẳng ai nói năng gì. Cái xứ Nhật hồi đó yên bình. Để cái gì cũng không mất. Siêu thị bự chảng chẳng ai trông coi. Có mấy cô tính tiền thì luôn bận rộn. Có bạn đẩy một cái tủ lạnh ra tỉnh bơ, không ai hỏi hoá đơn hết. Có điều lấy trộm cũng phải có "máu". Dân tỵ nạn miền nam hiền khô, nhất định không dám. Nhưng phe ta miền bắc đã quen từ cái hồi làm hợp tác xã, lấy đồ không sợ hãi. Ai chửi thì tui nghe, chớ tui có dự một tiệc gọi là "đồng hương HP". Ai cũng làm giàu nhờ cái nghề "tay trái" đó hết.
Mất mát sao các siêu thị không có biện pháp? Họ tính ra là không đáng. Số người phạm pháp là số ít, nay lại mướn bảo vệ nữa thì phiền quá. Đôi khi phe ta làm quá đáng thì họ mới bắt và gọi cảnh sát. Gọi xong thì thấy thêm phiền phức. Cảnh sát Nhật ngồi ngáp ruồi là chính. Vì xứ sở quá an bình. Nay được cú điện thoại nên mừng lắm. Vội vàng lái xe hú còi tới liền. Chưa kể trên đường còn gọi cho các điểm cảnh sát khác nữa. Thế nên chỉ một anh ăn trộm món đồ giá chưa đến năm chục đô, mà chừng năm xe cảnh sát hú còi, chặn đường giăng dây... rồi nhà báo chụp hình đủ kiểu. Khách đi sắm đồ mà thấy đèn chớp chớp là vọt lẹ. Vừa mất khách vừa mang tiếng. Thế nên đôi khi họ biết mình ăn cắp đó nhưng đành làm lơ. Chén kiểu thua chén sành là vậy.
Một số hàng hoá quý giá, họ dán con chips, đi ra cửa là có tiếng còi hú lên. Phe ta có cái túi đặc biệt. Hàng bỏ vào túi đó là máy ngọng. Im re. Có chiếc túi "thần", phe ta giờ chơi toàn hàng cao cấp. Hàng này không thể tiêu thụ ở Nhật. May nhờ có mấy em hàng không. Hàng này nhờ mấy em chuyển về là chắc ăn. Tui biết có bạn chuyên nghề "đi chợ" mà xây được mấy khách sạn ở VN. Làm riết rồi người Nhật họ cũng biết. Họ nuôi cho mập mập rồi hốt gọn. Giờ đa số phe ta ngồi đếm lịch, có mấy "tiếp viên" cũng bị cắt visa, vĩnh viễn không được vào Nhật.
Máy soi ở phi trường. Thật ra họ chú trọng an ninh là chính. Một ngày bao nhiêu triệu người qua lại, vấn đề kinh tế như buôn bán hàng lậu, hàng cấm hơi đâu mà kiểm cho xuể. Cái họ tìm kiếm là khí giới hay chất nổ. Chớ ma tuý hay tiền vàng gì đó, không phải là mục đích của máy soi cho chuyến đi ra . Đa số những người đem ma tuý, nếu đi một vài lần đầu ít khi bị phát hiện. Vì chắc chắn họ cũng có cái "túi thần" chớ. Nhưng rồi kiếm tiền mau rất dễ cám dỗ. Khi làm nhiều lần, đi nhiều lần, một năm đi mấy lần một tuyến đường chẳng hạn, thì máy computer sẽ đưa vào "bộ nhớ". Va ly của họ sẽ được quan sát kỹ.
Những năm gần đây, nghề buôn bán nước ngoài "hết ăn". Hàng nhập ở VN có khi còn rẻ hơn chính quốc mà còn được bảo hành. Hàng chôm chỉa cũng hết vì đời sống bây giờ khá hơn rồi, không ai ngu gì làm chuyện phạm pháp nữa. Thế nên nghề "tiếp viên hàng không" cũng hẻo. Có tiếng mà không có miếng. Nhiều người muốn tiền phải chơi hàng "độc" thôi.
Có điều một vài cá nhân làm bậy thì ta có thể thông cảm nhưng mới đây là cả một "Tập Thể " (chuyện 4 người) thì xã hội có vấn đề. Cả một xã hội coi đồng tiền là cứu cánh hoặc làm giàu mau chóng là một giá trị, thì thật là điều buồn bã. Đã vậy cái tên "Saigon" còn bị vấy vào. Thôi nghe mấy cha! Cái tên này là của tụi tui, mấy cha có tên khác mờ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét