Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Kinh tế TQ lâm nguy vì tham vọng bá chủ chính trị toàn cầu

Kinh tế TQ lâm nguy vì tham vọng bá chủ chính trị toàn cầu
Theo chuyên gia, đối với Trung Quốc, sự thịnh vượng chỉ là một phương tiện, trong khi quyền bá chủ toàn cầu lại là thứ Bắc Kinh đang tìm kiếm. Những diễn biến gần đây đang thổi bùng sự ngờ vực ngày càng tăng của các nhà đầu tư ngoại quốc đối với Trung Quốc.

1. Khó khăn của nền kinh tế TQ
Theo ông Jon Pelson, cựu giám đốc hội tụ [chuyên về kết hợp các lĩnh vực khác nhau] của British Telecom và là tác giả của cuốn sách 'Wireless Wars' [Cuộc chiến không dây], trong cuộc tìm kiếm quyền bá chủ toàn cầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không ngại ngần mạo hiểm với sự giàu có mà người dân Trung Quốc đã tích lũy được trong vài thập kỷ qua.

Ông Pelson nói trong một cuộc phỏng vấn với “China in Focus" (Tiêu điểm Trung Quốc) hôm 09/03: “Chủ tịch Tập sẽ từ bỏ sự giàu có và mức sống của đất nước mình nếu ông ấy có thể đánh đổi nó để giành lấy quyền kiểm soát địa chính trị đối với phần còn lại của thế giới. Nếu ông ấy có thể xuất khẩu chủ nghĩa tập thể của mình mà ông ấy nói là con đường cho phần còn lại của thế giới”.

Chính phủ TQ đặt mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 ở mức thấp nhất trong nhiều năm trong hai cuộc họp thường niên - được gọi là Lưỡng Hội - bắt đầu hôm 04/03 và dự kiến ​​kết thúc vào thứ 2 (13/03).

Trong các cuộc họp - vốn có sự tham gia của đoàn đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) (quốc hội trên danh nghĩa của Trung Quốc) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), một cơ quan cố vấn chính trị - tăng trưởng kinh tế (GDP) của Trung Quốc được đặt ở mức khoảng 5%, thấp hơn những gì các nhà quan sát bên ngoài Trung Quốc đã mong đợi.

Thực tế trong một trật tự quốc tế tự do và dựa trên luật lệ, mỗi quốc gia đều cố gắng gia tăng của cải và nâng cao mức sống trên con đường đạt được các chỉ số phát triển khác nhau, chẳng hạn như tỷ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn, chăm sóc sức khỏe được cải thiện và giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc không nuôi dưỡng quan điểm tự do về thế giới.

Ông Pelson nói, “Đó là một trò chơi bá quyền, họ đang tìm kiếm sức mạnh và ảnh hưởng địa chính trị. Tôi không muốn nói rằng họ không quan tâm đến sự thịnh vượng của đất nước - đó là một công cụ hữu ích. Nhưng đó là một phương tiện để đạt được mục đích”.

Ông nói rằng ngay cả khi một số người phản đối toàn cầu hóa và thương mại thế giới, thì đó là một thể chế quan trọng vì nó thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau, do đó giúp ngăn chặn chiến tranh. Kế hoạch địa chính trị của ĐCSTQ giải thích cho sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự coi thường các chuẩn mực hòa bình quốc tế.

Ông Pelson nói, “Nếu sự phụ thuộc lẫn nhau của bạn tăng lên trong mối tương quan với các quốc gia khác, bạn sẽ ít có khả năng tiến tới chiến tranh. Bạn sẽ không đánh bom một nhà máy sản xuất insulin cho đất nước của bạn. Quý vị sẽ không cho nổ tung một nhà máy thép nếu đó là nơi bạn đóng tàu. Và do đó, điều này tạo ra hòa bình giữa các quốc gia”.


2. Nhà đầu tư đã trở nên tỉnh táo

Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục giảm, Bắc Kinh tuần này đã thông báo tăng 7,2% chi tiêu quân sự, mức tăng cao thứ hai trong 5 năm. Các danh mục kinh tế hàng đầu cũng đang được phân bổ cho các cán bộ trung thành với nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, nhưng họ là những người ít tiếp xúc với ngoại quốc. Họ đang thay thế một thế hệ cũ được phương Tây coi là những người theo chủ nghĩa cải cách.

Theo ông Pelson, tất cả những diễn biến này đang thổi bùng sự ngờ vực ngày càng tăng đối với Trung Quốc trong các nhà đầu tư ngoại quốc, và nhiều công ty không muốn tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc.

Ông cho biết các cơ quan quản lý Trung Quốc không thể cung cấp khả năng dễ đoán định mà các nhà đầu tư cần và quan trọng là tính minh bạch mà họ yêu cầu đối với việc ra quyết định của các cơ quan quản lý.

Ông Pelson nói, “Các nhà quản lý ở bất kỳ thị trường nào… mặc dù họ phải theo dõi các nhà đầu tư và các công ty đang hoạt động trên thị trường của họ, nhưng họ cũng phải nhạy cảm với những yêu cầu, nhu cầu và mong đợi của những người chơi đó, nếu không họ sẽ làm hỏng thị trường của chính họ”.

Ông nói: “Trong một xã hội tự do, các cơ quan quản lý có trách nhiệm giải trình cao”.

Ông Pelson nói, “Ở Trung Quốc, bạn có những người cai trị trong chính phủ - tôi không muốn gọi họ là những nhà lãnh đạo, nhưng bạn có những người cai trị ở đó, những người không quen với ý tưởng rằng, nếu họ làm sai điều gì đó, họ có thể bị sa thải. Và họ có thể bị chính công dân của họ, các công ty và nhà đầu tư của họ đuổi việc”.

“Vì vậy, ý tưởng lo lắng về việc liệu họ có đang gây ra thiệt hại và sẽ có hậu quả hay không là một ý tưởng xa lạ. Và bạn đang thấy điều đó với một số quyết định mà nhóm cai trị này đang đưa ra ngay bây giờ”.

3. Cơ hội cho Ấn Độ, Việt Nam và Philippines

Năm 2022 là năm tồi tệ thứ hai đối với nền kinh tế Trung Quốc ít nhất kể từ những năm 1970. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của nước này tiếp tục giảm theo từng quý kể từ năm 2010, từ 12,2% trong quý đầu tiên của năm 2010 xuống còn 6% trong quý IV năm 2019.

Từ năm 2021 đến năm 2023, “Báo cáo công tác chính phủ” do ĐCSTQ ban hành đã đặt ra các mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần lần lượt là 6%, 5,5% và 5%.”

Ông Pelson nói rằng hậu quả của tất cả những điều này là các khoản đầu tư ngày càng có khả năng bị rút khỏi Trung Quốc và chuyển sang các nước khác như Ấn Độ, Việt Nam và Philippines.

Ông nói, “Ấn Độ cuối cùng cũng nhận ra cơ hội này. Bạn có một quốc gia đông dân hơn Trung Quốc. Họ có dân số có trình độ học vấn, nói tiếng Anh, điều có thể không quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế giới, nhưng chắc chắn là [quan trọng] đối với các nhà đầu tư Mỹ. Và tiếng Anh thực sự vẫn là ngôn ngữ kinh doanh của thế giới”.

Theo ông Pelson, vẫn còn rất nhiều người Ấn Độ chưa gia nhập tầng lớp trung lưu của đất nước dân chủ này và họ muốn có việc làm trong ngành điện tử, nhà máy lắp ráp hoặc công nghiệp - những cơ hội gắn liền hơn với những bước đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại.

Ông nói, “Tất nhiên, bạn có Việt Nam, quốc gia háo hức góp mặt, bạn có Philippines. Và đa phần, đây là những quốc gia không có mối quan hệ chặt chẽ, thân thiết với Trung Quốc. Tôi nghĩ họ không thích gì hơn là bắt đầu lấy một số thứ đó ra khỏi chiếc đĩa của Trung Quốc và đặt lên đĩa của mình”.

Nguồn: Trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét