Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Saudi Arabia phê chuẩn gia nhập Tổ chức HT Thượng Hải

Haha, việc Saudi Arabia phê chuẩn gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là đòn đau đối với Mỹ. Ai cũng biết trước kia Saudi Arabia và Israel là hai nước tuyệt đối trung thành với Mỹ, vậy mà giờ đây cả hai nước này đều tỏ ra không muốn nghe lời Mỹ. Saudi Arabia còn tìm cách bỏ Mỹ chạy sang khối Trung - Nga, hôm nay đã chính thức phê chuẩn gia nhập Tổ chức do Trung - Nga lãnh đạo. Saudi Arabia là nước lớn, diện tích 2,15 triệu km2; dân số 33,4 triệu người, là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ nhì và trữ lượng khí đốt lớn thứ 6 toàn cầu..., được Ngân hàng Thế giới phân loại là một nền kinh tế có thu nhập rất cao với chỉ số phát triển con người (HDI) cũng ở mức rất cao... Nghe nói Thổ Nhĩ Kỳ còn có ý định ra khỏi NATO và cũng muốn sớm gia nhập khối Trung - Nga. Ngoài ra còn nhiều nước khác cũng có ý định như vậy. Theo wiki, chỉ với 8 nước hiện nay (chưa tính Iran tham gia vào ngày 15 tháng 9 năm 2022), về phạm vi địa lý và dân số, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã là tổ chức khu vực lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% diện tích Eurasia, 40% dân số thế giới và hơn 30% GDP toàn cầu. Nếu thêm hơn 20 quốc gia nữa đang có ý định gia nhập thì rõ ràng là một đối trọng quá mạnh so với Mỹ và nhất là so với châu Âu già cỗi và bệnh hoạn vì quá tham lam. Đúng là tức nước vỡ bờ. Mỹ và phương Tây tham lam quá đã đẩy các đồng minh truyền thống của mình sang phía Trung - Nga.
Saudi Arabia phê chuẩn gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
1. Hôm 29/3, nội các Saudi Arabia đã thông qua quyết định gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong bối cảnh Riyadh đang tăng cường xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài với Trung Quốc. Theo Reuters trích dẫn hãng thông tấn nhà nước SPA ngày 29/3, Saudi Arabia đã thông qua một biên bản ghi nhớ liên quan đến việc trao cho quốc gia này tư cách đối tác đối thoại trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Samarkand, Uzbekistan ngày 16/9/2022. Ảnh: Sputnik

Là một liên minh chính trị và an ninh của các quốc gia trên khắp lục địa Á – Âu, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được thành lập vào năm 2001 bởi Nga, Trung Quốc và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á. Dọc theo quá trình phát triển, SCO được mở rộng với sự tham gia của nhiều quốc gia khác như Ấn Độ và Pakistan. Mục tiêu của tổ chức này là nhằm đóng một vai trò lớn hơn, đặc biệt là đối trọng với ảnh hưởng của các quốc gia phương Tây trong khu vực.

Theo Global Times, SCO hiện bao gồm 8 quốc gia thành viên (Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Pakistan, Tajikistan và Uzbekistan), 4 quốc gia quan sát viên quan tâm đến việc gia nhập tư cách thành viên đầy đủ (Afghanistan, Belarus, Iran và Mông Cổ) và 6 “đối tác đối thoại” (Armenia, Azerbaijan, Campuchia, Nepal, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ).

Tính tới hiện tại, một loạt các quốc gia trong khu vực Trung Đông là đồng minh của Mỹ như Ai Cập, Qatar và Saudi Arabia đã được cấp quy chế đối tác đối thoại trong SCO. Trong khi đó, các nước Bahrain, Kuwait, Maldives, Myanmar và UAE cũng bắt đầu thủ tục để được cấp quy chế trên.

Nguồn tin từ Reuters cho biết việc gia nhập SCO được lãnh đạo Trung Quốc và Saudi Arabia thảo luận trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Riyadh hồi tháng 12/2022. Ngoài ra, nguồn tin này cũng cho biết tư cách đối tác đối thoại sẽ là bước đầu tiên trong tổ chức trước khi quốc gia này được cấp tư cách thành viên đầy đủ trong trung hạn.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng được củng cố giữa Riyadh và Bắc Kinh trong khoảng thời gian gần đây. Hôm 28/3, gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco đã huy động khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD vào Trung Quốc sau khi hoàn tất một liên doanh đã được lên kế hoạch ở phía đông bắc Trung Quốc và mua cổ phần trong một tập đoàn hóa dầu do tư nhân kiểm soát.

Trong cùng ngày, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã có cuộc điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman Al Saud. Cuộc nói chuyện này bao gồm nhiều chủ đề, đặc biệt là mối quan hệ chiến lược giữa 2 quốc gia và về việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở Trung Đông, ví dụ như việc hỗ trợ Riyadh và Damascus phát triển “tình láng giềng tốt đẹp”.

Tuy nhiên, mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Saudi Arabia và Trung Quốc đang làm dấy lên một số lo ngại về vấn đề an ninh tại Mỹ. Trong một tuyên bố, Washington cho biết những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng trên toàn thế giới sẽ không thay đổi chính sách của Mỹ đối với Trung Đông. Đồng thời, chính phủ Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục là một đối tác tích cực trong khu vực.

Ở một diễn biến khác, theo hãng thông tấn TASS đưa tin hồi tháng 12/2022, các quốc gia thuộc SCO đang có kế hoạch tổ chức "cuộc tập trận chống khủng bố" chung ở vùng Chelyabinsk của Nga. Thời gian dự kiến cho sự kiện này sẽ vào tháng 8/2023.

2. Số quốc gia muốn gia nhập BRICS, SCO bùng nổ trong năm 2022

27/02/2023 Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết trong năm 2022, số lượng các quốc gia muốn tham gia nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã tăng lên khoảng 20 quốc gia.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2019 tại Brasilia, Brazil. Ảnh: AFP

“Đáng chú ý, số lượng các quốc gia muốn trở thành thành viên của nhóm BRICS - liên minh các nền kinh tế mới nổi gồm 5 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi và SCO đã tăng lên đáng kể trong 2 năm qua, bao gồm cả trong năm đầu tiên Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hiện tại, có khoảng 20 quốc gia muốn gia nhập hai tổ chức này”, hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov ngày 27/2 cho biết.

Theo nhà ngoại giao cấp cao của Nga, những quốc gia này bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Indonesia, Argentina, Mexico và một số quốc gia châu Phi. Ông nhấn mạnh đây đều là những quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực của họ.

Ông Lavrov cho rằng danh sách các quốc gia muốn gia nhập BRICS và SCO cho thấy sự thất bại trong nỗ lực cô lập Nga của phương Tây.

“Thấu hiểu tình hình quốc tế hiện nay là quá trình địa chính trị kiến tạo đã thúc đẩy các quốc gia này đoàn kết với đất nước mà họ coi là cùng chí hướng. Và ở đây, chúng tôi có cơ hội lớn để tương tác với các đối tác của mình”, ông Lavrov nói.

Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 40% dân số thế giới. Hồi tháng 5, Trung Quốc cho biết nước này muốn mở rộng khối kinh tế BRICS.

Trong khi đó, SCO được thành lập vào năm 2001 bởi Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Năm 2017, Ấn Độ và Pakistan chính thức trở thành thành viên.

Về phần mình, Nga coi vai trò ngày càng tăng của các khối như SCO và BRICS là biện pháp đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

“Chúng ta đang nói về những quốc gia chiếm 80% dân số thế giới. Đó là lý do tại sao không có chuyện cô lập Nga”, Ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố vào tháng 7/2022.

NGÂN HÀ
https://mekongasean.vn/saudi-arabia-phe-chuan-gia-nhap-to-chuc-hop-tac-thuong-hai-post19698.html
https://baotintuc.vn/the-gioi/so-quoc-gia-muon-gia-nhap-brics-sco-bung-no-trong-nam-2022-20230227171737576.htm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét