Nhật Bản: Tốc độ già hóa dân số tăng chóng mặt
Ben Zhao • Sean Tseng • 17/03/23 - Giới chuyên gia chỉ ra, 10 năm tiếp theo sẽ vô cùng trọng yếu đối với Nhật Bản trong việc giải quyết khủng hoảng già hóa dân số. Theo dữ liệu của bộ Y tế Nhật Bản, tỷ lệ sinh năm 2022 của nước này đạt mức thấp kỷ lục.1. Dân số liên tục suy giảm
Theo thống kê hôm 28/2 của bộ Y tế, Lao động, và Phúc lợi Nhật Bản, số em bé được sinh ra ở Nhật vào năm 2022 chỉ chưa tới 800.000, giảm 5,1% so với năm 2021. Năm 2022 là năm thứ bảy liên tiếp Nhật bản ghi nhận dân số giảm, tỷ lệ sinh đạt ngưỡng thấp nhất trong lịch sử Nhật Bản từ trước tới nay.
Viện nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia Nhật Bản từng dự đoán, số ca sinh hàng năm của quốc gia này sẽ không giảm xuống dưới 800.000 trước năm 2030. Có thể thấy, tốc độ già hóa dân số của Nhật đã bị đẩy nhanh 8 năm.
Giới chuyên gia cho rằng 10 năm tiếp theo sẽ là cơ hội cuối cùng để Nhật Bản có thể chặn đứng tốc độ già hoá dân số đang lao dốc không phanh.
Trong phiên họp Quốc hội ngày 23/1/2023, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ sự lo lắng sâu sắc cho tương lai của Nhật Bản, và kêu gọi chính phủ Nhật hãy tạo ra một “Xã hội kinh tế lấy trẻ em làm gốc".
“Tỷ lệ sinh chính là nhân tố then chốt quyết định sự tồn vong của xã hội Nhật Bản chúng ta. Việc tập trung tối đa nguồn lực để phát triển các chính sách nâng cao tỷ lệ sinh và nuôi dạy trẻ em đã vô cùng cấp bách, không thể trì hoãn thêm nữa", trích lời ông Kishida.
2. Đau đầu với bài toán suy giảm dân số
Bộ Nội Vụ Nhật Bản cho hay, trong 15 năm trở lại đây, dân số Nhật Bản liên tục giảm với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Cụ thể, tổng dân số Nhật Bản năm 2021 đã giảm 5,1% (khoảng 640.000 người) so với năm 2020.
Ngoài tỷ suất sinh thấp, vấn đề dân số già ở Nhật Bản cũng vô cùng nhức nhối. Dữ liệu của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy vào tháng 10/2019, trong tổng số 126,17 triệu người Nhật, thì có tới 28,4% là người cao tuổi. Theo dự đoán của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, tổng dân số nước này vào năm 2050 sẽ chỉ còn chưa đến 100 triệu người.
Nhìn “tấm gương” Nhật Bản, nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới không khỏi cảm thấy hoang mang trước vấn nạn suy giảm dân số.
Một bài báo trên tờ Japan Times viết rằng, vào năm 1989, Nhật Bản đã từng trải qua một cuộc đại khủng hoảng mức sinh, với tổng tỷ suất sinh (TFR) thấp kỷ lục 1,57. Nhật Bản gọi đây là sự kiện “Cú sốc 1,57” (1.57 Shock).
Tổng tỷ suất sinh (TFR) là số con còn sống mà một người phụ nữ có thể sinh ra trong đời.
3. “Cú sốc 1,57” đã khiến Nhật Bản bàng hoàng.
Kể từ đó cho đến nay, chính phủ Nhật Bản đã liên tiếp ban hành nhiều chính sách khác nhau, nhằm giúp đỡ người dân cân bằng giữa việc đi làm và nuôi dạy con cái. Ngoài ra, để khuyến khích người dân sinh thêm con, Nhật Bản cũng đưa ra các chế độ phúc lợi như “trợ cấp sinh con” và “trợ cấp nuôi con nhỏ". Song, dường như những chính sách trên vẫn là không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế của những gia đình phải chăm sóc con nhỏ, và những người trẻ ở Nhật vẫn vô cùng “lười” kết hôn, “lười” sinh con.
Ông Yamada Masahiro là một nhà xã hội học, kiêm một giáo sư ở trường đại học Chuo, Tokyo. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về vấn đề dân số của Nhật Bản, ông Masahiro đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Tại sao các biện pháp đối phó với tình trạng giảm sinh của Nhật Bản lại thất bại?”.
Cuốn sách cho rằng vấn đề nằm ở “các biện pháp hỗ trợ của chính phủ thiên vị phụ nữ học vấn cao và người lao động chính thức ở các thành phố lớn, bỏ qua nhu cầu của những người lao động phi chính thức và phụ nữ sống ở khu vực ngoại thành”.
Bộ Nội Vụ Nhật Bản cho hay, trong 15 năm trở lại đây, dân số Nhật Bản liên tục giảm với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Cụ thể, tổng dân số Nhật Bản năm 2021 đã giảm 5,1% (khoảng 640.000 người) so với năm 2020.
Ngoài tỷ suất sinh thấp, vấn đề dân số già ở Nhật Bản cũng vô cùng nhức nhối. Dữ liệu của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy vào tháng 10/2019, trong tổng số 126,17 triệu người Nhật, thì có tới 28,4% là người cao tuổi. Theo dự đoán của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, tổng dân số nước này vào năm 2050 sẽ chỉ còn chưa đến 100 triệu người.
Nhìn “tấm gương” Nhật Bản, nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới không khỏi cảm thấy hoang mang trước vấn nạn suy giảm dân số.
Một bài báo trên tờ Japan Times viết rằng, vào năm 1989, Nhật Bản đã từng trải qua một cuộc đại khủng hoảng mức sinh, với tổng tỷ suất sinh (TFR) thấp kỷ lục 1,57. Nhật Bản gọi đây là sự kiện “Cú sốc 1,57” (1.57 Shock).
Tổng tỷ suất sinh (TFR) là số con còn sống mà một người phụ nữ có thể sinh ra trong đời.
3. “Cú sốc 1,57” đã khiến Nhật Bản bàng hoàng.
Kể từ đó cho đến nay, chính phủ Nhật Bản đã liên tiếp ban hành nhiều chính sách khác nhau, nhằm giúp đỡ người dân cân bằng giữa việc đi làm và nuôi dạy con cái. Ngoài ra, để khuyến khích người dân sinh thêm con, Nhật Bản cũng đưa ra các chế độ phúc lợi như “trợ cấp sinh con” và “trợ cấp nuôi con nhỏ". Song, dường như những chính sách trên vẫn là không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế của những gia đình phải chăm sóc con nhỏ, và những người trẻ ở Nhật vẫn vô cùng “lười” kết hôn, “lười” sinh con.
Ông Yamada Masahiro là một nhà xã hội học, kiêm một giáo sư ở trường đại học Chuo, Tokyo. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về vấn đề dân số của Nhật Bản, ông Masahiro đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Tại sao các biện pháp đối phó với tình trạng giảm sinh của Nhật Bản lại thất bại?”.
Cuốn sách cho rằng vấn đề nằm ở “các biện pháp hỗ trợ của chính phủ thiên vị phụ nữ học vấn cao và người lao động chính thức ở các thành phố lớn, bỏ qua nhu cầu của những người lao động phi chính thức và phụ nữ sống ở khu vực ngoại thành”.
4. Gánh nặng đến từ suy thoái dân số
Dân số già và chi phí an sinh xã hội ngày càng tăng đang trở thành gánh nặng cho hệ thống phúc lợi xã hội của Nhật Bản.
Hồi cuối tháng 12/2022, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã phê duyệt ngân sách 862 tỷ USD cho tài khóa năm 2023; trong đó có 277,6 tỷ USD là dành cho các chi phí phúc lợi và an sinh xã hội. Đây là ngân sách có giá trị cao nhất từ trước đến nay của Nhật Bản, đồng thời, chi phí an sinh xã hội cũng đạt ngưỡng cao kỷ lục.
Văn phòng Nội các Nhật Bản cũng cho hay, tình trạng dân số già còn khiến cho sức tiêu thụ giảm, dẫn đến nền kinh tế bị thu hẹp, và các lợi ích kinh tế tương đương cũng sụt giảm theo.
Theo Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), trong khoảng thời gian từ năm 1993 - 2018, dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đã giảm từ 87 triệu xuống còn 75,3 triệu. Nền kinh tế Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động trầm trọng.
“Dân số già cùng tỷ lệ sinh thấp dẫn đến tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm một cách đáng báo động. Dân số già cũng làm cho chi phí dành cho quỹ lương hưu và chăm sóc sức khỏe bị ‘đội’ lên mức cao. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển của quốc gia và sự bền vững ngân sách của nhà nước Nhật Bản”, trích báo cáo năm 2019 của AMRO.
Tổng tỷ suất sinh của Nhật Bản đã giảm liên tục trong vòng 6 năm. Năm 2016, tỷ suất sinh là 1,42. Cho đến tháng 6/2022, con số này chỉ còn 1,3.
Theo Cục Thống kê Nhật Bản, dân số Nhật Bản hiện đang là 125 triệu người, và được dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 102 triệu người vào năm 2050.
Dân số già và chi phí an sinh xã hội ngày càng tăng đang trở thành gánh nặng cho hệ thống phúc lợi xã hội của Nhật Bản.
Hồi cuối tháng 12/2022, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã phê duyệt ngân sách 862 tỷ USD cho tài khóa năm 2023; trong đó có 277,6 tỷ USD là dành cho các chi phí phúc lợi và an sinh xã hội. Đây là ngân sách có giá trị cao nhất từ trước đến nay của Nhật Bản, đồng thời, chi phí an sinh xã hội cũng đạt ngưỡng cao kỷ lục.
Văn phòng Nội các Nhật Bản cũng cho hay, tình trạng dân số già còn khiến cho sức tiêu thụ giảm, dẫn đến nền kinh tế bị thu hẹp, và các lợi ích kinh tế tương đương cũng sụt giảm theo.
Theo Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), trong khoảng thời gian từ năm 1993 - 2018, dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đã giảm từ 87 triệu xuống còn 75,3 triệu. Nền kinh tế Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động trầm trọng.
“Dân số già cùng tỷ lệ sinh thấp dẫn đến tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm một cách đáng báo động. Dân số già cũng làm cho chi phí dành cho quỹ lương hưu và chăm sóc sức khỏe bị ‘đội’ lên mức cao. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển của quốc gia và sự bền vững ngân sách của nhà nước Nhật Bản”, trích báo cáo năm 2019 của AMRO.
Tổng tỷ suất sinh của Nhật Bản đã giảm liên tục trong vòng 6 năm. Năm 2016, tỷ suất sinh là 1,42. Cho đến tháng 6/2022, con số này chỉ còn 1,3.
Theo Cục Thống kê Nhật Bản, dân số Nhật Bản hiện đang là 125 triệu người, và được dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 102 triệu người vào năm 2050.
5. Tiếp nhận lao động nước ngoài
Để đối phó với tình trạng suy giảm dân số, nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách nhập cư. Dù là quốc gia có tốc độ suy giảm và già hóa dân số nhanh nhất thế giới, Nhật Bản đã từng không mấy cởi mở với việc nhập cư, và áp dụng những điều luật nhập cư vô cùng khắt khe.
Tuy nhiên gần đây, để tạo điều kiện cho các công ty thu hút nhân lực nước ngoài có trình độ, Nhật Bản đã phải nới lỏng các chính sách nhập cư, đẩy nhanh quá trình cấp thẻ thường trú cho nhân công làm việc ở những địa phương ngoài đô thị.
Năm 2022, chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi hệ thống chấm điểm hồ sơ của người lao động nước ngoài dựa trên thu nhập hằng năm, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, theo tạp chí Nikkei Asia. Đặc biệt, lao động làm việc tại các địa phương ngoài đô thị sẽ được cộng điểm.
Trước đây, thời gian lưu trú bắt buộc tại Nhật Bản để nhận được thẻ thường trú là 10 năm liên tiếp. Nhưng kể từ tháng 4/2017, thời gian này đã được rút ngắn xuống còn 3 năm đối với những hồ sơ có tổng điểm đạt 70 và được đánh giá là có 'chuyên môn cao'. Đối với người được 80 điểm thì được chỉ cần 1 năm là có thể nhập tịch.
Ai đã nhập tịch thành công sẽ được bảo lãnh người thân như cha mẹ, vợ chồng, người giúp việc sang sinh sống tại Nhật; vợ hoặc chồng của người đã nhập tịch sẽ được phép đi làm ở Nhật.
Để đối phó với tình trạng suy giảm dân số, nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách nhập cư. Dù là quốc gia có tốc độ suy giảm và già hóa dân số nhanh nhất thế giới, Nhật Bản đã từng không mấy cởi mở với việc nhập cư, và áp dụng những điều luật nhập cư vô cùng khắt khe.
Tuy nhiên gần đây, để tạo điều kiện cho các công ty thu hút nhân lực nước ngoài có trình độ, Nhật Bản đã phải nới lỏng các chính sách nhập cư, đẩy nhanh quá trình cấp thẻ thường trú cho nhân công làm việc ở những địa phương ngoài đô thị.
Năm 2022, chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi hệ thống chấm điểm hồ sơ của người lao động nước ngoài dựa trên thu nhập hằng năm, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, theo tạp chí Nikkei Asia. Đặc biệt, lao động làm việc tại các địa phương ngoài đô thị sẽ được cộng điểm.
Trước đây, thời gian lưu trú bắt buộc tại Nhật Bản để nhận được thẻ thường trú là 10 năm liên tiếp. Nhưng kể từ tháng 4/2017, thời gian này đã được rút ngắn xuống còn 3 năm đối với những hồ sơ có tổng điểm đạt 70 và được đánh giá là có 'chuyên môn cao'. Đối với người được 80 điểm thì được chỉ cần 1 năm là có thể nhập tịch.
Ai đã nhập tịch thành công sẽ được bảo lãnh người thân như cha mẹ, vợ chồng, người giúp việc sang sinh sống tại Nhật; vợ hoặc chồng của người đã nhập tịch sẽ được phép đi làm ở Nhật.
Nhật Bản vốn là một quốc gia khép kín. Song để đối mặt với áp lực nặng nề đến từ tình trạng già hóa dân số, suy giảm nguồn lao động, Nhật Bản cần phải mở cửa biên giới và tiếp nhận người nhập cư.
Cũng theo bài báo của Nikkei Asia, tới cuối năm 2021, số lượng lao động nước ngoài được Nhật Bản cấp chứng chỉ chuyên môn cao là 31.451 người, và con số này vẫn tiếp tục tăng bất chấp đại dịch COVID-19.
Theo số liệu tính tới cuối năm 2020, Trung Quốc là nước có số người được cấp chứng chỉ chuyên môn này đông nhất - chiếm khoảng 70%, tiếp theo là Ấn Độ chiếm 6% và Mỹ 5%.
6. Thời điểm quan trọng
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhanh nhất trên thế giới. Việc đóng cửa biên giới trong suốt đại dịch COVID-19 đã khiến lượng lao động của nước này bị thu hẹp nhanh chóng hơn.
Trong suốt một thập kỷ qua, Nhật Bản đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để thu hút lao động nước ngoài nhưng hầu như không mang lại kết quả đáng kể.
Một tài liệu năm 2016 chỉ ra rằng, chính phủ Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ sinh lên “1,8” để đảo ngược tình trạng suy giảm dân số.
Trả lời phỏng vấn với báo Yomiuri Shimbun, Phó giáo sư xã hội học tại Đại học Kyoto Shibata Haruka cho biết, 10 năm tới sẽ là cơ hội cuối cùng để Nhật Bản tự cứu lấy mình trước vấn nạn giảm tỷ lệ sinh. Đây là thời điểm những người phụ nữ thuộc thế hệ 1990 - 1999 bước vào độ tuổi sinh nở.
Ông nhấn mạnh rằng “Cải thiện tỷ lệ sinh là một quá trình dài, và chính phủ Nhật Bản phải áp dụng những biện pháp cấp thiết, chẳng hạn như đảm bảo việc làm lâu dài cho phụ nữ”.
Ngày 15/2 vừa qua, Thủ tướng Fumio Kishida đã cam kết “tăng gấp đôi” ngân sách của Nhật Bản dành cho “quỹ hỗ trợ tài chính gia đình” để người dân có thể an tâm sinh và nuôi dạy con. Danh mục này bao gồm các khoản trợ cấp nuôi dạy trẻ.
Ông Kishida nói thêm, rằng ngân sách cho “quỹ hỗ trợ tài chính gia đình” của tài khóa tính đến tháng 3/2021 là khoảng 78,5 tỷ USD. Tăng gấp đôi có nghĩa Nhật Bản sẽ đầu tư khoảng 157 tỷ USD cho quỹ này. Tuy nhiên, ông Kishida không chia sẻ cụ thể về việc chính phủ Nhật làm thế nào để đảm bảo ngân sách bổ sung nói trên.
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhanh nhất trên thế giới. Việc đóng cửa biên giới trong suốt đại dịch COVID-19 đã khiến lượng lao động của nước này bị thu hẹp nhanh chóng hơn.
Trong suốt một thập kỷ qua, Nhật Bản đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để thu hút lao động nước ngoài nhưng hầu như không mang lại kết quả đáng kể.
Một tài liệu năm 2016 chỉ ra rằng, chính phủ Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ sinh lên “1,8” để đảo ngược tình trạng suy giảm dân số.
Trả lời phỏng vấn với báo Yomiuri Shimbun, Phó giáo sư xã hội học tại Đại học Kyoto Shibata Haruka cho biết, 10 năm tới sẽ là cơ hội cuối cùng để Nhật Bản tự cứu lấy mình trước vấn nạn giảm tỷ lệ sinh. Đây là thời điểm những người phụ nữ thuộc thế hệ 1990 - 1999 bước vào độ tuổi sinh nở.
Ông nhấn mạnh rằng “Cải thiện tỷ lệ sinh là một quá trình dài, và chính phủ Nhật Bản phải áp dụng những biện pháp cấp thiết, chẳng hạn như đảm bảo việc làm lâu dài cho phụ nữ”.
Ngày 15/2 vừa qua, Thủ tướng Fumio Kishida đã cam kết “tăng gấp đôi” ngân sách của Nhật Bản dành cho “quỹ hỗ trợ tài chính gia đình” để người dân có thể an tâm sinh và nuôi dạy con. Danh mục này bao gồm các khoản trợ cấp nuôi dạy trẻ.
Ông Kishida nói thêm, rằng ngân sách cho “quỹ hỗ trợ tài chính gia đình” của tài khóa tính đến tháng 3/2021 là khoảng 78,5 tỷ USD. Tăng gấp đôi có nghĩa Nhật Bản sẽ đầu tư khoảng 157 tỷ USD cho quỹ này. Tuy nhiên, ông Kishida không chia sẻ cụ thể về việc chính phủ Nhật làm thế nào để đảm bảo ngân sách bổ sung nói trên.
nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét