Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

Quần thể người tái sinh đông nhất ở Trung Quốc

Quần thể người tái sinh đông nhất ở Trung Quốc
‘Người tái sinh’ là người mà sau khi qua đời, linh hồn của họ lại một lần nữa chuyển thế đầu thai. Hàng tỷ sinh mệnh có luân hồi chuyển thế, thế gian mới có thể sinh sinh bất diệt, loài người mới có thể sinh sôi không ngừng. ‘Người tái sinh’ rốt cuộc chỉ là lời truyền miệng trong dân gian, hay là mê tín tôn giáo, hay thực sự có chuyện như vậy? Tại sao tới nay khoa học vẫn chưa thể đưa ra một lời giải thích thấu triệt?

1. 
‘Người tái sinh’ 
‘Người tái sinh’ là người mà sau khi qua đời, linh hồn của họ lại một lần nữa chuyển thế đầu thai. Sau khi được đầu thai lại, người tái sinh không chỉ nhớ được họ tên đời trước của mình, biết nhà ở đâu, cha mẹ là ai, mà còn có thể kể lại đời trước bản thân đã chết như thế nào.

Ở huyện Thông Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc có một ngôi làng của người dân tộc Động. Nơi đây từng nổi tiếng gần xa vì xuất hiện người tái sinh. Ngay từ năm 2015 đã có không ít ký giả và nhà khoa học tới ngôi làng này để tìm hiểu sự việc rốt ráo ra sao. Thế nhưng, thời gian trôi đi, người ta cũng không còn cảm thấy huyền bí về những người tái sinh này nữa, ngược lại còn cho rằng đó là trò lừa bịp. Tại sao lại như vậy?

Theo thống kê, hiện tượng người tái sinh có cả trường hợp là cá nhân chuyển sinh đơn lẻ, hoặc quần thể người cùng chuyển sinh. Hiện tượng quần thể người tái sinh lớn nhất trên thế giới xuất hiện ở huyện tự trị dân tộc Động Thông Đạo, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị một số câu chuyện về người tái sinh, cũng như mạn phép chia sẻ góc nhìn cá nhân về hiện tượng này.

2. Đường Giang Sơn chuyển thế

Ngày 27 tháng 12 năm 2013, chuyên mục Phật giáo trên trang Mạng Phượng Hoàng (ifeng) của Trung Quốc dẫn nguồn bài viết từ một tờ báo địa phương tên là Đông Phương nữ giới, đưa tin về một người chuyển sinh ở đảo Hải Nam tên là Đường Giang Sơn. Đây có lẽ là bài viết sớm nhất về người tái sinh xuất hiện trên truyền thông chính thống Trung Quốc.

Ngày 21 tháng 11 năm 1976, một cậu bé được sinh ra ở thôn Bất Ma, thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Cha cậu bé tên là Đường Sùng Tiến, mẹ tên là Lâm Thuận Lưu, họ đặt tên cho con là Đường Giang Sơn.

Bài báo đăng ngày 27 tháng 12 năm 2013 trong chuyên mục Phật giáo trên trang Mạng Phượng Hoàng (ifeng) của Trung Quốc về người tái sinh Đường Giang Sơn (nam thanh niên mặc áo trắng bên trái). (Ảnh chụp màn hình)

Vào một buổi trưa năm 1979, khi cả nhà đang ngồi ăn cơm, Đường Giang Sơn khi ấy 3 tuổi đột nhiên nói với cha mẹ và chị gái rằng: “Đời trước con tên là Trần Minh Đạo, nhà ở thôn Hoàng Ngọc, thị trấn Tân Anh, huyện Đam (địa danh này cũng thuộc đảo Hải Nam), gần một bến tàu. Con gọi cha là ‘bố Tam’”.

Cả nhà họ Đường làm sao tin nổi lời của cậu bé, họ cho rằng cậu đang nói linh tinh nên cũng chẳng ai quan tâm. Đường Giang Sơn dự cảm được rằng người mẹ đời trước đã không còn trên đời, người cha vẫn còn nhưng đang phải sống cảnh cô độc, hai người chị gái và hai người em gái đều đã đi lấy chồng. Cậu cảm nhận được người cha trong đời trước đang sống rất khó khăn, liền một lòng muốn đi tìm lại ông.

Đến khi Đường Giang Sơn 5 tuổi, một hôm có một người phụ nữ ở thị trấn Tân Anh mang hàng tới thôn Bất Ma buôn bán. Cậu nghe thấy người phụ nữ nói giọng huyện Đam thì cũng dùng giọng huyện Đam để nói chuyện với bà: “Con là người Tân Anh, nhà ở thôn Hoàng Ngọc, xin bà hãy đưa con về thôn Hoàng Ngọc”.

Người phụ nữ cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng bà cũng không đưa cậu đi. Đường Giang Sơn cứ đuổi theo bà đến tận cổng thôn Bất Ma.

Năm Đường Giang Sơn 6 tuổi, cậu xin người cha trong đời này là Đường Sùng Tiến đưa cậu đến thôn Hoàng Ngọc ở huyện Đam để tìm lại người cha đời trước. Nhưng Đường Sùng Tiến không tin, ông còn mắng cậu: “Con có biết đường đi không mà đòi?”.

“Con biết” - Đường Giang Sơn đáp. Nhưng Đường Sùng Tiến vẫn không chịu đưa cậu đi. Đường Giang Sơn vô cùng buồn bã, không ăn không uống, cả ngày trốn trong phòng khóc, cậu cũng không nói chuyện với cha mẹ.

Mấy ngày sau, cuối cùng Đường Sùng Tiến cũng mềm lòng. Sau khi bàn bạc với các già làng, ông đã đưa Đường Giang Sơn tới thôn Hoàng Ngọc ở trấn Tân Anh. Trên đường, không phải Đường Sùng Tiến đưa con đi, mà ngược lại là Đường Giang Sơn dẫn cha đi.

Nơi Đường Giang Sơn sinh ra trong đời này cách ngôi nhà trong đời trước 160 km. Trên cả hành trình, Đường Giang Sơn không cần hỏi đường đi mà vô cùng thuận lợi tới thôn Hoàng Ngọc. Đặc biệt là, con đường núi dẫn vào thôn Hoàng Ngọc rất quanh co nhưng cậu không hề bị lạc.

Ảnh chụp màn hình quãng đường từ thôn Bất Ma (Bumo cun) đến thôn Hoàng Ngọc (Huangyu cun) trên Google Map.

Vừa vào cửa đã nhìn thấy một ông lão tóc bạc, cậu liền dùng giọng huyện Đam mà gọi “bố Tam”.

Ông lão tên là Trần Tán Anh. Một tiếng ‘bố Tam’ này khiến ông kinh ngạc đến ngẩn người. Bởi vì trừ con cái ra, không có ai gọi ông như vậy.

Trông thấy vẻ nghi hoặc của người cha đời trước, Đường Giang Sơn vội vàng giải thích: “Con là con trai đời trước của bố – Trần Minh Đạo, giờ con đã chuyển sinh tới thôn Đông Phương”.

Để chứng minh cho câu nói trên, Đường Giang Sơn đã đi quanh phòng một vòng và chỉ rõ đâu là căn phòng của mình trong đời trước, đời trước cậu thích chơi cái gì, rồi trước khi “bố Tam” đi ngủ ông có thói quen gì, v.v. Khi nhìn thấy bài vị của Trần Minh Đạo ở trong nhà, Đường Giang Sơn nói: “Con trở về rồi, về sau đừng đặt bài vị ở đây nữa”.

Sau khi nghe Đường Giang Sơn giải thích một hồi, cuối cùng Trần Tán Anh cũng tin rằng, đứa trẻ trước mặt mình chính là cậu con trai Trần Minh Đạo đã mất nhiều năm về trước. Ông ôm chầm lấy cậu và khóc lớn, thế rồi hai cha con nhận lại nhau.

Di ảnh của "Vương Minh Đạo", người được cho là đời trước của Đường Giang Sơn. (Ảnh chụp màn hình)

Tin tức “Trần Minh Đạo” trở về thôn ngay lập tức được truyền rộng. Người dân trong làng kéo nhau tới nhà họ Trần xem thực hư ra sao. Các chị em của Trần Minh Đạo cũng tức tốc trở về. Đường Giang Sơn nhận ra rất nhiều người trong nhà và bà con hàng xóm, cậu cũng biết nên gọi họ thế nào. Thậm chí việc hồi nhỏ từng đi bắt cá với ai, từng trộm táo nhà ai, cậu cũng có thể nói rõ.

Từ đó, Đường Giang Sơn và Trần Tán Anh xác nhận lại mối quan hệ cha con. Người cha đời này của cậu – Đường Sùng Tiến cũng thấy rằng không thể làm trái ý Trời nên không nỡ ngăn trở, ông đã đồng ý cho hai gia đình qua lại. Ông thường cùng Đường Giang Sơn tới thôn Hoàng Ngọc để thăm Trần Tán Anh.

Tuy nhiên, một câu chuyện nhận lại người thân cảm động như vậy lại bị tờ Nhân dân Nhật báo của chính quyền Trung Quốc phủ định và “bác bỏ tin đồn” vào năm 2002. Nhân dân Nhật báo đăng tải bài viết với tiêu đề “Giải đáp bí mật về ‘kỳ nhân chuyển thế’ ở Hải Nam” và nói rằng, câu chuyện của Đường Giang Sơn là bịa đặt.

Bài báo viết: Thôn dân ở Bất Ma đặt nghi vấn, sao Đường Giang Sơn nhỏ tuổi vậy mà lại có thể nói giọng huyện Đam với người phụ nữ đến từ huyện Đam kia. Rất có thể là Đường Giang Sơn đã học cách nói đó từ người phụ nữ. Kể cả những điều đã trải qua ở đời trước cũng là người phụ nữ đó nói cho cậu nghe. Người phụ nữ làm như vậy, rất có thể là muốn thông qua cuộc nhận cha của Đường Giang Sơn để “giải oan” cho Trần Minh Đạo. Nghe nói, Trần Minh Đạo đã bị hại chết trong thời Cách mạng Văn hóa.

Vậy rốt cuộc thì Đường Giang Sơn có nói dối hay không? Trước tiên chúng ta hãy đọc tiếp câu chuyện dưới đây.

3. Đời trước đời này của Thạch Sảng Nhân

Bà Thạch Sảng Nhân sống trong một ngôi nhà dựng bên sông ở Lũy Dương Trại, xã Bình Dương, huyện tự trị dân tộc Đồng Thông Đạo, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam.

Cách nơi ở của bà chưa tới 200 mét là sông Đô Lũy – con sông chính chảy qua xã Bình Dương. Những người trong thôn đều sống ở mạn phía Bắc của sông Đô Lũy, chỉ có ngôi nhà của bà là cô quạnh bên sông. Trong tiếng nước chảy róc rách, ngôi nhà toát lên vẻ vừa yên tĩnh lại vừa huyền bí.

Ngày 8 tháng 6 năm 2015, khi ấy bà đã hơn 50 tuổi, đang ngồi trong nhà đợi phóng viên của tờ Tân Kinh Báo (The Beijing News) đến phỏng vấn. Sau đó bà vừa dùng lòng bàn tay ấn quả dương mai trên mâm, vừa nói với phóng viên rằng: Bà là người chuyển thế đầu thai, kiếp trước bà tên là Diêu Gia An, sinh năm 1936. Trong đời này, khi 2 tuổi, bà bị ngã từ trên lầu xuống, lúc đứng dậy liền nhớ được rằng kiếp trước mình tên là Diêu Gia An, từ đó liền khôi phục ký ức của đời trước.

Ảnh chụp màn hình bài báo về bà Thạch Sảng Nhân trên tờ Báo Nhân dân của Trung Quốc đăng ngày 27/7/2017.

Thạch Sảng Nhân là một người phụ nữ dân tộc Động điển hình. Bà chưa từng được đi học ở trường dạy tiếng Hán nhưng lại có thể nói Hán ngữ, còn nói được rất tốt, bà cũng biết viết chữ Hán. Bà nói, bản thân biết tiếng Hán là do nhớ lại từ kiếp trước. Bà không những nhớ được họ tên, nơi sinh, địa chỉ nhà trong đời trước, ngay cả nguyên nhân và chi tiết quá trình tử vong trong kiếp trước, bà cũng có thể kể lại vô cùng rõ ràng.

Vào một ngày tháng 5 năm 1960, Diêu Gia An khi đó 24 tuổi đi ra đồng trồng đỗ, khi trở về cô rửa chân bên hồ cá và bị cảm. Cô sốt cao không hạ, ba ngày sau thì qua đời.

Ba năm sau, cô đã đầu thai ở Lũy Dương Trại và trở thành Thạch Sảng Nhân của hiện tại.

Theo thống kê điều tra của cơ quan văn hóa xã Bình Dương, tại xã này có hơn 110 người đã tự kể lại câu chuyện đầu thai tái sinh của chính mình như bà Thạch Sảng Nhân. Hiện đây là quần thể người chuyển sinh lớn nhất, tập trung nhất mà thế giới từng biết đến.

Câu chuyện về người Động chuyển sinh chắc hẳn sẽ không bị nghi ngờ như câu chuyện của Đường Giang Sơn. Bởi vì lần này, các nhà khoa học đã điều tra kỹ lưỡng và đánh giá thực nghiệm.

Mời quý độc giả xem video về bà Thạch Sảng Nhân và ngôi làng có nhiều người tái sinh nhất Trung Quốc tại đây.

4. Giải mật về người tái sinh

Vì muốn giải khai được bí mật này, Giáo sư Hoàng Tấn của Đại học Trung Nam ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đã tới xã Bình Dương hơn chục lần. Ông đã dùng phương pháp thôi miên và máy phát hiện nói dối để quan sát và đánh giá những người tái sinh ở đây.

Khi tiến hành thôi miên, ông cố ý chọn thời gian buổi tối, khi âm khí rất nặng, và còn ghi hình lại. Phóng viên của tờ Tân Kinh Báo đã xem lại những thước phim về buổi thôi miên này, dưới ánh hoàng hôn, một người tái sinh ở độ tuổi thiếu niên đã chìm vào thôi miên chỉ sau 5 phút. Lúc này, Giáo sư Hoàng Tấn bắt đầu đặt câu hỏi, người thiếu niên dùng tiếng của người Động để kể về câu chuyện đời trước của mình. Máy phát hiện nói dối hiện lên cho thấy, người này xác thực không hề nói dối.

Giáo sư Hoàng Tấn của Đại học Trung Nam ở tỉnh Hồ Nam đã tới xã Bình Dương nhiều lần và dùng phương pháp thôi miên để tìm hiểu về người tái sinh. (Pixabay)

Tuy vậy, Giáo sư Hoàng vẫn chưa đưa ra kết luận dứt khoát về sự tồn tại của người tái sinh, mà ông lại nói lấp lửng rằng: Hiện tượng người tái sinh tồn tại phổ biến trên thế giới, chỉ là ở xã Bình Dương có sự tập trung số lượng lớn. Trước đây, trình độ khoa học chưa phát triển nên thuyết về luân hồi chuyển thế mới được con người tiếp nhận rộng rãi. Thế nhưng, hiện tượng tái sinh ở Bình Dương cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của dân tộc học, xã hội học, và khoa học hiện đại để giải thích.

Cuối cùng, tuy quần thể người tái sinh lớn nhất này đã được khoa học chứng thực là không nói dối, nhưng lại vẫn không nhận được một lời giải thích hợp lý từ khoa học.

5. Vậy rốt cuộc thì đâu là chân tướng?

‘Khoa học’ không khoa học

Luân hồi chuyển thế là một chủ đề thường được thảo luận sôi nổi.

Phần lớn mọi người cho rằng, khoa học là thông qua thực nghiệm để có được dữ liệu, rồi lại thông qua dữ liệu để nghiên cứu hiện thực và phát hiện quy luật; còn đầu thai chuyển thế không phải là hiện thực khách quan cho nên nó không nằm trong phạm trù nghiên cứu của khoa học.

Thế nhưng, cách nói này dường như lại đang đi ngược lại với hiện thực khách quan. Bởi vì cuộc kiểm tra nói dối và thực nghiệm thôi miên của Giáo sư Hoàng đã chứng thực rằng, người tái sinh thực sự không nói dối. Cũng là nói, những trải nghiệm của người tái sinh là chân thực. Vậy thì tại sao các nhà khoa học lại không phát hiện ra hiện thực khách quan này và quy luật đằng sau những dữ liệu ấy?

Có người nói rằng, khoa học là phải hiển hiện rõ ràng, là hiện tượng vật chất, còn chuyển sinh đầu thai lại là thứ bị che kín trong mê. Giống như hiện tại khoa học nghiên cứu về vật chất, có neutron, nguyên tử… nhưng cũng đang tìm tòi về vật chất tối (Dark Matter).

Từ góc nhìn của chúng tôi, nếu muốn nói rõ về luân hồi chuyển thế thì có hai vấn đề cần phải nắm rõ, một là lượng tử, hai là linh hồn.


Vậy "lượng tử" là gì?

Khái niệm “lượng tử” nghe có vẻ rất xa vời, nhưng nếu dùng những lời đơn giản để cắt nghĩa thì sẽ thấy nó rất dễ hiểu.

Lượng tử là gì? Khi ta phân tách, chia nhỏ một hạt (hạt vật lý, còn gọi là ‘lạp tử’, tiếng Anh là 'particle') thành đơn vị nhỏ nhất không thể tiếp tục phân tách nữa, thì đơn vị không thể phân tách được nữa kia chính là lượng tử. Các đơn vị từ vi mô như phân tử, nguyên tử, v.v. cho đến cả vĩ mô như hành tinh, thiên hà, v.v. đều được gọi là hạt (lạp tử).

Trên thực tế, hiện nay “lượng tử” vẫn chỉ là một khái niệm về mặt lý thuyết, chứ khoa học kỹ thuật của con người vẫn chưa có cách nào phân tách được các hạt (lạp tử) thành lượng tử.

Cái gọi là “vật lý lượng tử” chính là nghiên cứu quy luật vận động của hạt (lạp tử) trong thế giới vật chất, ví như nguyên tử, phân tử, hạt nhân nguyên tử, v.v. vận động thế nào.

Vậy thì, nếu đưa khái niệm vật lý lượng tử này áp dụng lên thân thể người, ta sẽ thấy một điều rất thú vị. Giống như con búp bê Matryoshka (búp bê lồng vào nhau) của Nga, con nhỏ nằm trong con lớn hơn. Kỳ thực, nếu dùng vật lý lượng tử để miêu tả kết cấu thân thể người thì cũng giống con búp bê này. Hạt (lạp tử) nhỏ nằm trong hạt (lạp tử) lớn hơn.

Búp bê Nga được xếp thành dãy. 

Hạt (lạp tử) ngoài cùng của thân thể người là tế bào, cấu thành tế bào là phân tử, cấu thành phân tử là nguyên tử, cứ như vậy có thể phân giải tiếp tục đến vô cùng, mãi cho tới lạp tử cơ bản nhất – lượng tử. Cũng là nói, hạt 'tế bào' cấu thành nhục thân bề mặt mà mắt người nhìn thấy, hạt 'phân tử' cũng lại cấu thành một tầng thân thể, hạt 'nguyên tử' cũng lại cấu thành một tầng thân thể… và các tầng thân thể này xếp lồng vào nhau như con búp bê Nga.

Khi nhục thân trong không gian ba chiều này chết đi, chỉ có tầng thân thể do tế bào cấu thành bị tiêu vong.

Sau đây chỉ cần xác định một vấn đề nữa là có thể luận chứng về tính khoa học của linh hồn chuyển thế. Vấn đề này chính là, rốt cuộc con người có linh hồn hay không?

Nếu như con người có linh hồn, vậy thì những nghiên cứu tìm tòi của nhân loại từ cổ chí kim về sinh mệnh đều trở thành vô nghĩa, nhưng con người chưa bao giờ ngừng tìm hiểu về vấn đề này, và tới nay vẫn đang tìm kiếm không mệt mỏi về nguồn gốc của loài người. Thế nên, mới xuất hiện nhiều thuyết sáng thế như vậy.

Cũng là nói, bất kể là khoa học có thể chứng minh sự tồn tại của linh hồn hay không, trong sâu thẳm ý thức con người đều thừa nhận sự tồn tại này. 

Nếu linh hồn tồn tại thì lại đặt ra một nghi vấn khác: Linh hồn tồn tại ở đâu trong thân thể con người?

Nếu trả lời được câu hỏi này, vậy vấn đề luân hồi chuyển sinh cũng có thể dễ dàng giải đáp.

Nhà y học kiêm nhà triết học sống ở thời La Mã cổ Claude Galien (129–200) đã giải phẫu thân thể và trở thành người đầu tiên đưa ra khái niệm “thể tùng quả”. Ông cho rằng, thể tùng quả chính là nơi cư trú của linh hồn con người.

Nhà y học Claude Galien là người đầu tiên đưa ra khái niệm về "thể tùng quả". 

Sau đó, nhà toán học kiêm triết gia nổi tiếng người Pháp René Descartes (1596–1650) đã phát triển lý luận của Galien tới trình độ cao nhất. Ông cho rằng, thể tùng quả chính là ngai vàng của linh hồn con người.

Chân dung nhà toán học kiêm triết gia nổi tiếng người Pháp René Descartes. (Miền công cộng)

Đạo gia gọi thể tùng quả của con người là “Thiên Mục” (mắt trời), còn Phật gia gọi đó là “Thức Hải” (biển tri thức/nhận thức). Các nhà khoa học cho rằng, đây là cánh cổng thời-không (thời gian và không gian) kết nối với thời-không ở tầng cao hơn.

Tới nay, Giáo sư người Đài Loan Lý Tự Sầm (Lee Si-chen) đã thông qua thực nghiệm khoa học chứng thực được rằng, ngón tay có thể nhận biết chữ – một loại công năng đặc dị. Vậy liệu điều này có phải nói rằng ngai vàng của linh hồn có thể tự do di chuyển trong thân thể người?

Từ thực chứng giải phẫu của nhà y học Galien cùng luận chứng logic của nhà toán học Descartes đã chỉ ra rằng, linh hồn trú ngụ tại thể tùng quả của thân thể người. Tuy đây chưa phải là một lý luận khoa học được giới chủ lưu phương Tây thừa nhận, nhưng luận chứng khoa học này đã được con người tiếp nhận rộng rãi.

Cũng là nói, cấu thành nên hạt (lạp tử) của linh hồn nhất định sẽ vi tế hơn phân tử – hạt (lạp tử) cấu thành thời-không ba chiều mà con người nhận thức được. Thế nên linh hồn mới có thể cư ngụ ở bên trong thể tùng quả do phân tử cấu thành này.

Do đó, khi nhục thân trong không gian ba chiều này chết đi, linh hồn cũng rời khỏi nơi trú ngụ của nó và tìm nơi ở mới. Tìm một nơi ở mới cũng tức là tiến nhập vào một nhục thân mới. Ở thời-không ba chiều này mà nhìn thì chính là linh hồn được chuyển sinh.

Ở đây chúng tôi muốn nói rõ, rất nhiều người cho rằng những điều mà các nhà triết học nghiên cứu đều là siêu hình, nó khác với khoa học. Kỳ thực, có rất nhiều nhà triết học đều từng là nhà khoa học, Galien cũng vậy, Descartes cũng vậy.

Một nhà khoa học chân chính sẽ tuyệt đối không bao giờ phủ định những điều có khả năng xảy ra hoặc tồn tại trong các lĩnh vực mà họ chưa biết, cũng sẽ không giới hạn bản thân mình trong những lĩnh vực nghiên cứu đã được giải đáp trước đó.

Quay trở lại với Giáo sư Hoàng Tấn ở Trung Quốc, tuy thực nghiệm khoa học của ông rõ ràng đã chứng minh được rằng, người tái sinh không nói dối, cũng bằng như nói người tái sinh chính là linh hồn chuyển sinh, nhưng cuối cùng ông vẫn không thể dùng sự thực này để bảo vệ tinh thần khoa học của mình. Ở một quốc gia bị quản chế như vậy, bị thuyết vô Thần khống chế như thế, phản ứng như vậy cũng là dễ hiểu.

Phân tích đến đây, chúng ta thấy rằng lại nổi lên một vấn đề khác thâm sâu hơn: Rốt cuộc thì linh hồn đến từ đâu? Do cái gì cấu thành? Vi tế tới mức độ nào?

Câu hỏi này xin được để lại cho các nhà khoa học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét